Triều đại Hậu Lê - Lê Sơ (1428 - 1527) | Khu Di Tích Lam Kinh

Vua thiên tú cao sảng, khác thường, thần thái đầy vẽ anh hoa, hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, trán cao, vai có nốt ruồi, tiếng như chuông lớn. Lê Lợi được hạng thức giã cho là người phi thường (Toàn thư quyển 10). Ông mất ngày 22 tháng 8 nhuận năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), hưởng thọ 49 tuổi.

Tổ 3 đời của Lê Lợi, theo Lam Sơn thực lục và Hoàng Lê ngọc phả tên là Hối và làm nghề dạy học. Sau rời nhà đến ở đất Lam Sơn (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân) và tổ chức khai hoang "Ba năm thành sản nghiệp, con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều" (Bia Vĩnh Lăng).

Lê Lợi được thừa nghiệp của ông cha và trở thành một hào trưởng lớn ở vùng Lam Sơn, dân quanh vùng thường gọi là Đạo Cham.

Năm 1407, giặc Minh đặt ách đô hộ trên đất nước ta, Lê Lợi phải chứng kiến tội ác tày trời của giặc gây ra cho dân ta. Lê Lợi đó nhiều năm "chuyên tâm đọc sách thao lược" : "ẩn náu vào núi rừng... đón mời những người mưu trí, chiêu tập những kẻ trốn tránh để dấy quân nghĩa, muốn trừ loạn lớn" (Toàn thư). Lê Lợi đó dốc hết tâm huyết và tài sản của mình để chuận bị cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông, uy tín và ảnh hưởng của ông nhanh chóng lan tỏa khắp mọi miền đất nước, trở thành một động lực có sức hút quy tụ xung quanh mình những người cùng chí hướng. Tin Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa truyền đi khắp nơi trong cả nước, nhiều anh hùng hào kiệt từ bốn phương đó bất chấp mọi khó khăn gian khổ tìm đến, đem hết tài năng và sức lực góp sức cùng Lê Lợi đánh đuổi giặc thù. Cùng với việc tập hợp lực lượng, Lê Lợi tổ chức một đạo quân phụ tử tiến hành luyện tập nghĩa quân phát triển và mở rộng trang trại chuẩn bị lực lượng. Lam Sơn, quê hương của Lê Lợi, nhanh chóng trở thành một trung tâm căn cứ, nơi quy tụ tất cả những lực lượng yêu nước sẵn sàng hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

Địa thế vùng Lam Sơn có nhiều thuận lợi cho Lê Lợi và nghĩa quân tiến hành tiến công hoặc phòng thủ, là nơi cung cấp lương thảo, khí giới, nghĩa binh để tiến hành khởi nghĩa.

Ngoài căn cứ Lam Sơn, Lê Lợi còn khảo sát và xây dựng một căn cứ thứ hai dùng làm nơi ẩn náu, căn cứ Chí Linh (thuộc xã Trí Nang, huyện Lang Chánh ngày nay).

Một ngày đầu tháng 2 năm Bính Thân (1416), Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín nhất bí mật mở hội thề Lũng Nhai, làm lễ tế cáo trời đất kết nghĩa anh em, thề: "19 người chung sức đồng lòng gìn giữ đất nước, làm cho xóm làng được ăn ở yên lành. Thề sống chết cùng nhau không dám quên lời thề son sắc", nguyện quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu đất nước ra khỏi cảnh lầm than.

Sau 10 năm chuẩn bị, ngày 7 tháng 2 năm 1418 (tức mùng 2 tết năm Mậu Tuất), Lê Lợi cùng toàn thể nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương và truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân vùng lên đuổi giặc cứu nước.

Năm 1418, khởi nghĩa bùng nổ tại Mường Tẩm (nay là huyện lị Lang Chánh), lực lượng ban đầu rất nhỏ bé nhưng phải đối đầu với đội quân đông đảo, đầy đủ khí giới của giặc, trong trận này để bảo toàn đầu não của cuộc khởi nghĩa, chủ tướng Lê Lai đó anh dũng hi sinh.

Mùa thu năm Giáp Dần (1424) Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An.

Năm 1425, Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Nghệ Tĩnh, Tân Bình và Thuận Hóa (tức Bình Trị Thiên ngày nay).

Năm 1426, Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân giải phóng Thanh Hóa.

Đầu năm 1427, Lê Lợi chỉ huy nghĩa quân tiến ra giải phóng đồng bằng sông Hồng, bao vay thành Đông Quan (tức Hà Nội ngày nay). Cuối năm 1427, nghĩa quân tiêu diệt 15 vạn quân cứu viện của nhà Minh điều sang cửa ải Chi Lăng (Lạng Sơn) và cửa ải Lê Hoa (Hà Giang hiện nay) khiến quân Minh ở Đông Quan và các trấn thành khác bị bao vây phải đầu hàng, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi đất nước hoàn toàn giải phóng.

Ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng Đế tại điện Kính Thiên, thành Đông Kinh (tức Hà Nội ngày nay) lấy niên hiệu là Thuận Thiên, Quốc hiệu là Đại Việt

Suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, Lê Lợi đã tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đi tới toàn thắng, quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi bờ cõi, khôi phục nền độc lập chủ quyền của dân tộc và Quốc gia Đại Việt. Triều đại Hậu Lê lãnh đạo đất nước kéo dài gần 360 năm (từ năm 1428 đến năm 1788). Ông được xem là người trung hưng đất nước lần thứ hai (vì trước đó nhà Minh đã xóa bỏ hoàn toàn nước ta, biến nước ta thành một vùng nhỏ của nhà Minh).

Sau khi lên ngôi, Vua đó ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học, có thể gọi là có mưu kế xa rộng mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém.

Ngày 12 tháng 5 năm 1428 vua và các đại thần cùng nghị bàn việc nước, quyết định các quan viên, các quan trấn thủ tại các lộ, trấn và nơi xung yếu, định luật lệnh kiện tụng, quy chế về chức tước.

Tháng 8 năm 1428, lấy ngày sinh làm Vạn Thọ thánh tiết (tức ngày mùng 6).

Ngày mùng 10, quy định cờ xí, nghi trượng, chiến khí, thuyền bè của các quân: trung đội cờ vàng, thượng đội cờ đỏ, hạ đội cờ trắng.

Ngày 27 tháng 11 năm 1428 Vua ra lệnh chỉ đặt xã quan. Xã lớn từ 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã vừa từ 50 người trở lên đặt 2 viên, xã nhỏ 10 người trở lên đặt 1 viên.

