Triệu Chứng Và Những ảnh Hưởng Lâu Dài Của Bệnh Chấn Thương Sọ ...
Có thể bạn quan tâm
21/02/2022 08:03
Chấn thương sọ não là gì?
Bộ não là thành phần quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của con người. Chấn thương sọ não xảy ra khi có va đập vào vùng đầu gây ra các tổn thương đến da đầu, xương sọ và/hoặc bộ não. Các tổn thương này sẽ dẫn đến các thay đổi về thực thể và sinh lý, chức năng của hệ thần kinh trung ương.
Những nguyên nhân dẫn đến chấn thương sọ não?
Các nguyên nhân thường gặp nhất của chấn thương sọ não là tai nạn giao thông (chiếm khoảng 70%), tai nạn đi bộ với các phương tiện khác, chấn thương do bị thương, do bị đâm và bị ngã do tai nạn trong sinh hoạt/thể thao…
Chấn thương sọ não có hay gặp không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chấn thương sọ não là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong và thương tật cho người đi xe máy tại Việt Nam. Hiện không có số liệu dịch tễ tại cộng đồng cũng như cơ sở dữ liệu tại bệnh viện về chấn thương sọ não ở người đi xe máy trên toàn quốc. Trong năm 2020, riêng tử vong liên quan đến chấn thương sọ não do tai nạn giao thông tại Việt Nam đã lên đến 6700 ca.
Mức độ chấn thương sọ não được xác định như thế nào?
Trong phần lớn các trường hợp, thang điểm Glasgow được sử dụng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của chấn thương não cũng như xác định tiên lượng, hoặc khả năng phục hồi của bệnh nhân chấn thương sọ não. Điểm Glassgow càng thấp thì tình trạng bệnh nhân càng nặng. Chấn thương sọ não được phân loại thành: nhẹ, trung bình và nặng. Một bệnh nhân bị chấn thương sọ não nhẹ có thể mất ý thức hoặc không, nhưng có thể gặp một số triệu chứng thần kinh, thậm chí kéo dài hàng tuần sau chấn thương. Trong chấn thương sọ não mức độ trung bình, bệnh nhân có thể bất tỉnh dưới 24 giờ và theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Với chấn thương sọ não mức độ nặng, bệnh nhân thường hôn mê sâu, cần phải điều trị tích cực và chăm sóc lâu dài kết hợp phục hồi chức năng.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân chấn thương sọ não như thế nào?
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân chấn thương sọ não rất đa dạng, các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm một hoặc nhiều rối loạn sau:
– Hôn mê, lú lẫn hoặc mất định hướng, mất ý thức, quên sau chấn thương, các thay đổi về thần kinh khác như: các dấu hiệu thần kinh khu trú, co giật và/hoặc tổn thương nội sọ.
– Giãn/mất phản xạ ánh sáng 1 hoặc 2 bên đồng tử.
– Liệt nửa người hoặc yếu tay/chân tăng dần.
– Nhức đầu, buồn nôn/nôn mửa, ù tai, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng
– Trong một số trường hợp nghiêm trọng, chấn thương sọ não cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện của não, gây co giật, động kinh
– Khó chịu, trầm cảm, lo lắng, dễ kích thích, suy giảm nhận thức
– Rối loạn về chú ý, tìm từ và trí nhớ
– Buồn ngủ, ngủ quá nhiều, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ…
– Rối loạn về nội tiết.
Bệnh nhân chấn thương sọ não được điều trị ra sao
Các phương pháp điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Chấn thương sọ não nhẹ có thể chỉ cần nghỉ ngơi cho đến khi bệnh nhân phục hồi. Quá trình nghỉ ngơi này cần được đảm bảo về mặt tinh thần cũng như thể chất bằng cách tránh các hoạt động đòi hỏi sự suy nghĩ và tập trung. Bệnh nhân cần tạm dừng xem TV, chơi trò chơi điện tử, đọc sách và sử dụng máy tính, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh. Trong một số trường hợp, cần phải rút ngắn ngày học hoặc ngày làm việc hoặc nghỉ hoàn toàn.
Đối với những chấn thương sọ não nghiêm trọng hơn, điều trị có thể bao gồm nhiều biện pháp kết hợp (điều trị nội khoa bằng thuốc, hồi sức tích cực, phục hồi chức năng), bệnh nhân có khả năng phải phẫu thuật để loại bỏ khối máu tụ, cầm máu, gỉảm áp lực lên não hoặc mổ rạn, vỡ xương sọ. Lưu ý rằng không phải tất cả các trường hợp chấn thương sọ não nặng đều phải mổ. Các phương pháp điều trị đều cần phải có sự tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Những ảnh hưởng lâu dài của bệnh nhân chấn thương sọ não là gì?
Ảnh hưởng của chấn thương sọ não rất đa dạng và sẽ ảnh hưởng đến hầu như tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của một bệnh nhân. Bệnh nhân tình trạng càng nặng thì các ảnh hưởng càng rộng và lâu dài đến bệnh nhân. Các ảnh hưởng lâu dài của chấn thương não có thể bao gồm:
– Đau đầu kéo dài
– Mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ
– Buồn nôn
– Khó nói và nghe
– Giảm tốc độ suy nghĩ
– Giảm tập trung, chú ý
– Rối loạn trí nhớ
– Rối loạn thăng bằng
– Hay cáu gắt
– Tăng cảm giác lo âu, phiền muộn
– Suy giảm tình dục, rối loạn nội tiết
– Cảm xúc thay đổi thất thường
Phòng Công tác xã hội
Tagged in: Tags:
Share this:-
Ung thư phổi di căn não nguy hiểm như thế nào?
16/09/2024 05:48
-
Kiểm soát đau: Các phương pháp giảm đau cho người bệnh
09/09/2024 05:38
Từ khóa » Tổn Thuong Nao
-
Tổn Thương Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Phương Pháp điều Trị
-
Quản Lý Tổn Thương Não Như Thế Nào? | Vinmec
-
Tổn Thương Não Biểu Hiện Của Bệnh Gì, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Tổn Thương Não / Brain Injury - International - Reeve Foundation
-
Chấn Thương Sọ Não (TBI) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Tổng Quan Về Chức Năng Não - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Phục Hồi Chức Năng Tổn Thương Não Cần Sớm Và Kiên Trì
-
Tổn Thương Não - Cơ Quan Ngôn Luận Của Bộ Y Tế
-
Những Triệu Chứng Chấn Thương Sọ Não Kín điển Hình Nhất | Medlatec
-
Chấn Thương Sọ Não: Triệu Chứng Nhận Biết Và Phương Pháp điều Trị
-
7 Thói Quen Gây Tổn Thương Não - Hello Bacsi
-
Tổn Thương Não Sau Mắc Covid-19 - VnExpress Sức Khỏe
-
Tổn Thương Não
-
Định Khu Nhồi Máu Não | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương