Triệu Chứng Mất Khứu Giác, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Chào bác sĩ, tôi tên là An, 30 tuổi. Khoảng 3 tuần nay tôi bị giảm cảm nhận về mùi, càng ngày càng rõ rệt. Tôi không biết mình đang gặp phải tình trạng gì và nên làm như thế nào. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
Chào bạn An, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin được hồi đáp. Qua mô tả, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng mất khứu giác. Trước tiên, bạn cần hiểu rõ về tình trạng mình đang mắc phải là gì, một số thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.
1. Mất khứu giác là gì?
2. Nguyên nhân gây mất khứu giác
3. Tác hại của chứng mất khứu giác
4. Chẩn đoán chứng mất khứu giác
5. Điều trị mất khứu giác
6. Bác sĩ điều trị
1. Mất khứu giác là gì?
Chứng mất khứu giác (tên tiếng Anh là Anosmia) là sự giảm hoặc mất hoàn toàn cảm nhận mùi. Sự mất cảm nhận mùi này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. Các tình trạng thông thường kích thích niêm mạc mũi như dị ứng hoặc cảm cúm có thể làm mất khứu giác tạm thời. Một số tình trạng nghiêm trọng khác ảnh hưởng đến não hoặc thần kinh như u não hoặc chấn thương đầu có thể làm mất khứu giác vĩnh viễn. Lão hoá cũng có thể gây mất khứu giác.
Mất khứu giác không nghiêm trọng nhưng có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sống. Người mắc chứng mất khứu giác sẽ không thưởng thức được thức ăn, có thể gây chán ăn, dẫn đến sụt cân hay suy dinh dưỡng. Mất khứu giác cũng có thể gây khủng hoảng vì bệnh nhân mất khả năng ngửi hoặc nếm thức ăn ưa thích.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng mất khứu giác
Chứng mất khứu giác thường do sưng nề hoặc nghẹt mũi ngăn cản mùi hương lên được mũi. Chứng mất khứu giác đôi khi cũng xảy ra do các vấn đề liên quan đến hệ thống truyền tín hiệu từ mũi đến não bộ.
Một số nguyên nhân chính gây chứng mất khứu giác là:
Kích thích niêm mạc mũi
Gây ra do:
- Viêm xoang
- Cảm cúm
- Hút thuốc lá
- Cúm do virus
- Các loại dị ứng (viêm mũi dị ứng)
- Nghẹt mũi mạn tính không do dị ứng (viêm mũi không dị ứng)
Cảm cúm là nguyên nhân thường nhất gây chứng giảm hoặc mất khứu giác tạm thời. Trong những trường hợp này, khứu giác có thể tự phục hồi.
Tắc nghẹt đường mũi
Mất khứu giác có thể do tắc nghẽn vật lý đường thông khí đến mũi, ví dụ như:
- U
- Polyp mũi
- Bất thường xương hay vách ngăn mũi
Bất thường trong xương hay vách ngăn mũi là một nguyên nhân gây mất khứu giác
Tổn thương não hoặc thần kinh
Các thụ thể trong mũi làm nhiệm vụ gửi thông tin qua dây thần kinh đến não. Mất khứu giác có thể xảy ra nếu bất cứ đoạn nào trên đường dẫn truyền bị tổn thương. Có rất nhiều tình trạng có thể gây tổn thương bao gồm:
- Tuổi già
- Bệnh Alzheimer
- U não
- Bệnh Huntington
- Bệnh nội tiết
- Nhược giáp
- Thuốc, bao gồm kháng sinh và thuốc điều trị tăng huyết áp
- Đa xơ cứng bì
- Bệnh Parkinson
- Tâm thần phân liệt
- Bệnh động kinh
- Bệnh đái tháo đường
- Tiếp xúc với hoá chất gây bỏng bên trong mũi
- Chấn thương đầu hoặc não
- Phẫu thuật não
- Rối loạn dinh dưỡng
- Xạ trị
- Nghiện rượu
- Bị tai biến mạch máu não
Một số trường hợp hiếm gặp là bị mất khứu giác ngay từ khi sinh ra do nguyên nhân di truyền. Đây gọi là chứng mất khứu giác bẩm sinh.
