Trình Bày Bước Ngoặt Lịch Sử ở đầu Thế Kỉ X - Lịch Sử Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
Họ Khúc đặt nền móng tự trị (906-923) Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (938)
Đến cuối đời nhà Đường, tình hình xáo trộn của Trung Hoa tạo thời cơ cho Khúc Thừa Dụ xây nền tự chủ (906), đưa đất nước thoát khỏi vòng nô lệ kéo dài cả ngàn năm.
(Khúc Thừa Dụ 906-907 ; Khúc Hạo 907-917 ; Khúc Thừa Mỹ 917-930 ; Dương Đình Nghệ 931-937).
Vào đầu thế kỉ thứ 10, nhà Đường trở nên suy yếu. Lợi dụng thời cơ này, Khúc Thừa Dụ (?-907), một hào trưởng cư trú lâu đời ở Hồng Châu (Hải Hưng) nổi lên, tự xưng là Tiết độ sứ (906). Nhà Đường bắt buộc phải công nhận sự việc ấy và còn phong thêm tước “Đồng binh Chương sự” cho ông nữa. Sử cũ chép rằng Khúc Thừa Dụ tính tình khoan hòa, nhân ái nên được nhiều người theo về.
Nhà Đường, dù trên danh nghĩa, phong tước và công nhận Khúc Thừa Dụ, nhưng thực chất là không thể kiểm soát được đất Giao Châu nữa. Khúc Thừa Dụ làm chủ đất nước, xây dựng chính quyền tự chủ, khởi đầu cho nền độc lập của nước nhà.
Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ một năm thì mất, con là Khúc Hạo lên nối nghiệp cha được mười năm (907-917). Trong mười năm này, Khúc Thừa Hạo cho sửa đổi các khu vực hành chính, cắt đặt người trông coi mọi việc cho đến tận đơn vị xã, định lại mức thuế ruộng đất và miễn bỏ các lao dịch nặng nề.
Trong khi ấy, tại Trung Hoa, một Tiết độ sứ họ Lưu chiếm lấy vùng Quảng Châu, lập nên nước Nam Hán.
Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối chức Tiết độ sứ. Khúc Thừa Mỹ giao hảo cùng nhà Lương (đã thay nhà Đường làm chủ Trung Hoa). Vua Nam Hán lấy cớ ấy cho quân sang đánh họ Khúc. Khúc Thừa Mỹ không chống cự được, bị bắt đưa về Quảng Châu (930). Quân Nam Hán chiếm đóng thành Đại La.
READ: Lịch sử lớp 6 Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu ?Kế tục sự nghiệp của họ Khúc là Dương Đình Nghệ (?-937), một người làm quan dưới đời Khúc Thừa Mỹ. Sau khi Khúc Thừa Mỹ bị bắt, Dương Đình Nghệ dấy binh ở làng Ràng (Dương xá, Thanh Hóa), vốn là quê của ông. Các hào trưởng như Ngô Quyền, Đinh Công Trứ đem lực lượng của mình gia nhập hàng ngũ của Dương Đình Nghệ.
Năm 931, Dương Đình Nghệ tiến quân đánh thành Đại La, Thứ sử Giao Châu là Lý Tiến chống không lại, chạy về Quảng Châu (Trung Hoa) thì bị vua Nam Hán giết chết. Một toán quân Nam Hán được cử sang để đàn áp quân của Dương Đình Nghệ, nhưng bị đánh tan, phải bỏ chạy về Trung Hoa. Thắng lợi, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ. Cai quản đất nước được sáu năm thì Dương Đình Nghệ bị một thuộc tướng là Kiều Công Tiễn sát hại.
Ngô Quyền (897-944), tướng tài và đồng thời là con rể của Dương Đình Nghệ, đang cai quản Châu Ái, đem quân đi trừng phạt Kiều Công Tiễn.
Ngô Quyền là người cùng quê với Phùng Hưng, xã Đường Lâm (nay thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây), đã từng theo Dương Đình Nghệ từ buổi ban đầu và có uy tín lớn với dân chúng.
Trước sự tiến công của Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn lo sợ, vội vàng đi cầu cứu nhà Nam Hán. Vua Nam Hán nắm cơ hội thực hiện mộng xâm lăng, bèn phong cho con là Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ, sai đem thủy quân đi trước còn bản thân mình sẽ theo đường bộ tiếp ứng.
READ: Lịch sử 6 - Bài 26 - Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ DươngNăm 938, Ngô Quyền chiếm được thành Đại La, bắt được Kiều Công Tiễn và đem bêu đầu trên thành. Dù biết tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết và Ngô Quyền đã làm chủ thành Đại La, quân Nam Hán vẫn tiến công. Ngô Quyền bèn bày thế trận thủy chiến, cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, chờ địch. Tháng 12 năm ấy, Hoằng Tháo đem thủy binh tiến ồ ạt vào sông Bạch Đằng. Nhân lúc triều cường, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh, nhử quân Hoằng Tháo lọt qua trận địa cọc ngầm đã đóng sẵn xuống lòng sông. Khi thủy triều xuống mạnh, trận địa cọc ngầm nổi lên, Ngô Quyền thúc đại quân ra đánh. Chiến thuyền của Nam Hán nặng nề, không thoát được, bị cọc đâm vỡ rất nhiều. Hoằng Tháo bị giết tại trận, toàn bộ đội thủy quân bị tiêu diệt. Vua Nam Hán nghe tin bại trận và tin Hoằng Tháo bị giết chết, thương khóc thảm thiết rồi rút về nước.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
Đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương (939), đóng đô ở Cổ Loa. Ngô Vương đặt ra các chức quan văn võ, qui định triều nghi, lập bộ máy chính quyền mang tính chất tập quyền.
Hay hay:
- Lịch sử 6 – Bài 6 – Văn hoá cổ đại
- Lịch sử 6 – Bài 14 – Nước Âu Lạc
- Lịch sử 6 – Bài 22 – Khởi nghĩa Lý Bí Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo)
- Giữa Người tối cổ và Người tinh khôn có sự khác nhau như thế nào? – Lịch sử lớp 6
Từ khóa » Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỷ X
-
Bài 18: Bước Ngoặt đầu Thế Kỉ X Lịch Sử 6 [Kết Nối Tri Thức]
-
Giải Bài18. Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X
-
Lý Thuyết Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X Lịch Sử Và Địa Lí 6 Kết Nối ...
-
Chương 4: Bước Ngoặt Lịch Sử ở đầu Thế Kỉ X - Người Kể Sử
-
Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X - Cô Nguyễn Hữu (DỄ HIỂU NHẤT)
-
Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X - Cô Tiêu Thị Lan Anh (HAY NHẤT)
-
Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X - Bài 18 - Kết Nối Tri Thức - YouTube
-
[Sách Giải] Bài 19: Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X
-
Bài 18. Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X - Hoc24
-
Bài 17. Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X - Hoc24
-
[Chân Trời Sáng Tạo] Giải Lịch Sử 6 Bài 19 - TopLoigiai
-
Lịch Sử Và Địa Lí 6 Bài 18: Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X SGK Kết ...
-
[Sách Cánh Diều] Giải Lịch Sử 6 Bài 17: Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X
-
[Cánh Diều] Lịch Sử 6 Bài 17: Bước Ngoặt Lịch Sử đầu Thế Kỉ X