Ngày 5 tháng 3 năm 1429 Vua ban biển ngạch công thần cho 93 viên: Á hầu 26 người là bọn Lê Lạn, Lê Trãi. Quan nội hầu 12 người là bọn Lê Thiệt, Lê Chương. Quan phục hầu 12 người là bon Lê Cuống, Lê Dao. Thượng trí tự Trước phục hầu 4 người là bọn Lê Khắc Phục, Lê Hài. Huyện Thượng hầu 3 người là Lê Vấn, Lê Sát, Lê văn Xảo; Thượng hầu 1 người là Lê Ngân; Hương Thượng hầu 3 người là Lê Lý, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng; Đình Thượng hầu 14 người là Lê Chích, Lê Văn An, Lê Liệt, Lê Miễn, Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Khôi, Lê Đính, Lê Chuyết, Lê Lỗi, Lê Nhữ Lãm, Lê Sao, Lê Kiệm, Lê Lật; Huyện Hầu 14 người là Lê Bị, Lê Bì, Lê Bĩ, Lê Náo, Lê Thụ, Lê Lôi, Lê Khả, Lê Bôi, Lê Khả Lang, Lê Xí, Lê Khuyển, Lê Bí, Lê Quốc Trinh, Lê Bật.

Tháng 11 năm 1429 Vua ngự về Tây Đô bái yết sơn lăng, thưởng cho các tướng hiệu và quân nhân theo hầu, mỗi người được thăng tước một bậc.

Ngày 10 tháng 6 năm 1430, Vua ra quy định các ngạch thuế. Lại ban luật lệ. Đổi Đông Đô thành Đông Kinh, Tây Đô thành Tây Kinh. Đổi quê hương Lam Sơn thành Tây Kinh - kinh đô thứ hai cua nước Đại Việt

Tháng 11 năm 1430 Vua đem quân đi đánh bọn nghịch tặc ở châu Thạch Lâm, trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái. Đến tháng 2 năm 1431 thì dẹp xong.

Ngày 5 tháng 11 năm 1431, sứ Minh là Chương Xưởng và Từ Kỳ tới kinh, mang ấn phong vua làm Quyền thự An Nam Quốc Sự.

Ngày 6 tháng 12 vua sai làm sách Lam Sơn thực lục, vua tự làm bài tựa, ký là Lam Sơn động chủ

Tháng giêng năm 1432, sai thân vương Tư Tề đem quân đi đánh châu Mường Lễ. Tù trưởng châu là Đèo Cát Hãn và con trai ra hàng.

Tháng 11 năm 1432, Vua thân đi đánh châu Phục Lễ. Sau đó vua lại đi đánh Ai Lao.

Tháng 8 năm 1433 giáng con trưởng Tư Tề làm Quận vương, lấy con thứ Nguyên Long kế thừa tông thống.

Vua về Lam Kinh

Ngày 22 tháng 8 năm Quý Sửu (1433) Lê Thái Tổ qua đời thọ 49 tuổi. Ngày 23 tháng 10 cùng năm đưa thi hài vua về táng tại Vĩnh Lăng miếu hiệu Lê Thái Tổ.

LÊ LỢI TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

Ngày 03 tháng giêng 1428, những đội bộ binh cuối cùng của nhà Minh bị quýet sạch khỏi bờ cõi nước ta. Sự nghiệp Bình Ngô toàn thắng sau 10 năm chiến đấu gian khổ của nghĩa quan Lam Sơn dưới sự lãnh đạo tài năng của người anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi.

Sự nghiệp Bình Ngô hoàn thành, Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân cả nước khắc phục những hậu quả nặng nề do 20 năm đô hộ của giặc Minh để lại, xây dựng đất nước đưa lịch sử Việt Nam sang trang sử mới.

Tháng 04 năm 1428 Bình định vương Lê Lợi lên ngôi vua lập ra triều đại Hậu Lê, một triều đại kéo dài nhất trong lịch sử phong kiến nước ta, lấy niên hiệu là Thuận Thiên đặt tên nước ta là Đại Việt

Nhà nước Đại Việt đầu tiên Lê Lợi chia làm 5 đạo, mỗi đạo đặt một vệ, mỗi vệ quân có 1 viên tổng quản và đặt chức hành khiển các đạo để coi việc sổ sách quân và dân, Ông tiến hành việc bổ nhiệm các quan ở các lộ ở các huyện, các quan trấn thủ ở các cửa biển trọng yếu.

Về quân đội: Lê Lợi định sổ ngạch cho từng đạo quân và lệnh cho các tướng hiệu, quân sĩ các vệ 5 đạo hội quân tập trận, vào ngày 27 tháng 02 năm 1428 ông chia số quân sĩ thành 5 phiêu; một phiêu ở lại còn 4 phiêu về nhà làm ruộng theo chính sách " Ngụ binh ư nông". Đồng thời Lê Lợi đặt chế độ tuyển binh, cứ 3 suất đinh thì 1 suất phải đi lính.

Về Kinh tế: Lê Lợi cho ban hành hàng loạt các chính sách về nông nghiệp và thương nghiệp. Ông cho thi hành chế độ " quân điền" tịch thu ruộng đất của giặc Minh và bọn nguỵ quan chia cho nhân dân theo phẩm tước và tuổi tác. Ông đã đề ra một số biện pháp kiên quyết để khai khẩn đất hoang mở rộng sản xuất.

Tháng 04 năm 1427 Lê Lợi cho phép những ai không có ruộng đất đều được đi buôn bán, không được bỏ nghề.

Tháng 12 năm 1428 Lê Lợi cho đúc tiền " Thuận Thiên thông bảo", bãi bỏ việc tiêu tiền giấy và qui định rõ đơn vị tiền tệ: cứ 50 đồng là 1 tiền.

Về mặt Ngoại giao: Lê Lợi buộc nhà Minh phải thừa nhận nhà nước Đại Việt phong cho ông chức " Quyền thư An Nam quốc sự, lập bang giao với nhà Lê.

Về An ninh: Lê Lợi rất chú trọng đến việc thiết lập pháp và có chủ trương phòng thủ quốc gia một cách tích cực. Ông thân chinh đưa quân đi dẹp các điểm nổi dậy cát cứ như: đánh Đèo Cát Hãn ở Mường Lễ Lai Châu, dẹp Bế Khắc Thiệu, dành lại Châu Thạch Lâm ở Thái Nguyên ....

Về Văn hoá giáo dục: Lê Lợi rất chú ý đến việc tuyển dụng nhân tài, trong lúc chiến sự đang còn tiếp diễn, năm 1427 Lê Lợi cho mở kỳ thi đầu tiên ở ngay Đại Bản dinh Bồ Đề ( Gia Lâm - Ngoại thành Hà Nội), tiếp theo các khoa thi " Minh Kinh" ( 1429) Hoành Từ( 1431), Thi Văn Sách( 1433)...

Ngoài ra Lê Lợi còn chú trọng đến việc khôi phục các giá trị tinh thần của dân tộc. Năm Thuận Thiên thứ 3( 1430) Lê Lợi đã đổi Đông Đô thành Đông Kinh và cho xây cất điện Vạn Thọ, điện Kính Thiên và điện Cần Chánh. Đối với Lam Sơn quê hương, ông đặt thành Tây Kinh ( hay Lam Kinh), xây cung điện, điện miếu thờ cúng tôn vinh tổ tiên làm nơi hành lễ mỗi khi vua về bái yết Sơn Lăng.

Với 6 năm ở ngôi vua Lê Lợi đã có những đóng góp xuất sắc, đưa đất nước Đại Việt tiến lên, đặt cơ sở vững chắc cho nền độc lập lâu dài của dân tộc./.

VUA LÊ THÁI TÔNG

Vua có tên húy là Nguyên Long, con thứ của Thái Tổ Cao hoàng đế, mẹ là Cung Từ Hoàng thái hậu Trần Thị Ngọc Trần người hương Quần Lai huyện Lôi Dương.

Vua sinh ngày 20 tháng 11 năm 1423. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), tháng 3 được phong làm lương quận công, năm Thuận Thiên thứ hai (1429), tháng giêng ngày mùng 6 được lập làm Hoàng Thái tử, năm Thuận Thiên thứ 6 (1433), giờ Dần ngày mồng 8 tháng 9 lên ngôi Hoàng đế, lúc bấy giờ vua mới 11 tuổi, xưng là Quế Lâm Động Chủ, đổi niên hiệu 2 lần Thiệu Bình là 7 năm và Đại Bảo là 3 năm.

Lê Thái Tông lên ngôi lúc bấy giờ trong triều nổ ra mâu thuẫn giữa các khai quốc công thần và các quan xuất thân từ khoa bảng. Tuy vậy nhưng Lê Thái Tông là người thông minh, quyết đoán đủ bản lĩnh để đối phó với các vấn đề phức tạp trong triều.

Sau khi lên ngôi vua đó sai hoàng thân là Thái Quốc Công Lê Khang, Tấn Quốc Công Lê Ngỗi cùng các xã, huyện, giao lộ nộp các cột bằng gỗ lim và gạch ngói để xây dựng Tây kinh và Hậu tẩm, miếu điện làm 5 tòa, đưa cung nữ vào để giữ việc phụng thờ nơi sơn lăng. Trong vũng 10 năm, cây rừng tốt tươi um tùm mới thu quân về.

Năm 1438 vua Lê Thái Tông chỉnh đốn việc thi cử ở các đạo, lệ cứ 5 năm 1 lần thi hương, 6 năm 1 lần thi hội, phép thi tứ kẻ thứ nhất là một bài kinh nghĩa, 4 bài tứ thư nghĩa, mỗi bài phải 300 chữ trở lên, kẻ thứ 2 làm bài chiếu, bài chế và bài biểu, kẻ thứ 3 làm bài thi phỳ, kẻ thứ tư làm văn sách phải 1000 chữ trở lên.

Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), vua cho mở khoa thi tiến sĩ chọn người tài giỏi, người đỗ khoa cử đều được khắc tên vào bia đá, các tiến sĩ được khắc tên vào bia đá ở Văn Miếu từ đó.

Vua Lê Thái Tông cũng đã qui định lại cách thức tiêu tiền và lụa vải.

Vua đi tuần phía đông việc văn vỏ ở thành Chí Linh, ngày 4 tháng 8 vua về đến vườn Lệ Chi (Trại Vải) huyện Gia Định thỡ bị bạo bệnh mất đột ngột.

Vua ở ngôi 9 năm thọ 20 tuổi, sau khi mất được đưa về an táng ở bên tả Lăng Lam Sơn gọi là Hựu lăng. Dâng tên thụy là Kế Thiên, Thể Đạo, Hiển Đức, Thánh Công, Khâm Minh, Văn Trí, Anh Duệ, Nhân Triết, Chiê Hiến, Kiến Trung, Văn Hoàng đế. Miếu hiệu là Thái Tông.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư nhận định về vua Lê Thái Tông: "Vua là bậc hùng tài đại lược, quyết đoán, chủ động khi mới lên ngôi, nghiền ngẫm tìm phương trị nước, đặt chế độ, ban sách vở, chế tác lễ nhạc, sáng suốt trong chính sự, thận trọng trong hình ngục, mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đó đổi thay tốt đẹp".

"Vua thiên tư sáng suốt, nối vận thái bình, khi lên ngôi mới 11 tuổi không phải nhờ buông rèm coi chính sự mà mọi việc trong nước đều do mình quyết định, bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo nho, mở khoa thi, chọn hiền sĩ, xử tù xét án phần nhiều tha thứ khoan hồng, ngài thông minh trí dũng còn vượt lên trên cả các đời vua anh minh đời xưa, đức hiếu sinh của vua là cái đức của vua Thuấn xưa, những người như vua có thể gọi là hết lòng với việc trị nước vậy. Là bậc vua tài giỏi biết giữ cơ đồ". Do sử thần Vũ Quỳnh viết và được trích vào Toàn thư.

NHÂN TÔNG TUYÊN HOÀNG ĐẾ

( 1443- 1459)

Niên hiệu Đại Hoà( 1443-1453), Niên hiệu Diên Ninh( 1454-1459)

Lê Nhân Tông huý là Bang Cơ, con trai thứ 3 của vua Lê Thái Tông, mẹ là Tuyên từ Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh, người làng Bố Vệ, huyện Đông Sơn nay thuộc thành phố Thanh Hoá.

Vua sinh ngày 9 tháng 6 năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Bảo thứ 2 (1441). Năm Đại Bảo thứ 3 (1442) ngày 6 tháng 6 được lập làm Thái tử, ngày 12 tháng 8 lên ngôi vua đổi niên hiệu là Thái Hoà, lấy ngày sinh làm hiến thiên thánh tiết.

Khi lên ngôi vua mới 2 tuổi, Thái hậu phải buông rèm chính sự, tạm quyết đoán việc nước. Tháng 11 năm Quý Dậu( 1453) vua khoác áo Hoàng bào ngự trị ở chính điện thị triều coi việc chính sự. Thái hậu trả lại quyền chính cho vua rồi lui về ở cung riêng.

Khi tự mình ra coi chính sự vua đổi niên hiệu là Diên Ninh, đại xá thiên hạ. " Vua tuổi còn ấu thơ đã có thiên tư sáng suốt, vẻ người tuấn tú đường hoàng, dáng điệu nghiêm trang, sùng đạo Nho, nghe can gián, thương người làm ruộng, yêu quý muôn dân, thực là bậc vua giỏi, biết giữ cơ đồ".

Bài văn bia tại Mục Lăng do Nguyễn Bá Kỷ soạn có ghi nhận xét về Lê Nhân Tông như sau: " Vua thần sắc anh tuấn, dung dáng đúng đắn, mỗi khi tan chầu, thân đến Kinh Diên đọc sách, mặt trời xế bóng về Tây mới thôi. Khi đã thân coi chính sự thì tế thần kỳ, thờ tôn miếu, đối với Thái hậu thì dốc lòng hiếu đạo, đối với anh em thì hết lòng yêu thương, hoà thuận với họ hàng, kính lễ với đại thần, tôn chuộng Nho thuật, xét lời gần, nghe lời xa, chăm lo chính trị, cẩn thận thưởng phạt, trọng việc nông trang, chuộng nghề gỗi rễ, hết lòng thương dân, không thcish xây dựng, không hăm săn bắn, không gần thanh sắc, không hám tiền của, hậu đối với mọi người, bạc đối với mình, bên trong yên tĩnh, bên ngoài thuận lòng, răn cám tường ngoài không gây hấn khích. Đến khi Chiêm Thành hai lần cướp Hoá Châu thì sai tướng đem quân đi đánh, giết được vua Chiêm Thành là Bí Cai, nước lớn sợ uy, nước nhỏ mến đức. Phàm chính sự đều noi theo phép cũ, đều có phép sẵn đình thần họp bàn tất cả rồi mới thi hành, cho nên chính trị hay giáo hoá tốt khắp ra bốn biển. Trăm họ mến đức, đời được thái bình".

Chính dưới thời vua Lê Nhân Tông, năm Quý hợi(1455) triều đình sai Phan Phù Tiên biên soạn Đại Việt Sử Ký, viết tiếp quyển sự của thời Trần từ Trần Thái Tông đến khi người Minh về nước.

Mùa đông năm Kỷ Mão(1459) Lạng Sơn Vương Nghi Dân( là anh trai vua lê Nhân Tông cùng cha khác mẹ) đang đem bắc thang vào tận cung cấm, Vua và Tuyên từ Hoàng thái hậu bị giết.

Vua ở ngôi được 17 năm, hưởng thọ 19 tuổi, không có con nối dõi. Đổi niên hiệu hai lần Thái Hoà 10 năm (1443-1453) và Diên Ninh (1454-1459)

Ngày 24 tháng 10 năm Quang Thuận nguyên niên( 1460) làm lễ chiêu hồn rồi đem thi hài vua về táng ở Mục Lăng, dâng tên thuỵ là Khâm Văn, Nhân Hiếu, Tuyên Minh, Thông Duệ, Tuyên Hoàng đế, miếu hiệu là Nhân Tông./.

VUA LÊ THÁNH TÔNG

Vua Lê Thánh Tông húy là Tư Thành sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) - là con trai thứ 4 của vua Lê Thái Tông, mẹ là Quang Thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, người xã Động Bàng (nay thuộc xã Định Hoà), huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá.

Vua là người rất chăm học, thông minh, ít nói, khiêm tốn, có sức thu phục, cảm hóa mọi người.

Năm Thái Hòa thứ 3 (1445) được phong làm Bình Nguyên Vương.

Ngày 8 tháng 6 năm Canh Thìn (vua 19 tuổi) lên ngôi ở điện Tường Quan, xưng là Nam Thiên Động Chủ, lấy ngày sinh nhật là Xùng thiên thánh tiết. Đổi niên hiệu hai lần: Quang Thuận 11 năm và Hồng Đức 28 năm.

Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thánh Tông đó nhanh chúng chấm dứt tình trạng xung đột cung đình, lập lại kỷ cương quốc gia, tạo nên sự ổn định chính trị đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng đất nước.

Trong 38 năm trị vì của mình, Lê Thánh Tông đó xây dựng thiết chế quân chủ tập quyền cao độ nhằm tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế. Bên cạnh đó, ông cũng soạn thảo ra nhiều bộ luật hành chính để trị nước, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được coi là bộ luật tiên tiến cho đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị. Ông cũng là người rất nghiêm minh và công bằng trong việc thưởng phạt. Ông từng ra chỉ dụ: "Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải theo".

Lê Thánh Tông cũng là người hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, đặc biệt ưu đãi kẻ sĩ, ông rất coi trọng và đẩy mạnh việc giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước, ông coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia". Bởi vậy, thời Lê Thánh Tông có nhiều nhân tài và cũng để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm nổi tiếng có giá trị như: Luật Hồng Đức, Đại Việt sử ký, Thiên Nam dư hạ, Thân chinh ký sự, Hồng Đức quốc âm thi tập.... Không những thế, ông cũng là chủ soái của Hội Tao Đàn "Nhị Thập bát tú" gồm có 28 người nổi tiếng về văn chương.

Thời vua Lê Thánh Tông, việc canh phòng và gìn giữ biên cương rất được chú trọng. Bản thân vua cũng thường đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi cùng binh lính. Ông luôn là tấm gương sáng cho các quan phụ trách võ bị noi theo. Bởi vậy, hiện nay tại khu vực vựng biển Hạ Long vẫn còn bài thơ khắc trên vách đá làm minh chứng cho việc vua Lê Thánh Tông đã từng đi tuần qua nơi này.

