Triệu Chứng Sau Khi Tháo Bột
Có thể bạn quan tâm
Sau khi bó bột một thời gian, phần xương sẽ liền lại và lúc đó sẽ đến thời điểm chúng ta tháo bột. Nhưng sau khi tháo bột bệnh nhân lại gặp phải triệu chứng sau khi tháo bột. Vậy liệu những triệu chứng đó có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không, và sau khi tháo bột bạn cần kiêng những việc gì? Hãy cùng bài viết tìm hiểu để có thêm kiến thức cho bản thân nhé!
Cùng tìm hiểu bó bột là gì?
Bó bột là một trong các thủ thuật y tế giúp bệnh nhân bị gãy xảy, sẽ cố định vùng bị tổn thương lại. Các y bác sĩ sẽ dùng các miếng bột thạch cao và băng gạc để bao quanh vị trí mà bạn bị chấn thương lại. Điều này sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa được các mảnh xương bị lệch đầu xương gãy bị xê dịch. Ngoài ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể tái tạo lại vùng xương bị tổn thương, giúp quá trình tái tạo lại xương diễn ra thuận lợi hơn.
Hiện nay có các loại bột dùng cố định vết thương gồm:
- Bột làm từ thạch cao (loại bột thông thường, dễ thấm nước).
- Bột làm từ nhựa và sợi thủy tinh (bột nhẹ và không thấm nước).
- Bột rạch dọc (sử dụng trong giai đoạn sưng nề).
- Bột tròn kín (sử dụng khi đã trải qua giai đoạn sưng nề).
- Nẹp bột (sử dụng khi bạn có dấu hiệu sưng nề quá nhiều).
Vì sao lại cần bó bột sau khi gãy xương?
Bó bột sẽ giúp phần chấn thương được bảo vệ triệt để nhưng đổi lại phần tay đó sẽ bất động. Việc bất động này sẽ giúp phần xương, khớp được vững chắc hơn trong quá trình sinh hoạt. Bó bột giúp phần xương bị gãy trục. Điều này sẽ thích hợp theo cách giải phẫu thông thường. Từ đó sẽ giúp phần xương bị gãy được định hình lại đúng với hình dạng thích hợp nhất. Từ đó khi vết thương lành thì bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt hình thường.
Ngoài giúp cố định vùng bị tổn thương, bó bột còn làm giúp bệnh nhân giảm cơn đau do bị chấn thương. Bởi bó bột sẽ ngăn cản được những tác động ngoại cảnh vào vùng tổn thương. Giúp phần mô sẽ không bị quá căng tức trong quá trình di chuyển hoặc sinh hoạt thường ngày.
Quy trình bó bột
Để hiểu rõ hơn về quy trình bó bột, các bạn hãy theo dõi ngay dưới đây:
Trước khi tiến hành bó bột
Trước khi tiến hành bó bột bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám để nhằm hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra. Người bệnh sẽ được đo huyết áp, đo mạch đập, kiểm tra dấu hiệu của máu, nhịp thở và kiểm tra chi giác của bệnh nhân còn ổn định hay không. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được kiểm tra thêm về:
- Rối loạn cơ tròn để phòng chống tổn thương vùng tủy (gãy cột sống)
- Kiểm tra tổn thương phối hợp.
- Kiểm tra các tổn thương các các vùng khác như: Sọ, vùng ngực, bụng và tiết niệu.
- Kiểm tra xem ở các vùng hay chi tiết khác có bị tổn thương hay không.
Trong khi thực hiện quy trình bó bột
Trước khi thực hiện quá trình bó bột, vùng bị tổn thương sẽ được băng thun với tất lót bó bột. Sau khi vùng tổn thương được lót bởi một lớp đệm làm bằng bông hoặc một chất liệu có tính mềm mại khác được cố định vùng tổn thương lại. Việc này sẽ nhằm tăng cường bảo vệ được phần biểu bì và tạo được sự đàn hồi, hỗ trợ trong quá trình phục hồi.
