Triệu Chứng Sốt: Hiểu Như Thế Nào Cho đúng?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Sốt là gì?
- Một số nhầm lẫn thường gặp khi nói về sốt
- Các dấu hiệu gợi ý sốt và tình trạng nhiễm trùng
- Nguyên nhân gây ra sốt là gì*
- Sốt có nguy hiểm không?
- Biến chứng
- Chẩn đoán
- Đo thân nhiệt như thế nào cho đúng cách
- Điều trị dùng thuốc
- Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt tại nhà
- Một số lưu ý sốt ở trẻ
Sốt là một triệu chứng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có những hiểu biết đúng đắn về tình trạng này, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở trẻ nhỏ. Từ xưa đến nay, mọi người còn truyền tai nhau rất nhiều quan niệm sai lầm khiến cho chúng ta trở nên bối rối và không biết nên giải quyết nó như thế nào. Vậy, hiểu sao cho đúng về sốt và làm thế nào khi bị sốt?, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết.
Sốt là gì?
Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể đến mức cao hơn 37,5°C (khi đo ở hậu môn) và 38°C (khi đo ở nách).
Nhiệt độ đo ở miệng thông thường là khoảng 37°C hoặc nhiệt độ hậu môn bình thường là 37,2°C. Các trường hợp nhiệt độ đo được trên mức này đều được coi là tăng. Tuy nhiên, chúng chưa hẳn là một bất thường hay bệnh lý. Bình thường, nhiệt độ cơ thể cũng có thể tăng giảm khác nhau trong suốt cả ngày.
Sốt là phản ứng có lợi, nó đóng vai trò là một trong những biện pháp phòng chống nhiễm trùng tự nhiên của cơ thể chống lại vi sinh vật. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Nếu không được xử trí phù hợp nó có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng.
Chúng ta cũng cần hiểu một điều rằng: Sốt chỉ là một phần của bệnh và xuất hiện bao nhiêu lần thường không quan trọng bằng sự hiện diện của các triệu chứng đi kèm như ớn lạnh, mệt mỏi, ho, đau họng, buồn nôn,…
Một số nhầm lẫn thường gặp khi nói về sốt
Sốt là một triệu chứng khá thường gặp trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với một số tình trạng khác gần giống vậy, chẳng hạn như:
- Tăng thân nhiệt – là một bất thường trong khả năng điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể, trong khi khả năng này ở người bị sốt hoàn toàn bình thường. Chúng có thể bị gây ra bởi các nguyên nhân như: tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao kéo dài, sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng thân nhiệt,…
- Bốc hỏa do thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh- được miêu tả là một cảm giác nóng đột ngột và dữ dội, có thể đi kèm với đổ mồ hôi nhiều, đỏ bừng da và cảm giác châm chích nhưng nhiệt độ cơ thể không có thay đổi giống như sốt.
Các dấu hiệu gợi ý sốt và tình trạng nhiễm trùng
Sốt sẽ khiến một người cảm thấy rất khó chịu. Các dấu hiệu gợi ý tình trạng này bao gồm:
- Rùng mình, run rẩy và ớn lạnh.
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau hốc mắt…
- Da ẩm, nóng, đổ mồ hôi.
- Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực (cảm giác tim đập nhanh và mạnh).
- Cảm thấy uể oải, chóng mặt.
- Ăn không ngon.
Ngoài ra ta cũng có thể để ý thấy các triệu chứng đi kèm mà khi xuất hiện, chúng có khả năng gợi ý nhiễm trùng, như:
- Đau họng, đỏ họng.
- Đau tai, chảy mủ tai.
- Nôn mửa và tiêu chảy,…
* Với nhiệt độ rất cao (> 40°C), co giật, ảo giác hoặc nhầm lẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi bị sốt cao hoặc nếu những triệu chứng này xảy ra.
Nguyên nhân gây ra sốt là gì*
Sốt không phải là bệnh, chúng là một triệu chứng, phổ biến ở hầu hết các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm và viêm dạ dày ruột… là kết quả khi hệ thống miễn dịch của bạn đấu tranh với một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài, bao gồm: vi-rút, vi khuẩn, nấm…
Ngoài ra, các nguyên nhân khác dẫn đến sốt thường gặp có thể kể đến là:
- Rối loạn nội tiết tố.
- Rối loạn tự miễn dịch (bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus và bệnh viêm ruột).
- Tác dụng phụ của thuốc.
- Hội chứng cận ung và ung thư.
*Ở trẻ em, tiêm chủng (như tiêm vắc-xin) hoặc mọc răng có thể gây sốt cấp thấp trong thời gian ngắn.
