Triệu Chứng Mất Ngủ Buồn Nôn Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? | TCI Hospital

Mất ngủ buồn nôn có thể chỉ là triệu chứng đơn thuần xảy ra do những căng thẳng về mặt tinh thần nhưng cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, xuất huyết não… ở người bệnh.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Các bệnh lý gây buồn nôn mất ngủ
    • 1.1 Rối loạn tuần hoàn máu não gây mất ngủ buồn nôn
    • 1.2 Hạ đường huyết
    • 1.3 Hội chứng đau nửa đầu migraine
    • 1.4 Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể
    • 1.5 Mất ngủ buồn nôn xuất hiện do chứng rối loạn tiền đình
    • 1.7 Rối loạn tâm thần
    • 1.6 Yếu tố bệnh lý khác
  • 2. Nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn
  • 3. Tình trạng buồn nôn mất ngủ có nguy hiểm không?
  • 4. Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn

1. Các bệnh lý gây buồn nôn mất ngủ

Chứng mất ngủ, buồn nôn thường xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này phải kể đến đó là:

1.1 Rối loạn tuần hoàn máu não gây mất ngủ buồn nôn

Đây là hiện tượng não bị thiếu oxy và dưỡng chất nuôi não, dẫn đến các triệu chứng thường gặp như: buồn nôn, khó ngủ, đau đầu, ù tai… Bệnh lý này thường diễn ra chủ yếu ở đối tượng người cao tuổi, người ít vận động hoặc người làm việc văn phòng và khiến chức năng tuần hoàn máu suy giảm.

1.2 Hạ đường huyết

Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cũng đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu hạ xuống thấp. Từ đó sẽ gây ra tình trạng đau đầu, tim đập nhanh, ù tai, chóng mặt, mất ngủ và buồn nôn.

1.3 Hội chứng đau nửa đầu migraine

Những cơn đau nửa đầu kéo dài từ 7 – 72 giờ đồng hồ thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, khó ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động… Đặc biệt, sau khi phát bệnh, người bệnh có nguy cơ đối mặt với các hiện tượng chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và mất ngủ.

1.4 Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể

Tình trạng suy giảm nội tiết tố dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái trằn trọc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc… Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, dẫn đến các triệu chứng chán ăn và buồn nôn. Hiện tượng này thường biểu hiện rõ nhất ở đối tượng phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.

1.5 Mất ngủ buồn nôn xuất hiện do chứng rối loạn tiền đình

Mất ngủ có thể kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, không giữ được thăng bằng, buồn nôn và nôn… đều là những dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tiền đình.

1.7 Rối loạn tâm thần

Chứng rối loạn lo âu, căng thẳng quá mức hay cảm xúc hưng phấn diễn ra trong một giai đoạn nhất định đều gây ra những kích thích ở hệ thần kinh. Đây chính là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn nôn, khó ngủ, giật mình, tỉnh giấc nửa đêm.

1.6 Yếu tố bệnh lý khác

Theo các chuyên gia, các triệu chứng buồn nôn, chán ăn và mất ngủ cũng có thể là dấu hiệu cơ bản của các bệnh lý quai bị, zona, thủy đậu, Parkinson…

Nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn ở người bệnh

Não bị thiếu oxy và dưỡng chất có thể gây ra tình trạng đau đầu, buồn nôn, mất ngủ…

2. Nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn

Bệnh mất ngủ, buồn nôn thường có các triệu chứng rất dễ nhận biết. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài cho tới khi có các biện pháp khắc phục. Trong đó, các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

– Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ buổi đêm

– Ngủ không sâu giấc, giật mình, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, hay mộng mị

– Cơ thể lờ đờ, mệt mỏi, uể oải vào buổi sáng thức dậy

– Thức dậy từ rất sớm, trong khi thời gian ngủ buổi tối thường ít hơn 5 tiếng mỗi ngày

– Chán ăn và có cảm giác sợ mùi thức ăn, buồn nôn sau khi ăn

– Xuất hiện chóng mặt kèm theo buồn nôn khi ngủ, đặc biệt là khi mới thức giấc hoặc thay đổi tư thế đột ngột

Nhận biết các triệu chứng mất ngủ và buồn nôn

Người bệnh cảm thấy trằn trọc khó ngủ, ngủ không sâu, giật mình tỉnh dậy nhiều lần trong đêm

3. Tình trạng buồn nôn mất ngủ có nguy hiểm không?

Hiện tượng buồn nôn, khó ngủ nếu xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Khi đó, cơ thể có nguy cơ phải đối mặt với những mối nguy hiểm như:

– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức, ngất xỉu

– Sụt cân nhanh chóng do cơ thể không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, buồn nôn, dễ nổi mụn, da bị lão hóa…

– Suy giảm trí nhớ, mất tập trung làm ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và lao động

– Tinh thần không ổn định, dễ cáu gắt, nổi nóng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí còn tiến triển thành bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời

– Suy giảm hệ miễn dịch nhanh chóng, tạo điều kiện lý tưởng để các bệnh lý nguy hiểm khởi phát và gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não…

Đặc biệt, chứng buồn nôn mất ngủ nếu kéo dài có thể dẫn tới rối loạn tiền đình. Do vậy, người bệnh cần đi thăm khám bác sĩ Nội thần kinh ngay khi thấy tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục, đi kèm theo các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu triền miên.

Đối với trường hợp bệnh nặng, người bệnh còn gặp khó khăn trong việc đứng dậy do cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Điều đáng nói, tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, stress nặng nề.

4. Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn

Để điều trị chứng buồn nôn mất ngủ, người bệnh cần kết hợp giữa việc tuân thủ phác đồ điều trị cùng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Một số lưu ý dành cho người bị buồn nôn mất ngủ đó là:

– Tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, hạn chế thức khuya

– Nên ngủ trưa khoảng 20 – 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn

– Ngâm chân bằng nước ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn

– Không nên ăn tối quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi ngủ

– Nên đi ngủ sau bữa ăn ít nhất từ 1 – 2 giờ để tránh tình trạng trào ngược, đau dạ dày gây khó ngủ, mất ngủ

– Vận động thể dục đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm giảm căng thẳng hệ thần kinh và mang lại giấc ngủ chất lượng

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, ăn nhiều thực phẩm tốt cho hệ thần kinh như rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu protein…

– Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, trà, cà phê, thuốc lá…

– Không nên làm việc quá sức, tránh để tinh thần căng thẳng hay lo lắng diễn ra trong thời gian dài

Phương pháp cải thiện chứng mất ngủ buồn nôn

Thường xuyên vận động giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ, buồn nôn hiệu quả

Mất ngủ buồn nôn là triệu chứng thường gặp khi cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc rối loạn tinh thần. Tuy nhiên tình trạng này nếu kéo dài và kèm theo các triệu chứng của bệnh lý khác, người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán, tư vấn và xử lý kịp thời.

Từ khóa » đau đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Mất Ngủ