Bó bột bằng thạch cao sẽ có dạng là dải băng gạc hoặc dạng cuốn được làm ẩm trước đó và quấn quanh lớp đệm. Vật liệu thạch cao sẽ được làm từ loại vải muslin. Đã được xử lý quả bằng tinh bột hoặc canxi sulfate hoặc dextrose. Ngoài ra vật liệu sợi thủy tinh cũng sẽ có dạng cuộn và được làm ẩm từ trước.
Sau khi thực hiện quá trình bó bột
Sau khi đã thực hiện xong quá trình bó bột, lúc này bột sẽ bắt đầu khô lại từ 15 – 20 phút. Đồng thời nhiệt độ của cơ thể qua da có thể khiến thạch cao khô vì có những phản ứng hóa học xảy ra. Nhưng để lớp bột có thể cứng lại hoàn toàn sẽ mất từ 1 – 2 ngày. Trong thời gian này người bệnh cần thận trọng vì thạch cao có thể xảy ra tình trạng nứt, vỡ. Sau khi lớp thạch cao đã khô lại sẽ có vẻ mịn màng và màu trắng. Còn đối với bó bột bằng chất liệu sợi thủy tinh, lớp bột sau khi khô lại sẽ trở nên thô ráp hơn.
Bó bột sẽ duy trì trong khoảng thời gian bao lâu?
Thời gian bó bột sẽ phụ thuộc vào thời gian mà vết thương cũng như phần mô mồm xung quanh khi nào sẽ lành. Ngoài ra còn sẽ phụ thuộc vào vị trí của vừng xương bị gãy, mức độ gãy có nặng hay không, tình trạng thể chất cũng như bệnh lý đi kèm của bệnh nhân. Vì vậy thời gian bó bột cũng sẽ khác nhau. Đối với những bệnh nhân có sức khỏe tốt thì chỉ cần 4 – 8 tuần vết thương đã lành đối với chi bên trên. Với chi bên dưới sẽ là 8 – 12 tuần.
Đây chỉ là số liệu để các bạn tham khảo thêm, mau khỏi hay không tùy thuộc vào cơ địa và chất dinh dưỡng trong quá trình dưỡng bệnh. Để chắc chắn có thể tháo bột được hay không các bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chụp X-quang để kiểm tra. Khi thấy tình hình của bạn đã ổn thì sẽ thực hiện tháo bột.
Các triệu chứng sau khi tháo bột thường gặp
Triệu chứng sau khi tháo bột là một trong những nỗi lo của bệnh nhân, bởi vì sau khi gãy xương và tiến hành bó bột thì chắc chắn phần xương bị gãy đó sẽ khó có thể lành lặn như ban đầu. Vậy các triệu chứng thường gặp sau khi bó bột gồm:
Phần tay, chân bị bó bột nhỏ hơn phần tay còn lại.
Chắc chắn sau khi tháo bột đây là tình trạng chung chúng ta đều có thể quan sát được. Vùng chi bị bó bột sẽ nhỏ hơn với phần chi còn lại. Nhưng đừng quá lo lắng sau thời gian thì chi của bạn sẽ trở lại như ban đầu thôi.
Phần chi bị phù nề sau khi tháo bột.
Nhiều bệnh nhân sau khi tháo bột thấy chân của mình có tình trạng phù mềm, khi ấn vào sẽ thấy lõm xuống, hoặc có thể cảm thấy phù nóng, vết thương đỏ và gây đau. Nếu bạn gặp trường hợp này có là đã gặp phải tình trạng viêm mô tế bào hoặc viêm các khớp cổ chân, khớp gối sau chấn thương. Tình trạng này xảy ra do phần tĩnh mạch bị tổn thương do chấn thương ban đầu.
Nếu gặp trường hợp này bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất, đề các bác sĩ có thể tiến hành thăm khám. Và đưa cho bạn những lời khuyên và cách thức chữa khỏi tình trạng này nhé!