3. Tác hại của chứng mất khứu giác
Bệnh nhân mắc chứng mất khứu giác do không cảm nhận được mùi của thức ăn nên có thể chán ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Bệnh nhân nên có thiết bị báo cháy trong nhà, cẩn thận với thực phẩm dự trữ và sử dụng gas vì họ khó phát hiện thức ăn ôi thiu hoặc thoát hơi gas.
Một số biện pháp để phòng tránh như:
- Dán nhãn thực phẩm với ghi chú ngày hết hạn.
- Đọc nhãn các hoá chất nhà bếp như nước tẩy rửa hay bình xịt côn trùng
- Dùng các thiết bị bằng điện.
4. Chẩn đoán chứng mất khứu giác
Rất khó để đánh giá mức độ suy giảm khứu giác. Bác sỹ có thể hỏi bạn về triệu chứng hiện tại, khám mũi, khám toàn thân và tiền căn bệnh lý.
Bác sỹ có thể hỏi về thời điểm bắt đầu mất khứu giác, khó ngửi tất cả hay một số mùi, có kèm mất vị giác hay không. Tuỳ vào tình trạng của bạn mà bác sỹ có thể chỉ định một vài kiểm tra, xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Công thức máu
- Tốc độ máu lắng
- Xét nghiệm đường huyết, ure huyết
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
- Nồng độ kháng thể kháng nhân
- Sinh thiết niêm mạc khứu giác
- Nội soi mũi
- CT scan, MRI
5. Phương pháp điều trị triệu chứng mất khứu giác
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu mất khứu giác là do cảm cúm, dị ứng hoặc viêm xoang, khứu giác thường sẽ tự phục hồi sau vài ngày. Nên đến khám bác sỹ nếu khứu giác vẫn chưa phục hồi khi các triệu chứng cảm hoặc dị ứng đã thoái lui.
Điều trị chứng mất khứu giác do tổn thương niêm mạc mũi bao gồm:
- Chống nghẹt mũi, phù nề
- Kháng Histamines
- Steroid dạng xịt mũi
- Kháng sinh, chống nhiễm khuẩn
- Giảm tiếp xúc các yếu tố kích thích niêm mạc mũi hoặc dị ứng.
- Cai thuốc lá
Mất khứu giác gây ra do tắc nghẹt có thể xử trí bằng lấy vật gây tắc. Xử trí có thể bao gồm phẫu thuật cắt polyps mũi, phẫu thuật làm thẳng vách ngăn hoặc làm sạch xoang mũi.
Người già dễ bị mất khứu giác vĩnh viễn. Hiện chưa có điều trị với các trường hợp mất khứu giác bẩm sinh.
Bạn An thân mến, trong trường hợp bạn không bị cảm cúm hay dị ứng mà vẫn bị suy giảm khứu giác thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Bệnh Mất Khứu Giác
-
Các Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Mất Khứu Giác Và Cách Xử Lý | Medlatec
-
Mất Khứu Giác: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bị Mất Khứu Giác Là Gì? | Vinmec
-
Anosmia - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Mất Khứu Giác: Nguyên Nhân, Triệu Trứng, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Chứng Mất Khứu Giác, Vị Giác ở Bệnh Nhân COVID-19 - Bộ Y Tế
-
Vì Sao Bệnh Nhân COVID-19 Bị Mất Khứu Giác?
-
Điểm Mặt Những Nguyên Nhân Gây Mất Khứu Giác đột Ngột Không Do ...
-
Mất Khứu Giác Do COVID-19 Có Liên Quan đến Tổn Thương Não
-
Ù Tai Mất Khứu Giác: Bệnh Lý Không Thể Chủ Quan
-
Rối Loạn Chức Năng Khứu Giác Trên Bệnh Nhân Covid-19
-
Mất Khứu Giác Hậu Nhiễm Covid-19 - Chẩn đoán Và Điều Trị
-
Rối Loạn Khứu Giác Hậu COVID-19: Khi Nào Có Thể Hồi Phục
-
Rối Loạn Khứu Giác: Bệnh Lý Thường Gặp ở Người Cao Tuổi - YouMed