Trình Bày Các Phương Tiện Giao Tiếp Ngôn Ngữ Và Phi Ngôn Ngữ
Có thể bạn quan tâm
Phương tiện giao tiếp là gì? Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là gì? Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? So sánh phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, để giải đáp được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
Phân biệt phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
- 1. Phương tiện giao tiếp là gì?
- 2. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là gì?
- 3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
- 3. Sự khác nhau giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
1. Phương tiện giao tiếp là gì?
Phương tiện giao tiếp là phương tiện để con người truyền đi bất cứ một loại thông tin nào đó, như diễn tả tình cảm, ám chỉ, miêu tả sự vật. Phương tiện giao tiếp giúp thể hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp.
Có 2 loại phương tiện giao tiếp đó là: phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
2. Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là gì?
Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quá trình mà cá nhân sử dụng một thứ tiếng để giao tiếp và tư duy. Cần chú ý đến tất cả yếu tố của ngôn ngữ như: nội dung, ngữ pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ v.v…
- Phát âm chuẩn, không nói nhanh quá hoặc chậm quá,
- Nhịp độ nói cần lúc trầm, lúc bổng, có điểm nhấn mới hấp dẫn người nghe
- Lối nói lịch sự, đôi lúc dùng lối nói ẩn ý, tế nhị khéo léo
3. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm âm thanh (tiếng kêu, nhạc,...) và hình ảnh (nét mặt, dáng vẻ, trang phục, di chuyển, hành vi, cử chỉ...); ký hiệu (công thức, tranh ảnh,...) được sử dụng trong quá trình giao tiếp.
Các hình thức giao tiếp phi ngôn từ
Nét mặt:
Khuôn mặt là nơi diễn đạt cảm xúc của bạn; nó thể hiện cả hình thức cũng như mức độ cảm xúc của bạn. Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc như vui mừng, buồn bã, ngạc nhiên, sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, yêu ghét… Ngoài tính biểu cảm, nét mặt cũng là bộ phận biểu lộ tính cách, cá tính của con người.
Nụ cười:
Nụ cười được xem là một thứ trang sức trong giao tiếp và cũng là phương tiện làm quen hay xin lỗi rất tinh tế, ý nhị. Trong giao tiếp, nụ cười là phương tiện phi ngôn ngữ biểu lộ tình cảm, thái độ của đối tượng giao tiếp. Mỗi loại nụ cười thể hiện một cá tính nhất định: Nụ cười hồn nhiên, đôn hậu; nụ cười chua chát, miễn cưỡng; nụ cười hiểm độc, nanh ác; nụ cười đồng cảm, thân thiện; nụ cười chế diễu, khinh miệt... Biết sử dụng nụ cười đúng lúc, hợp lý là một nghệ thuật cần được rèn luyện thường xuyên để có thể biểu cảm thông qua các kiểu cười khác nhau. Luôn nở nụ trên môi sẽ tạo được kết quả giao tiếp tốt. Tác dụng của nụ cười: Cải thiện giao tiếp; Mâu thuẫn dễ được giải quyết; Giúp chúng ta lạc quan hơn; Giảm gánh nặng căng thẳng; Tạo ra năng lượng; Phá vỡ sự mệt mỏi, nhàm chán; Đoàn kết mọi người.
Ánh mắt:
Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người. Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp. Trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe. o Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn. o Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt. Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm…
Các cử chỉ, hành động:
Trong giao tiếp các cử chỉ chân tay, đầu, thân thể luôn có nghĩa nhất định. Các cử chỉ này thể hiện ý nguyện trong các hoàn cảnh cụ thể như: đồng ý, phản đối, đáng tiếc, tức giận… Các cử chỉ khác như mũi, tai, lông mày, miệng… cũng là phương tiện biểu lộ các trạng thái tâm lý, tình cảm để truyền thông điệp trong quá trình giao tiếp.