Can lệch, khớp giả
Với tình trạng can lệch, khớp giả có lẽ là do kỹ thuật của bác sĩ chưa được tốt trong quá trình chữa trị. Ngoài ra có thể do tuổi tác của bạn hoặc do quá trình ăn uống chưa được khoa học gây ra tình trạng này.
Viêm xương
Viêm xương sẽ diễn ra khi bệnh nhân vị gãy xương, phần xương bị hở sẽ gây ra tình trạng tụ máu, nhiễm trùng, loét mô do tì đè. Có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hai chi không cân nhâu
Có lẽ đây là tình trạng rất hay gặp phải ở những ai có vết thương quá nặng. Bạn nên nhớ vùng xương của bạn nếu bị tổn thương quá nhiều, cho dù có bó bột và thực hiện rất cẩn thận. Nhưng trong quá trình hồi phục cũng sẽ để lại rất nhiều hậu quả như hai chi sẽ không thể bằng nhau được nữa. Sẽ có một chi cao hơn và một chi thấp hơn.
Những cách chăm sóc bệnh nhân trong quá trình mang bột
Để chăm sóc được bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Kê cao vị trí bó bột để tránh được hiện tượng phù nề.
- Học cách gồng cơ trong bột đúng cách và thường xuyên thực hiện. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, teo cơ và xương sẽ chậm lành hơn.
- Hãy cố gắng vận động các vùng cơ thể để quá trình lưu thông máu diễn ra thuận lợi hơn, tránh hiện tượng bị cứng khớp.
- Hãy tránh những áp lực cũng như bị vật nặng đè lên vết thương đang bị bó bột. Đối với chi dưới nếu muốn di chuyển đảm bảo lớp bột đã cứng hoàn toàn.
- Lớp bột cần giữ luôn trong tình trạng khô ráo và sạch sẽ. Tránh tiếp xúc với nước vì có thể làm hỏng bột. Đối với bệnh nhân sử dụng vật liệu bột thủy tinh có thể sử dụng máy sấy tóc để chế độ sấy mát để làm khô bột. Trường hợp không thể làm khô phải đến ngay bệnh viện để xử lý.
- Không được cào, gãi vùng da đang mang bột hoặc dùng vật sắc, nhọn chọc vào. Nhiễm trùng sẽ xảy ra nếu như bạn cố tình thực hiện. Không bôi bất kì loại dưỡng ẩm nào lên vùng da đang bó bột.
- Không tự ý tháo bột khi không có sự cho phép của bác sĩ,.
- Khảm khám theo lịch trình đã hẹn của bác sĩ.
Phục hồi chứng năng trong thời gian bó bột và sau khi đã tháo bột
Có thể được vận động là một trong những điều cần thiết. Kể cả khi đang bó bột hoặc sau khi tháo bột bạn cũng dần vận động nhẹ nhàng. Các bài tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ như: Teo cơ, cứng khớp, giảm sưng cải thiện chức năng đi lại sau này.
Bài tập duy trì sức cơ
Với bài tập này hãy răng sức căng của cơ, tập bài tập co gân, phần khớp nếu còn đau thì nên luyện tập các bài tập căng cơ, khi phần khớp đã đỡ đau sẽ tập các bài co cơ. Nên hỏi bác sĩ cách tập luyện sao cho đúng để không gặp các biến chứng không mong muốn.
Tập đi lại
Tập đi lại hay dùng cho phần chi dưới, dù cho chưa bó bột bạn cũng nên dùng nạng chống đi lại nhẹ nhàng. Cần lưu ý dáng đi thẳng, không cúi nhìn xuống mũi chân mà mắt sẽ nhìn thẳng về phía trước. Hai vai cố để ngang bằng không nên để lệch cao thấp quá nhiều. Sau khi đã tháo bột thì nên đi lại thường xuyên và nhẹ nhàng để chân có thể được vận động đi lại làm quen lại từ đầu.
