Trình Bày Các Giai đoạn Phát Triển Của Phong Trào Cần Vương?
Có thể bạn quan tâm
Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
- Giai đoạn 1: từ giữa năm 1885 đến tháng 11-1888
+ Sau khi chiếu Cần vương ra đời, nhiều văn thân, sĩ phu yêu nước đã sôi nổi hưởng ứng. Họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với thực dân Pháp và tay sai trên một địa bàn rộng lớn, tập trung ở các tỉnh Bắc và Trung kì.
+ Có nhiều văn thân, tướng lĩnh tham gia như Trần Xuân Soạn, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Phạm Bành….
+ Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn này là trong chừng mực nhất định, phong trào đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt, giai đoạn thứ nhất kết thúc.
- Giai đoạn thứ 2: từ cuối năm 1888 đến năm 1896:
+ Tuy không còn sự lãnh đạo thống nhất của triều đình nhưng phong trào Cần vương vẫn tiếp phát triển và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có trình độ tổ chức cao hơn và duy trì cuộc chiến đấu chống Pháp trong nhiều năm như cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật, cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.
+ Pháp tăng cường càn quét, nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và rừng núi.
+ Tuy nhiên, phong trào Cần vương trong giai đoạn này vẫn không khắc phục được tình trạng lẻ tẻ, địa phương thiếu sự liên kết và chỉ đạo thống nhất. Các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị thất bại, năm 1896, phong trào Cần vương kết thúc.
* Khởi nghĩa Hương Khê được xem là cuộc khởi nghĩa đỉnh cao nhất trong phong trào Cần vương vì:
- Thời gian khởi nghĩa kéo dài suốt 10 năm, từ năm 1885 đến 1896.
- Phạm vi hoạt động rộng lớn bao gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Lực lượng tham gia: thu hút đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân khắp 4 tỉnh miền Bắc Trung Kì.
- Tổ chức kháng chiến: Nghĩa quân có tổ chức tương đối chặt chẽ, sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với Pháp. Nghĩa quân đã chế tạo và sử dụng được loại súng trường tương tự như của Pháp.
- Nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh lớn, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, thực dân Pháp và tay sai phải tốn nhiều công sức để bao vây, dập tắt.
Từ khóa » Trình Bày Hai Giai đoạn Của Phong Trào Cần Vương
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần Vương Chống ...
-
Các Giai đoạn Phát Triển Của Phong Trào Cần Vương - TopLoigiai
-
Bảng So Sánh 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần Vương (1885 - 1896)
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào ...
-
Trình Bày Các Giai đoạn Của Phong Trào Cần Vương Và Nêu ý ...
-
Trình Bày 2 Giai đoạn Phát Triển Của Phong Trào Cần Vương(1885 ...
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần ...
-
Phong Trào Cần Vương (1885 - 1896) - Học Kì II - UBND Tỉnh Lào Cai
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần Vương Chống ...
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần ... - Tech12h
-
Trình Bày Các Giai đoạn Phát Triển Của Phong Trào Cần Vương?Trình ...
-
Tóm Lược Diễn Biến 2 Giai đoạn Của Phong Trào Cần ... - Người Kể Sử
-
Phong Trào Cần Vương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cần Vương - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế