Triệu Tập Hội Nghị Chủ Nợ được Pháp Luật Quy định Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị chủ nợ có vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có thể phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, Hội nghị chủ nợ thảo luận, xem xét, thông qua phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Vậy việc triệu tập Hội nghị được tiến hành như thế nào? Hội nghị chủ nợ hợp lệ phải đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ
Điều 75 Luật Phá sản năm 2014 quy định:
“Điều 75. Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ
1. Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.
2. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
3. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.”
a. Thẩm quyền và thời hạn
Thẩm quyền triệu tập Hội nghị chủ nợ thuộc về Thẩm phán Tòa án nhân dân được phân công giải quyết vụ việc phá sản.
Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ do giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn.
b. Thông báo triệu tập
Về thời hạn gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan: phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị.
Về nội dung giấy triệu tập: Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
Về phương thức thông báo: Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
2. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ được quy định tại Điều 79 Luật Phá sản năm 2014 như sau:
“Điều 79. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ
1. Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.
Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.”
Như vậy, để Hội nghị chủ nợ được tiến hành, cần số lượng chủ nợ chiếm ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm của doanh nghiệp bị mắt khả năng thanh toán. Pháp luật quy định về tỉ lệ đại biểu là những chủ nợ không có bảo đảm tham gia Hội nghị chủ nợ là điều cần thiết vì các chủ nợ này là những người có quyên lợi bấp bênh nhất, khoản nợ của họ vừa không được đảm bảo bằng tài sản của doanh nghiệp và cũng nằm cuối trong thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ. Do vậy, chủ nợ không có bảo đảm phải là thành phần cốt cán tham dự Hội nghị chủ nợ. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung mà Hội nghị chủ nợ thảo luận thì được coi như đã tham gia Hội nghị chủ nợ. Như vậy, có thể thấy hợp lệ của Hội nghị chủ nợ theo Luật phá sản năm 2014 chỉ căn cứ trên số nợ. Số chủ nợ tham gia hội nghị không phải là điều kiện để coi Hội nghị chủ nợ có hợp lệ hay không. Hội nghị chủ nợ có thể hợp lệ khi chỉ cần một chủ nợ tham gia mà đại diện cho ít nhất 51% số nợ không có bảo đảm. Mặt khác, việc tham gia có thể là không trực tiếp.
Nếu số lượng chủ nợ chiếm ít hơn 51% tổng số nợ không có bảo đảm tham dự thì Hội nghị chủ nợ bị hoãn vì không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ. Việc triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ hai mà vẫn không đủ điều kiện như điều kiện áp dụng cho việc triệu tập Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản (Điều 80 Luật Phá sản năm 2014). Việc tham gia Hội nghị chủ nợ thể hiện thiện chí của cả hai bên trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục tình trạng mắt khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu những người có quyền lợi không tham gia Hội nghị chủ nợ thì có thể hiểu là họ không có thiện chí tìm ra cách thức cải thiện tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc không tin tưởng vào khả năng phục hồi của các doanh nghiệp đó. Trường hợp này, việc tuyên bố phá sản doanh nghiệp ngay là phù hợp, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của các bên liên quan.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Phá sản
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Hội Nghị Chủ Nợ Luật Phá Sản 2014
-
HỘI NGHỊ CHỦ NỢ THEO LUẬT PHÁ SẢN 2014 - Doanh Nghiệp
-
Giải Quyết Thủ Tục Phá Sản Ra Sao Khi Hội Nghị Chủ Nợ Không được ...
-
Hội Nghị Chủ Nợ Là Gì ? Quy định Pháp Luật Việt Nam Về Hội Nghị Chủ ...
-
HỘI NGHỊ CHỦ NỢ LÀ GÌ ? QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỘI NGHỊ ...
-
Luật Phá Sản 2014, Luật Số 51/2014/QH13 - LuatVietnam
-
MỞ HỘI NGHỊ CHỦ NỢ ĐỂ LÀM GÌ - CÔNG TY LUẬT DAZPRO
-
Hội Nghị Chủ Nợ Luật Phá Sản 2014
-
Benchbook Online >> 16. Triệu Tập Và Chủ Trì Hội Nghị Chủ Nợ
-
Hội Nghị Chủ Nợ được Triệu Tập Khi Nào? Chủ Doanh Nghiệp Có Nghĩa ...
-
Hội Nghị Chủ Nợ
-
[DOC] ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT PHÁ SẢN
-
Luật 51/2014/QH13 Phá Sản - CHƯƠNG VI HỘI NGHỊ CHỦ NỢ
-
Khái Niệm Và Quy định Về Hội Nghị Chủ Nợ Theo Luật Phá Sản
-
Nghị Quyết Của Hội Nghị Chủ Nợ