Các bài tập thông thường
Những bài tập sinh hoạt thông thường cũng nên được sử dụng để chức năng các vùng bị tổn thương sẽ nhanh chóng được phục hồi. Hãy tập cầm, nắm, đi lại, lên xuống cầu thang hay chỉ là tập ngồi xổm sau đó đứng lên. Những bài tập này sẽ giúp bạn không bị khoèo hay thọt. Những bài tập thông thường này nên duy trì từ 6 tháng – 2 năm để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Biện pháp xoa nắn
Xoa nắn cũng là một trong những cách được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên lưu ý nên xoa nắn dùng sức nhẹ nhàng. Kết hợp với những loại dầu xoa bóp vào các phần khớp. Điều này sẽ tránh được hiện tượng xơ cứng khớp, vôi hóa các cạnh của khớp.
Chế độ ăn uống sau khi gãy xương
Ngoài vận động và những bài tập bổ trợ ra bạn cần nên lưu ý đến bồi bổ cho cơ thể của bản thân như:
- Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm có chứa nhiều chất đặc biệt là canxi, magie, kẽm, phốt pho, axit folic,.. Có nhiều trong cá, sữa, thịt bò, trứng, tất cả loại chất này sẽ giúp phần xương mau phục hồi hơn, chắc khỏe hơn.
- Ngoài ra để tăng hệ miễn dịch cho cơ thể cần bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ giàu các nhóm vitamin B6, vitamin B12, vitamin D, vitamin K,…
- Hạn chế những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, trà đặc, nước có gas, socola và những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Những loại thực phẩm này sẽ làm rối loạn khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
- Nếu như bạn cần phẫu thuật trước khi bó bột thì cần chú ý kiêng ăn những loại thực phẩm để lại sẹo như: Gừng, trứng, thịt gà,…
Kết luận
Triệu chứng sau khi tháo bột đã được bài viết bật mí hết với bạn đọc. Vì vậy dù rơi vào trường hợp nào các bạn cũng nên lưu ý giữ gìn bản thân cho thật tốt. Chú ý phải làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Sau khi phục hồi hãy chú ý ăn uống đủ chất, hạn chế làm việc nặng cũng như duy trì lối sống healthy hàng ngày.
Từ khóa » Bó Bột Xong Vẫn đau
-
Tự Phát Hiện Tình Trạng, Bó Bột Càng Sớm Càng Tốt - Báo Tuổi Trẻ
-
Dấu Hiệu Liền Xương Sau Bó Bột - Vinmec
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Chấn ...
-
Biến Chứng Bó Bột - Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình TPHCM
-
Bó Bột Sau Gãy Xương Và Những điều Bạn Cần Lưu ý
-
Những Lưu ý đối Với Bệnh Nhân Sau Bó Bột điều Trị Gãy Xương, Trật ...
-
ThS.BS Nguyễn Văn Mỹ Anh Hướng Dẫn: Chăm Sóc Sau Gãy Xương ...
-
Sau Khi Tháo Bột, đâu Là Dấu Hiệu Nguy Cơ Cần Lưu ý? - PLO - YouTube
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Băng Bó Bột Và Nẹp Bột - Bệnh Viện FV
-
Chăm Sóc Người Bệnh Bó Bột | BvNTP
-
Những điều Cần Lưu ý Sau Khi Bó Bột
-
Bác Sĩ Tư Vấn: Gãy Xương Mác Phải Bó Bột Bao Lâu Thì Lành? - Medlatec
-
Tổng Quan Về Gãy Xương - Chấn Thương; Ngộ độc - MSD Manuals
-
Năm Hiểu Lầm Thường Gặp Về Việc Gãy Xương - BBC News Tiếng Việt
-
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỆNH BÓ BỘT
-
Bó Bột - Cách Chăm Sóc Tại Nhà
-
Gãy Xương Cẳng Chân Bao Lâu Thì Tháo Bột? | TCI Hospital