Sốt có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp sốt đều tự giới hạn và giải quyết bằng điều trị triệu chứng. Ví dụ, sốt liên quan đến cảm lạnh thông thường thường chỉ kéo dài từ hai đến ba ngày. Nếu sốt do cúm, hầu hết các triệu chứng cúm bao gồm sốt sẽ biến mất sau khoảng một tuần.
Tuy nhiên, sốt liên quan đến nhiễm trùng nặng hoặc sốt ở những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương (chẳng hạn như người bị ung thư, người già, trẻ sơ sinh, bệnh nhân HIV / AIDS…), có thể đe dọa tính mạng.
Biến chứng
Mặc dù bị sốt thường rất khó chịu, nhưng bản thân sốt thường ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, sốt cao (> 40°C) hoặc sốt kéo dài có thể dẫn đến:
- Co giật – Một tỷ lệ thấp của tất cả trẻ em và trẻ mới biết đi từ 18 tháng đến 3 tuổi sẽ bị co giật khi bị sốt cao. Chúng thường chỉ gây sợ hãi cho cha mẹ mà không liên quan đến các biến chứng thần kinh lâu dài.
- Ảo giác.
- Mất nước.
*Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị nguyên nhân cơ bản gây sốt trong các tình huống được mô tả ở trên. Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể gây sốt có thể dẫn đến các biến chứng nặng nếu không được điều trị.
Chẩn đoán
Đo thân nhiệt là phương pháp đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để chẩn đoán sốt. Nhiệt độ lớn hơn 38°C ở người lớn hoặc trẻ em (khi đo ở nách) và 37,5°C (khi đo ở hậu môn) được coi là sốt.
Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là xác nhận xem người bệnh có sốt hay không, mà là tìm kiếm được nguyên nhân gây ra sốt là gì? Để làm như vậy, các bác sĩ sẽ cần hỏi thăm kỹ lưỡng về các triệu chứng đi kèm, các đợt bệnh và điều trị trước đây,… Đồng thời với đó là thăm khám toàn diện nhằm tìm kiếm thêm các dấu hiệu gợi ý cơ quan bị bệnh.
Các xét nghiệm đóng vai trò hỗ trợ vô cùng hữu ích mà chúng ta có thể kể đến là:
- Xét nghiệm máu, nước tiểu, đàm, phân,…
- Các khảo sát hình ảnh học như siêu âm, CT, MRI.
- Một số thủ thuật: chẳng hạn chọc dò dịch não tủy, chọc dịch màng phổi… (nếu cần thiết)
Đo thân nhiệt như thế nào cho đúng cách
Đo nhiệt độ ở nách
- Đặt đầu của nhiệt kế kỹ thuật số vào nách của trẻ.
- Để nhiệt kế tại chỗ khoảng một phút hoặc cho đến khi nghe thấy tiếng bíp.
- Kiểm tra kết quả.
Đo nhiệt độ miệng (trẻ từ 4 tuổi trở lên)
- Làm sạch nhiệt kế.
- Bật nhiệt kế, đặt đầu của nhiệt kế vào dưới lưỡi và giữ cho miệng đóng kín trong lúc đo. Giữ trong khoảng một phút hoặc cho đến khi nghe thấy tiếng bíp.
- Kiểm tra kết quả.
*Lưu ý: Tránh dùng đồ uống nóng hoặc lạnh trong vòng 15 phút trước khi đo để đảm bảo kết quả chính xác.
Đo nhiệt độ trực tràng
Được khuyến nghị cho trẻ dưới 3 tuổi, vì cho kết quả chính xác nhất.
- Làm sạch nhiệt kế. Sử dụng một lượng nhỏ chất bôi trơn (vaseline) bôi vào đầu nhiệt kế.
- Đặt trẻ nằm úp trên một bề mặt chắc chắn, hoặc đặt trẻ nằm ngửa mặt và ép sát hai chân lên ngực. Tách hai mông của trẻ ra, đưa nhiệt kế vào một khoảng từ ½ đến 1 inch trong trực tràng. Hạn chế đặt quá sâu dễ gây tổn thương cho trẻ.
- Giữ nhiệt kế tại chỗ trong khoảng 1 phút hoặc cho tới khi nghe thấy tiếng bíp.
- Kiểm tra kết quả.
* Lưu ý: Nhiệt độ trực tràng sẽ đọc cao hơn khoảng 0,5°C so với nhiệt độ miệng thu được đồng thời.
Điều trị dùng thuốc
Trong phần lớn các trường hợp, điều trị hạ sốt là không cần thiết. Mục đích của chúng ta chủ yếu là nhằm giải quyết nguyên nhân bên trong gây ra nó chứ không phải bằng mọi cách làm giảm nhiệt độ.