Có thể thấy rằng, Lê Thánh Tông là một tài năng xuất chúng trên nhiều lĩnh vực, một con người có ý chí và nghị lực cao, có cá tính mạnh mẽ và quyết đoán. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đó đi vào lịch sử dân tộc như một vị "minh quân", một Hoàng đế văn võ toàn tài, "là vị vua sáng lập chế độ". Bởi thế, nước Đại Việt dưới triều Lê Thánh Tông trở thành quốc gia độc lập, thống nhất và cường thịnh ở Đông Nam Á. Nền quốc phòng được cũng cố mạnh mẽ và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước được bảo vệ với ý thức kiên quyết giữ gìn từng tấc đất của cha ông để lại. Đó chính là công lao, sự nghiệp và cống hiến lớn lao của Lê Thánh Tông đối với lịch sử dân tộc

Năm Hồng Đức thứ 28, vua bị bệnh nặng. Ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497) vua băng ở cung Bảo Quang, thọ 56 tuổi, tại vị 38 năm. Đến ngày Giáp Tuất mồng 8 tháng 2, rước quan tài của Thánh Tông hoàng đế về Lam Kinh. Ngày Giáp Ngọ 28 tháng 2, an táng ở Lam Sơn, bên tả Vĩnh Lăng, gọi là Chiêu Lăng. Dâng tôn hiệu là: Sùng Thiên Quảng Vận Cao Minh Quang Chính, Chí Đức Đại Công Thánh Văn Thần Vũ, Đạt Hiếu Thuần Hoàng Đế, miếu hiệu Thánh Tông.

Vua sinh được 14 người con trai và 20 người con gái.

Chiêu Lăng nằm ở bên tả Vĩnh Lăng lệch về phía Đông Nam, cách Vĩnh Lăng 700m. Chiêu Lăng được xây dựng theo hướng Nam, trên một khoảng đất rộng có độ dốc thoai thoải ở phía Nam (gò Đình), nay thuộc địa phận làng Phú Lâm, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá.

Bia Chiêu Lăng dựng trên một khoảng đất bằng, cao so với mặt ruộng, cách Lăng mộ 200m về phía Nam. Bia là một tấm đá nguyên khối, dựng trên lưng rùa đá lớn. Bia có kích thước cao 2,76m, rộng 1,89m, dày 0,28m, rùa thân dài 2,56m, rộng 1,84m, cao đến đầu 0,69m, lưng rùa có trang trí hoa văn lá đề đơn giản.

Bia hai mặt đều khắc chữ, nội dung văn bia mặt trước do Thân Nhân Trung Đàm Văn Lễ, Lưu Hưng Hiếu soạn văn.

Ông Nguyễn Đức Tuyên lang trung thư giám, Trung thư xá nhân vâng mệnh viết chữ.

Ông Tô Ngại là quan Hiểu cung Đại phu Kim Quang môn đãi chiếu vâng mệnh viết chữ triện trên trán bia.

Ông Phạm Bảo là quan thư tá lang Ngự dụng giám Sơn thư cục cục chính vâng mệnh chạm khắc chữ trên bia.

Mặt sau bia khắc bài thơ viếng Lê Thánh Tông Thuần Hoàng Đế của vua Lê Hiến Tông, là con nối ngôi của vua Lê Thánh Tông. Bia dựng vào năm Mậu Ngọ, tức năm thứ nhất niên hiệu Cảnh Thống(1498).

LÊ THÁNH TÔNG - VỊ VUA ANH MINH TRIỀU LÊ SƠ

Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, văn võ song toàn, ở ngôi lâu nhất trong lịch sử các ông vua Việt Nam( 38 năm) và có nhiều đóng góp vào đời sống mọi mặt của quốc gia Đại Việt thời bấy giờ.

Lê Thánh Tông húy là Tư Thành, con trai thứ tư của Thái tông, mẹ là Quang thục Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao.

Vua sinh ngày 20 tháng 7 năm Đại Bảo thứ 3( 1442). Hoàng tử Tư Thành có" Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang , thật là bậc thông minh, xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".

Khi lên ngôi Hoàng đế( 1460), Lê Thánh Tông đã làm cho nước ta" Văn vật khả quan, mở mang đất đai bờ cõi khá rộng, thật là vị anh hùng tài lược, dẫu vũ đế nhà Hán, Thái tông nhà đường cũng không thể hơn được".

Lê Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tôi đãi lấy lòng thành. Vua ở ngôi 38 năm, sửa sang được nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nước Chiêm, mở thêm bờ cõi khiến cho nước Nam ta bấy giờ được văn minh và lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ lừng lẫy như vậy.

Thánh Tông lên ngôi rồi phong tước và cấp ruộng quan điền cho các công thần. Vua lại truy tặng những người công thần bị giết oan ngày trước và cho tìm con cháu của Nguyễn Trãi về, cấp cho 100 mẫu ruộng để phụng thờ tổ tiên. Những người mà được quốc tính nay vua cho phục tính lại để khỏi mất tên họ.

1.Việc cai trị: Từ trước đến giờ triều đình vẫn theo lối cũ của nhà Trần: trên thì có tả hữu Tướng quốc, rồi đến Lễ bộ, Lại bộ, Nội các viện, Trung thư, Hoàng môn và 3 sở Môn hạ, lại có ngũ đạo hành khiển để trông coi sổ sách quân dân các đạo. Đến khi Nghi Dân cướp ngôi đặt ra lục Bộ và lục Khoa. Thánh Tông đặt thêm ra lục tự là: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự, Quan lục tự.

Lê Thánh Tông lập ra quan chế và lễ nghi theo nho giáo. Các quan văn võ có phần ruộng đất, lại có tiền tuế bổng. Nhưng ai mà làm điều gì nhũng lạm thì đều phải nghiêm trị.

Vua lại định lệ trí sỹ cho các quan nội ngoại: ai làm quan đến 65 tuổi thì được xin về trí sĩ, còn nhừng người làm nha lại đến 60 tuổi cũng được xin về.

Trước vua Lê Thái Tổ chia nước ta thành 5 đạo, có phủ, lộ, trấn, châu, huyện,xã. Thánh Tông chia nước thành 12 đạo. Lai đặt ra chức Giám sát ngự sử để đi xem xét công việc ở các đạo cho khỏi việc nhũng nhiễu. Sau nhân có đất Quảng Nam mới lấy của Chiêm Thành lại đặt làm 13 xứ. Trong 13 xứ ấy lại chia làm 52 phủ,172 huyện và 50 châu. Còn ở dưới phủ huyện thì có hương, phường, xã, thôn, trang, sách, động, nguyên, trương cả thảy là 8.006.

2. Việc thuế lệ: Bấy giờ thuế niên mỗi người đồng niên đóng 8 tiền, còn thuế ruộng, thuế đất và thuế đất bãi trồng dâu thì cứ kể mẫu mà đóng thuế, mà thứ đất nào cũng chia ra làm 3 hạng.

Việc làm sổ hộ thì cứ 6 năm một kỳ, quan phủ huyện phải dẫn các xã trưởng về Kinh để khai số hộ khẩu ở các xã.