Tư thế:
Là một phương tiện thể hiện tác phong trong giao tiếp. Tư thế thể hiện mối quan hệ đối với vai trò, vị trí, vị thế xã hội của đối tượng giao tiếp. Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái tinh thần thoải mái hay căng thẳng. Ví dụ: Tư thế thoải mái, ngồi nói chuyện đầu hơi ngả về phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi cúi đầu, tựa hồ đang lắng nghe là tư thế của cấp dưới. Tính thân mật trong giao tiếp chỉ thật sự có kết quả khi bạn và người nghe đối mặt với nhau. Và tránh đừng bao giờ nói mà xoay lưng lại hoặc nhìn sàn nhà, trần nhà vì điều này khiến giao tiếp trở nên thờ ơ.
Diện mạo
Bao gồm sắc mặt, nét mặt, đặc điểm của khuôn mặt, râu tóc, trang phục, trang sức… là phương tiện có thể gây ấn tượng mạnh, đặc biệt là lần giao tiếp đầu tiên. Đối tượng giao tiếp cao ráo, khỏe mạnh, khuôn mặt hài hòa, nét mặt tươi sáng, ưa nhìn bao giờ cũng gây ấn tượng tốt hơn người gầy, bé, khuôn mặt không cân đối, nét mặt khó đăm đăm. Diện mạo sáng sủa là một lợi thế trong giao tiếp. Người có diện mạo sáng sủa thường dễ dàng thu hút được thiện cảm của những người xung quanh. Cách ăn mặc, đồ trang sức… của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và trình độ văn hóa, nghề nghiệp đẳng cấp của người đó. Thông qua cách ăn mặc, trạng thái tình cảm hoặc tâm lý của đối tượng cũng có thể được nhận biết.
3. Sự khác nhau giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
Như vậy bạn có thể thấy trong hai phương tiện giao tiếp trên có sự khác nhau nhất định. Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ thì chủ yếu sử dụng lời nói và ngữ điệu phát âm của người nói để thể hiện nội dung cần giao tiếp. Còn phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là hình thức giao tiếp kết hợp giữa âm thanh và các cử chỉ hành động liên quan nhằm thể hiện ý muốn nói cho người nghe.
Thông thường phương tiện giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên trong đời sống, sử dụng từ ngữ để thể hiện điều muốn nói, và người nghe hay nhận cũng hiểu rõ được ý của người nói. Nhưng trong giao tiếp phi ngôn ngữ thì người nhận sẽ dễ dàng hiểu sai ý của người thể hiện do không đồng nhất trong cách thể hiện.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ thì chúng ta dễ thấy trong cuộc sống hằng ngày, còn giao tiếp phi ngôn ngữ ta có thể thấy như là người không thể nói dùng các ký hiệu và cử chỉ tay để nói, trong trò chơi miêu tả hoạt động để người đoán hiểu được đáp án,....
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn bài viết Trình bày các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Qua đó các bạn nắm được cách phân biệt và đặc điểm của các phương tiện giao tiếp.
Các bạn có thể đọc thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Trình Bày 10 Lỗi Khi Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ
-
10 Lỗi Trong Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ Cơ Thể Bạn Cần Tránh - Ohay TV
-
Kỹ Năng Giao Tiếp Và 10 Sai Lầm Thường Gặp - Kênh Tuyển Sinh
-
10 Sai Lầm Thường Gặp Trong Giao Tiếp - Taxplus
-
10 điều Cần Biết Khi Giao Tiếp Thuyết Trình - Tài Liệu Text - 123doc
-
10 BÍ QUYẾT GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ - Hutech
-
Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ – Wikipedia Tiếng Việt
-
10 Thủ Thuật Trong Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ - Le & Associates
-
6 Sai Lầm Của Ngôn Ngữ Cơ Thể Khi Giao Tiếp - NDH
-
Lỗi Ngôn Ngữ Cơ Thể Cần Tránh Khi Thuyết Trình - .vn
-
Một Số Biểu Hiện Phi Ngôn Ngữ Cần Lưu ý Trong Thuyết Trình
-
6 Kỹ Năng Giao Tiếp Phi Ngôn Ngữ Cần Thiết - Tư Duy
-
[DOC] Bài: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ - VBSP
-
Bạn Có Mắc Phải 10 Lỗi Sau đây Trong Giao Tiếp? (Phần 1) - ESmart
-
5 Lỗi Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Thuyết Trình Cần Tránh - Blog