Tuy nhiên, khi người bệnh cảm thấy quá khó chịu, điều trị có thể trở nên hữu ích. Một số loại thuốc hạ sốt sau đây có thể được sử dụng tại nhà mà không cần kê đơn:
- Acetaminophen (Paracetamol)- có thể dùng đường uống hoặc đặt hậu môn (đối với trẻ em hoặc người nôn ói nhiều). Liều dùng được đề nghị 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ (đối với người không có bệnh gan và một số bênh lý khác) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều acetaminophen tối đa được khuyến nghị mỗi ngày là 4.000 mg (tương đương với 8 viên 500mg).
- Ibuprofen cũng có thể được sử dụng để hạ sốt ở bệnh nhân trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, cần thảo luận với bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại thuốc này.
- Aspirin không nên được sử dụng cho sốt ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên trong thời gian mắc bệnh do virus (đặc biệt là thủy đậu và cúm) vì nó có thể liên quan đến hội chứng Reye.
Xem thêm: Cây Gáo – Dược liệu có tác dụng trị sốt hiệu quả
Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt tại nhà
- Người bị sốt nên được ăn mặc thoải mái và thoáng mát. Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
- Tạo ra môi trường thông thoáng cho người bệnh. Các biện pháp như sử dụng quạt để lưu thông không khí hoặc mở rộng các cửa sổ tỏ ra khá hữu ích.
- Đắp khăn ẩm mát lên trán và tắm nước ấm (khoảng 30°C) có thể giúp hạ sốt. Tuy nhiên, cần kiểm soát nhiệt độ cẩn thận và đặc biệt không bao giờ ngâm người bị sốt vào nước đá. Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Ngoài ra, không làm ướt người bằng cồn vì hơi rượu có thể được hít vào và gây ra nhiều vấn đề.
- Chú ý uống đủ nước và tránh rượu, bia hoặc đồ uống có chứa caffeine vì chúng có thể góp phần làm nặng hơn tình trạng mất nước ở người bị sốt.
Một số lưu ý sốt ở trẻ
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị sốt có thể được theo dõi và/hoặc điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết khi nào trẻ bị sốt cần được bác sĩ đánh giá:
- Trẻ sơ sinh dưới ba tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38°C trở lên, bất kể trẻ có biểu hiện như thế nào. Không nên dùng thuốc hạ sốt (ví dụ, acetaminophen) cho đến khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ từ ba tháng đến ba tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38°C trở lên trong hơn ba ngày hoặc có biểu hiện ốm(ví dụ: quấy khóc, không chịu uống nước).
- Trẻ có nhiệt độ trực tràng từ 38,9°C trở lên.
- Trẻ em bị co giật do sốt – co giật xảy ra khi trẻ (từ sáu tháng đến sáu tuổi) có nhiệt độ lớn hơn 38°C.
- Trẻ em ở mọi lứa tuổi bị sốt tái phát hơn bảy ngày.
- Trẻ em ở mọi lứa tuổi bị sốt và mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, ung thư, lupus hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Trẻ bị sốt xuất hiện phát ban trên da mới.
Xem thêm: Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em.
Sốt là một triệu chứng, không phải bệnh, gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đo nhiệt độ là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để xác định sốt. Mục đích chính chính của điều trị sốt là đi tìm và giải quyết các bệnh lý bên trong gây ra nó chứ không phải hạ sốt bằng mọi cách. Trong phần lớn trường hợp, sốt cải thiện khi đã giải quyết được nguyên nhân.
Từ khóa » Các Bệnh Liên Quan đến Sốt
-
Sốt Là Bị Bệnh Gì? Cần Làm Gì Khi Bị Sốt? • Hello Bacsi
-
Sốt - Bệnh Truyền Nhiễm - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Sốt Không Rõ Nguồn Gốc (FUO) - Bệnh Truyền Nhiễm - MSD Manuals
-
Phân Biệt Sốt Thường, Sốt Virus Và Sốt Xuất Huyết | Vinmec
-
Sốt ở Người Lớn: Đặc điểm, Phân Loại Và Khi Nào Nghiêm Trọng?
-
Sốt Không Rõ Nguyên Nhân - Hello Bacsi
-
Sốt Kéo Dài ở Người Lớn Là Bị Bệnh Gì?
-
Sốt Xuất Huyết ở Người Lớn: Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Sốt Cao Không Rõ Nguyên Nhân Và Kéo Dài Là Do đâu? | Hapacol
-
Sốt Xuất Huyết Tăng 97%, Chuyên Gia Khuyến Cáo Những Dấu Hiệu ...
-
Sốt Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đại Dịch COVID-19 đang Bùng Phát: Mách Bạn Cách ứng Phó Những ...
-
SỐT ÁC TÍNH – PHÁT HIỆN UNG THƯ KHI BỆNH NHÂN BỊ SỐT ...
-
Bệnh Nhân Bị Sốt: Nên điều Trị Như Thế Nào?