3. Việc canh nông: Vua Thánh Tông lấy việc nông tang làm trọng, cho nên ông chú ý về việc ấy lắm. Thường thường vua sắc cho phủ huyện phải hết sức khuyên bảo dân làm việc cày ruộng trồng dâu. Đặt quan Hà đê làm quan Khuyến nông để coi việc cày cấy trong nước. Bắt quan Hộ bộ và quan Thừa chính ở các xứ phải tâu cho vua biết những đất bỏ hoang để bắt phủ huyện đốc dân phu khai khẩn làm ruộng. Lập ra 42 sở đồn điền, đặt quan để trông nom sự khai khẩn, khiến cho dân khỏi phải đói khổ.

4. Nhà tế sinh: Vua Thánh Tông lại lo đến các chứng chứng bệnh làm hại dân. Vua lập nhà Tế sinh để nuôi những người đau yếu và khi nào ở đâu có dịch tễ thì sai quan đem thuốc đi chữa bệnh.

5. Việc sửa sang phong tục: Dân ta bấy giờ sùng tín đạo Phật hay làm Đình, làm Chùa. Những lễ hôn và lễ tang thì làm những điều trái với lẽ thường, như là nhà có lễ tang thì làm cỗ bàn ăn uống, bày ra các trò hát xướng, làm một cuộc vui chơi. Lễ hôn ăn hỏi rồi thì để ba bốn năm sau mới rước dâu về nhà chồng.

Thánh Tông cấm không cho làm chùa mới, để tiền của và công phu mà làm việc có ích. Cấm những nhà có lễ tang không được bày cuộc hát xướng, Việc hôn nhân thì khi đã nhận lễ hỏi rồi thì phải chọn ngày cho rước dâu và lệ cứ cưới rồi ngày hôm sau đi chào cha mẹ, ba ngày sau thì đi lễ từ đường. Vua đặt ra 24 điều, sức cho dân xã thường thường giảng đọc để giữ lấy thói tốt.

6. Địa đồ nước Nam: Lê Thánh Tông là người tha thiết với chủ quyền quốc gia. Ông đã từng nói câu nói nổi tiếng" Một thước núi, một tấc sông của ta có lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Nếu người nào dám đem một thước một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì người đó sẽ bị trừng trị nặng". Chính dưới thời Lê Thánh Tông, bản đồ đầu tiên của quốc gia Đại Việt được hoàn thành. Thánh Tông sai các quan ở các đạo xem xét ở trong hạt mình có những núi sông gì hiểm trở thế nào thì phải vẽ địa đò ra cho rõ ràng và chỗ nào tự cổ chí kim có những sự tích gì phải ghi chép lại cho tường tận, rồi gửi về bộ Hộ để làm quyển địa dư nước ta.

7. Đại Việt sử ký: Thánh Tông sai Ngô Sỹ Liên làm bộ Đại Việt sử ký chia làm 2 bản. Một bản kể từ Hồng Bàng thị cho đến thập nhị Sứ quân có 5 quyển. Một bản kể từ Đinh Tiên Hoàng cho đến Lê Thái Tổ có 10 quyển. Tổng cộng 15 quyển.

8. Việc Văn học: Vua Thánh Tông định phép thi hương, sửa phép thi hội để chọn lấy nhân tài. Vua thường ra làm chủ các kỳ thi đình và lập ra lệ xướng danh các Tiến sỹ và lệ cho về vinh quy. Vua mở rộng nhà Thái học ra. Phía trước thì làm nhà Văn Miếu, phía sau thì làm nhà Thái học và làm ra các phòng ốc để cho những kẻ sinh viên ở học. Làm kho bí thư để chứa sách. Sự học bấy giờ ngày càng mở mang thêm.Vua lại hay ngâm thi, đặt ra Quỳnh uyển cửu ca, xưng làm tao đàn nguyên súy cùng với kẻ triều thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận tổng cộng là 28 người xướng họa với nhau. Vua sai Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận làm bộ Thiên nam dư hạ tập100 quyển nói về việc chính và hình luật đời Hồng Đức. Vua làm ra một quyển Thân chinh ký sự kể về việc vua đi đánh Chiêm Thành, Lão Qua và các Mường.

9.Việc võ bị: Lê Thánh Tông hết lòng sửa sang mọi việc trong nước, vua hiểu rằng một nước mà cường thịnh thì tất phải có võ bị, cho nên vua bắt các quan tổng binh phải chăm giảng tập trận đồ, phải luyện tập sỹ tốt để phòng khi có việc.

Vua đổi năm Vệ quân ra làm 5 phủ, mỗi phủ có 6 vê, mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở, mỗi sở có quân độ 400 người. Vua đặt ra 31 điều quân lệnh để tập thủy trận, 42 điều để tập bộ trận. Lại đặt ra lệ cứ 3 năm một kỳ thi võ. Tướng sỹ ai đậu thì thưởng, ai hỏng thì phạt, để khiến mọi người đều vui lòng về việc võ bị.

Đời vua Thánh Tông mấy năm về trước cũng được yên ổn, nhưng mấy năm về sau thì phải chinh chiến nhiều lần. Khi thì dẹp loạn biên ải, khi thì dẹp giặc cỏ trong nước, nhưng chỉ có đánh Chiêm Thành, Lão Qua và đánh Bồn Man là phải dùng đến võ bị.

10. Việc giao thiệp với Tàu: Nước ta bấy giờ tuy phải theo lệ xưng thần với nhà Minh, nhưng vua Thánh Tông vẫn hết lòng phòng bị mặt bắc. Thỉnh thoảng có những thổ dân sang quấy nhiễu thì lập tức cho quan quân lên tiễu trừ và cho sứ sang nhà Minh để phân giải mọi sự cho minh bạch. Có một lần được tin người nhà Minh đi qua địa giới, Thánh Tông liền cho người lên do thám thực hư. Vua bảo với triều thần rằng:" Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng để ai lấy một phân núi, một tấc sông của vau Thái Tổ để lại". Vua có lòng vì nước như thế cho nên dân nước Tàu có ý muốn dòm ngó cũng không dám làm gì. Mặt khác quân An Nam bấy giờ rất mạnh, thanh thế bao nhiêu, nhà minh cũng phải lấy lễ nghĩa mà đãi An Nam, cho nên sự giao thiệp của hai nước vẫn được hòa bình.

Với những việc làm của vua Lê Thánh Tông - một vị vua anh minh, đầy tài năng và nhiệt huyết. Những sự văn trị và sự võ công ở nước ta không có thời nào thịnh trị hơn đời Hồng Đức. Nhờ có vua Lê Thái Tổ thì giang sơn nước Nam mới còn, nhờ có vua Lê Thánh Tông thì văn hóa nước ta mới thịnh, chính vì vậy tên tuổi của vua không thể mờ trong lịch sử và nền văn hóa nước nước nhà.

Vua Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm mang hai niên hiệu Quang Thuận và Hồng Đức. Ngày 30 tháng Giêng năm Đinh Tỵ( 1497) vua băng , thọ 56 tuổi, táng ở bên tả Vĩnh Lăng Lam Sơn gọi là Chiêu Lăng. Dâng tôn thụy là Sùng thiên quảng vận minh quang chính, Chí đức đại công, thánh văn thần võ đạt hiếu thần hoàng đế, miếu hiệu là Thánh tông.

HIẾN TÔNG DỤÊ HOÀNG ĐẾ (1498 - 1504)

Vua huý là Tranh còn có tên là Huy - là con tr­ưởng của Vua Lê Thánh Tông. Thân mẫu là Huy Giá Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Huyên, là ng­ười hương Gia Miêu ngoại trang huyện Tống Sơn.

Năm Tân Tỵ - niên hiệu Quan Thuận thứ 2. Ngày 10 tháng 8, bà chiêm bao thấy con rồng vàng bay xuống vào chỗ ở, một lát sau thì sinh ra Vua. Ngày 4 tháng 12 năm Quang Thuận thứ 3 lập Hoàng Thái tử. Năm Đinh Tỵ - niên hiệu Hồng Đức thứ 28, ngày 1 tháng 2 giờ Ngọ, Vua lên ngôi, tự xư­ng là Th­ượng D­ương Động Chủ, lấy ngày sinh là ngày Thọ Thiên Khánh tiết, lấy niên hiệu chỉ 1 lần là Cảnh Thống 7 năm, bắt đầu từ năm Mậu Ngọ (1498).

Đến ngày 24 tháng 5 năm Giáp Tý (1504), Vua băng hà, ở ngôi đ­ợc 7 năm, thọ 44 tuổi. Táng tại Dụ Lăng - Lam Sơn. Dâng thuỵ hiệu là Thể Thiên Ngư­ng đạo Mậu Đức Chí Nhân Chiêu Vă Thiệu Vũ Tuyên Triết Khâm Thánh Ch­ơng Hiếu Duệ Hoàng đế, miếu hiệu là Hiến Tông.

Hiện nay, lăng vua Lê Hiến Tông nằm ở phía Tây di tích lịch sử Lam Kinh cách lăng Lê Lợi 200m, lăng quay h­ướng Nam đặt trên một khu đất cao thoai thoải. Phía Bắc lăng có núi Dầu làm hậu chẩm, phía Nam lăng có sông Chu uốn l­ượn cong về bờ Nam bao lấy mặt tiền của lăng tạo thế minh đ­ường. Bên bờ Nam sông Chu mặt tiền là núi Mục làm tiền án sa, phía bên hữu có núi Hàm rồng và núi hư­ớng chầu về, bên tả có núi Phú Lâm và núi Gò Đình tạo thành cánh tay ngai. Với vị trí mai táng lăng kỳ thực nằm trên thế đất sơn thuỷ hữu tình. Lăng hình gần vuông có chiều dài 4,70m; chiều rộng 4,53m; cao 1,15m; sự bố trí sắp đặt t­ợng quan hầu và giống đá hai bên đ­ường thần đạo cũng giống nh­ư các lăng ở Lam Sơn. Điều đặc biệt ở đây, hàng tượng quan hầu và giống đá đ­ược chế tác nghệ thuật điêu khắc cầu kỳ chau chuốt, mang đậm nét văn hoá cung đình. Lăng vua Lê Hiến Tông là một trong những lăng có hàng tư­ợng giống đá đẹp nhất trong khu di tích Lam Kinh.

Cách Lăng khoảng 30m về phía Tây là nhà bia ghi thân thế sự nghiệp của vua Lê Hiến Tông. Bia dựng theo hư­ớng Nam chếch Đông 150 làm bằng phiến đá vôi nguyên khối, bia có kích thư­ớc rộng 1,98m; cao 2,78m; dày 31,5m; bia khắc chữ mặt tiền. Nội dung văn bia do Nguyễn Nhân Thiếp là quan Gia hành Đại phu Đông các học sĩ Khuông Mỹ Doãn, Phạm Thịnh, Trình Chí Sâm... vâng mệnh soạn. Toàn văn tóm tắt thân thế sự nghiệp, ca ngợi về vua Lê Hiến Tông.

TÚC TÔNG KHÂM HOÀNG ĐẾ (1504 - 1505)

Vua húy là Thuần, con trai thứ 3 của vua Lê Hiến Tông, mẹ là Trang Thuận Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Hoàn, là người xã Bình Lăng, huyện Thiên Thi (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).

Vua sinh ngày 1 tháng 8 năm Hồng Đức thứ 19 (1488), tháng 3 năm Cảnh Thống thứ 2 (1499) được lập làm Hoàng Thái tử. Ngày 12 tháng 6 năm Giáp Ngọ, lên ngôi ở Điện Hoàng Cực, đổi niên hiệu là Thái Trinh, lấy ngày sinh nhật làm ngày Thiên minh thánh tiết.

Lê Túc Tông là người ham học hỏi, thân người hiền, vui điều thiện, đáng là vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình, nhưng vua trị vì không được lâu.

Tháng 11 năm 1504, Lê Túc Tông mắc bệnh nặng. Biết không qua khỏi nên vua cho mời các quan triều đến để chỉ định người anh thứ 2 là Lê Tuấn tức Uy Mục lên nối ngôi vua.

Ngày 2 tháng 12 năm đó, vua băng hà (1504). Tháng 3 năm sau (1505) linh cữu vua được đưa về Lam Kinh an táng ở Kính Lăng, thuộc gò Chiêu Nghi, Lam Sơn. Vua ở ngôi được 7 tháng, thọ 17 tuổi, dâng tên thụy là Chiêu nghĩa Hiền Nhân Ôn Cung Uyên Mặc Đôn Hiếu Doãn Cung Khâm Hoàng Đế, miếu hiệu Túc Tông.

UY MỤC ĐẾ

(1505- 1509)

Vua huý là Tuấn( còn có huý là Huyên) là con thứ hai của Vua Lê Hiến Tông, là anh thứ hai của Vua Lê Túc Tông mẹ là Chiêu Nhân Hoằng Uý Hoàng thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Cẩn, người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn.

