Triệu Chứng Tăng Kali Trong Máu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Xin chào bác sĩ, tôi là Trung (45 tuổi), xin hỏi bác sĩ triệu chứng tăng Kali trong máu là như thế nào và có nguy hiểm không? Mong bác sĩ giải đáp, xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Xin chào Trung, cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới các bác sĩ. Sau đây chúng tôi xin cung cấp đến bạn một số thông tin về triệu chứng tăng Kali trong máu để bạn và mọi người hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.
1. Tăng Kali máu là gì
2. Biểu hiện của tăng Kali máu
3. Nguyên nhân gây ra tăng Kali máu
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246
Tư vấn qua CHAT FACEBOOK
Tư vấn qua CHAT ZALO
Bảo mật danh tính hoàn toàn!
1. Tăng Kali trong máu là bệnh gì?
Tăng kali máu là tăng nồng độ ion kali trong máu (trên 5,0 mmol/l). Nồng độ kali tăng quá cao trong máu được xem là một cấp cứu y khoa do nguy cơ gây rối loạn nhịp có thể dẫn đến tử vong.
Tăng kali máu là 1 rối loạn điện giải thường gặp trong khoa hồi sức tích cực. Tổng lượng kali trong cơ thể khoảng 3000 mEq (50-75mEq/kg). Trái ngược với Natri phần lớn ở ngoài tế bào. Kali 98% ở trong tế bào. Sự khác biệt trong phân bố giữa 2 cation này được điều chỉnh bởi bơm Na-K-ATPase ở màng tế bào, bơm vận chuyển Natri ra ngoài tế bào và đưa kali vào trong tế bào với tỉ lệ 3:2.Kali máu bình thường từ 3,5-5,0 mmol/l, tăng khi kali > 5mmol/l.
2. Dấu hiệu và biểu hiện của chứng tăng Kali trong máu
Triệu chứng thường không đặc hiệu, gồm cảm giác khó chịu, đánh trống ngực và yếu cơ; khó thở nhẹ có thể là dấu hiệu của nhiễm toan chuyển hoá, một trong các bối cảnh xảy ra tăng kali máu. Tuy nhiên, tình trạng tăng kali thường được phát hiện khi làm sàng lọc xét nghiệm máu cho một bệnh lý nội khoa, hoặc nó chỉ gây chú ý khi đã có biến chứng, như rối loạn nhịp tim hay đột tử.
Trong quá trình lấy bệnh sử, thầy thuốc sẽ tập trung chú ý vào bệnh thận và việc dùng thuốc, vì đây là các nguyên nhân chính. Sự kết hợp của đau bụng, hạ đường máu và tăng sắc tố, thường trong bệnh sử của bệnh tự miễn khác, có thể là dấu hiệu của bệnh Addison - chính nó cũng là một khẩn cấp y khoa.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng Kali trong máu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng Kali trong máu tăng cao, nhưng nguyên nhân chủ yếu và phổ biến gây tăng lượng kali trong máu nhất là bệnh suy thận cấp và bệnh thận mãn tính. Suy thận, suy thận cấp và mạn tính có thể có 1 hoặc nhiều các cơ chế trên và là nguyên nhân phổ biến gây tăng Kali máu. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác:
- Tăng kali máu do tăng đưa vào:
- Truyền máu.đặc biệt các đơn vị máu được lưu trữ lâu.
- Truyền hoặc uống kali: nếu người bệnh không có các yếu tố nguy cơ như giảm bài tiết aldosterol hoặc bệnh thận cấp hoặc mạn tính thì tăng kali máu do uống không phải là nguyên nhân chính.
- Tăng kali máu do tăng chuyển từ trong tế bào ra ngoài tế bào:
- Toan chuyển hóa: tình trạng toan chuyển hóa do toan lactic hoặc toan ceton dẫn đến Kali từ trong tế bào đi ra ngoài tế bào. Khi pH máu giảm 0,1 Kali máu sẽ tăng 0,5mmol/l.
- Do hủy hoại tế bào: bất kỳ nguyên nhân nào tăng hủy hoại tế bào dẫn đến giải phóng Kali trong tế bào ra ngoài tế bào như tiêu cơ vân, tan máu, bỏng, hội chứng ly giải khối u, sau tia xạ.).
- Tăng kali máu do giảm bài tiết kali. Có ba cơ chế chính gây giảm bài tiết kali qua nước tiểu: giảm bài tiết aldosterol, giảm đáp ứng với aldosterol, giảm phân bố Natri và nước ở ống lượn xa khi mà giảm dòng máu đến động mạch thận.
- Do tác dụng của các loại thuốc: Thuốc gây ức chế men chuyển Angiotensin; Thuốc ức chế thụ thể Angiotensin II (ARBs); Thuốc lợi tiểu giữ kali, ức chế men chuyển, chống viêm không steroid; Lạm dụng thuốc bổ sung Kali.
- Ngoài ra còn do ảnh hưởng từ các bệnh và thói quen xấu khác như Bệnh Addison (suy thượng thận); Bệnh tiểu đường loại 1; Nghiện rượu hoặc sử dụng ma túy nặng.
- Các bệnh thường gây ra tăng Kali máu:
- Suy thận cấp và mạn
- Bệnh thận mạn
- Các nguyên nhân khác ít gặp hơn bao gồm:
- Bệnh Addison
- Sử dụng thuốc ức chế thụ thể, ức chế men chuyển và thuốc ức chế thụ thể
- Mất nước
- Vỡ tế bào hồng cầu do chấn thường nặng hoặc bỏng
- Dùng nhiều thuốc bổ sung kali
- Đái tháo đường type 1
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Chỉ khi thực hiện những xét nghiệm thì bạn mới biết nồng độ Kali trong cơ thể mình cao hay thấp, vì vậy cần thường xuyên khám định kỳ điều độ, thực hiện những xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu để kiểm tra các chỉ số trong máu và có hướng điều trị phù hợp.
Chứng tăng Kali trong máu là triệu chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng con người nên nếu bạn lo sợ, nghi ngờ mình bị tăng Kali trong máu kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, cơ thể suy nhược thì cần đến bệnh viện khám chữa ngay để được điều trị kịp thời.
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, bạn Trung đã có cái nhìn tổng quan nhất đối với chứng tăng Kali trong máu. Nếu bạn cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.
Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.
Từ khóa » Kali Máu Tăng Biểu Hiện
-
Chẩn đoán Và Xử Trí Tăng Kali Máu | Vinmec
-
Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Tăng Kali Máu | Vinmec
-
Tăng Kali Máu - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa - MSD Manuals
-
Tăng Kali Máu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Tăng Kali Máu - Hello Bacsi
-
Coi Chừng Tăng Kali Máu ở Người Suy Thận
-
Hạ Kali Máu: Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nhận Biết Và Xử Trí Hạ Kali Máu - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...
-
Rối Loạn Kali Máu | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
[PDF] TĂNG KALI MÁU - Bệnh Viện Tim Mạch An Giang
-
TĂNG KALI MÁU TRONG BỆNH THẬN - Health Việt Nam
-
RỐI LOẠN KALI MÁU DO THUỐC
-
Tăng Kali Máu – Wikipedia Tiếng Việt