Vua sinh vào giờ Tý ngày 6 tháng 5 năm 1488( Hồng Đức thứ 19). Ngày 18 tháng 12 năm Giáp Tý, giờ Tỵ Vua Lên ngôi, tự xưng là Quỳnh Đô Động Chủ, lấy ngày sinh nhật là Thiên Khánh Thánh Tiết. Năm sau đổi niên hiệu một lần là Đoan Khánh 6 năm, bắt đầu từ năm Ất Sửu ( 1505).

Sau khi Vua Lê Túc Tông băng hà, Trường Lạc Thái hậu cho vua là con của tỳ thiếp, không muốn lập làm Vua mà lập Khôi Vương. Nội thần là Nguyễn Nhữ Vi cùng với mẹ Vua ở trong cung cấm tự bày mưu lập Vua. Nhữ Vi khuyên thái hậu ra ngoài đón lập Khôi Vương Yên nhưng lại đóng các cửa thành mà lập Vua. Thái hậu nhìn thấy Vua thì không được vui. Sau khi lên ngôi, thường cùng các cung nhân uống rượu vô độ, không lo trọng vận mệnh nước Nam...

Ngày 6 tháng 12 năm ấy vua băng hà ở ngôi được 6 năm, thọ 22 tuổi và được đưa về an táng tại An Lăng xã Phù Chẩn, truy tôn là Uy Mục Đế.

VUA LÊ TƯƠNG DỰC

Vua Lê Tương Dực huý là Oanh lại có huý là Toàn là cháu của vua Lê Thánh Tông, con thứ 2 của Kiến Vương Tân, mẹ là Huy Từ Trang Huệ kiến Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Tuyên, người làng Thuỷ Chú Huyện Lôi Dương (nay là xã Xuân Thắng huyện Thọ Xuân)

Vua sinh ngày 25 tháng 06 năm Hồng Đức thư 26(1495) dưới triều vua Lê Hiến Tông được phong là Giản Tu Công. Ngày mùng 03 tháng 12 năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Đoan Khánh thứ 5( 1509) lên ngôi vua tự xưng là Nhân hải động chủ, lấy ngày sinh nhật là ngày thiên bảo thánh tiết, đổi niên hiệu một lần là Hồng Thuận.

Tháng Giêng năm Qúy Dậu (1513) Chánh sứ nhà Minh là Trần Nhược Thủy và phó sứ là phạm Hy Tăng sang phong cho Lê Tương Dực là An Nam Quốc Vương .

. Vua ở ngôi 8 năm thọ 24 tuổi táng ở Nguyên Lăng làng Mỹ Xá, Huyện Ngự Thiên (nay có lập điện Quang Hiếu phong thờ).Giáng xuống làm bình ấn Vương năm Quang Thuận thứ hai (1517) truy tôn là Tương Dực Đế.

CHIÊU TÔNG THẦN HOÀNG ĐẾ

(1516- 1522)

Vua huý là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của vua Lê Thánh Tông, con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng. Mẹ là Đoan Mục Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan, người xã Vĩnh Trung, huyện Thanh Trì. Theo sách "Các triều đại Việt Nam" thì Hoàng Thái hậu Trịnh Thị Loan là người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Vua sinh ngày 04 tháng 10 năm Bính Dần, niên hiệu Đoan Khánh thứ hai (1506). Đến giờ Thìn, ngày 20 năm Bính Tý thứ tư (1516) lên nối ngôi, lúc bấy giờ Vua mới 11 tuổi. Đổi niên hiệu một lần là Quang Thiệu. Lấy ngày sinh nhật làm ngày Nghi Thiên Thánh tiết. Đến ngày 8 tháng 11 năm 1526, vua băng hà. Ở ngôi được 7 năm, bắt đầu từ năm Bính Tý, thọ 21 tuổi. Sau khi băng hà Vua được đưa về an táng ở lăng Vĩnh Hưng, thuộc Thanh Đàm, Thanh Trì.

VUA LÊ CUNG HOÀNG

Vua huý là Xuân còn có tên nữa là Khánh (hay Lê Lự), là em cùng mẹ với Chiêu Tông cháu bốn đời của Thánh tông, cháu nội của Kiến Vư­ơng Tân, con thứ của Cẩm Giang Vư­ơng Lê Sùng. Là vị Vua thứ 11 và cuối cùng thời Lê Sơ Vua sinh ngày 22 có tài liệu ghi sinh ngày 26 tháng 07 năm Đinh Mão (1507) (Năm Đoan Khánh thứ 3). Ngày Sóc (mùng một) tháng 8 năm Nhâm Ngọ vua lên ngôi, lúc đó Vua mới 16 tuổi đổi niên hiệu là Thống Nguyên một lần, bắt đầu từ năm Nhâm Ngọ (1522). Lấy ngày sinh nhật làm ngày Khâm thiên khánh tiết.

Năm Đinh Hợi (1527), Đăng Dung ở Cổ Trai, Vua sai xứ tới phong cho Đặng Dung là An Hư­ng Vư­ơng, Đặng Dung vào kinh, sai Lại Bộ thư­ợng­ ngư­ời xã Phù L­u, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An, t­ước Vạn Xuyên bá la Phan Bình Tá, và bảng nhãn Đông các đại học sĩ, ng­ười Vĩnh Lại, tước Đạo Xuyên bá là Nguyễn Văn Thái, Trạng nguyên ngư­ời xã Xuân Lôi, huyện Vũ Giàng là Hoàng Văn Tán thảo chiếu. Ngày 17 tháng 6 năm 1527, Đặng Dung bức vua như­ờng ngôi, Đặng Dung cư­ớp ngôi, tiếm xưng niên hiệu là Minh Đức Nguyên Niên, giáng Vua làm.

Ngày rằm tháng 6 nhuận năm đó, bắt vua phải tự tử, Thái Hậu cũng bị hãm hại. Sau đó đư­ợc đem về táng ở Mỹ Xá - H­ưng Hà - Thái Bình.

Vua ở ngôi năm năm, thọ 21 tuổi, táng ở lăng Phi Dư­ơng (Hoa D­ương), xã Mĩ Xá huyện Ngự thiên (có tài liệu ghi là Tiết lăng Phú cung, có điện thực h­ưu phụng thờ). Sau truy phong tôn Thuỵ là cung Hoàng đế.

Từ khóa » Triều Lê Sơ