Trình Bày Cơ Chế đóng Mở Khí Khổng Chính Xác Nhất - TopLoigiai

Câu hỏi: Cơ chế đóng - mở khí khổng

Trả lời:

Khi 2 tế bào hình hình hạt đậu cấu tạo nên khí khổng trương nước, thành mỏng của tế bào hình hạt đậu căng ra làm cho thành dày cong theo => Khí khổng mở rộng (Hình a). 

Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng => khí khổng đóng lại (Hình b). Tuy nhiên chúng ta lưu ý rằng là khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Trình bày cơ chế đóng mở khí khổng (ảnh 4)

Cớ chế đóng - mở khí khổng

Quá trình trương nước hay mất nước (phản ứng đóng mở khí khổng) của tế bào khí khổng lại chịu sự điều tiết của nhiều quá trình khác, giúp sự đóng mở của khí khổng vào những thời điểm thích hợp với chức năng thoát nước, lấy CO2,... 

Có 2 cơ chế đóng - mở khí khổng là đóng thủy chủ động, mở quang chủ động, và đóng mở bị động.

* Đóng - mở bị động:

- Khi tế bào xung quanh khí khổng bão hòa hơi nước (như sau khi trời mưa), các tế bào đó sẽ tăng thể tích và làm chèn ép tế bào khí khổng => tế bào khí khổng đóng lại.

- Khi các tế bào ấy mất nước, các tế bào này giảm thể tích và ngừng chèn ép lên các tế bào khí khổng => tế bào khí khổng mở ra.

* Mở quang chủ động: đây là hiện tượng khí khổng chủ động mở khi gặp ánh sáng.

Có nhiều cơ chế tác động đến sự mở khí khổng. 

- Acid absisic ở nồng độ thấp (giảm nồng độ) => bơm K+ giảm hoạt động, ion K+ vẫn giữ lại bên trong tế bào khí khổng => làm tăng áp suất thẩm thấu => tế bào hút nước vào làm trương tế bào => mở khí khổng.

- Khi có ánh sáng, các tế bào tiến hành quang hợp làm giảm nồng độ CO2 => pH tăng kích thích enzyme phân giải tinh bột thành đường hoạt động => nồng độ đường tăng => làm tăng áp suất thẩm thấu => tế bào trương nước => mở khí khổng.

- Ánh sáng xanh tác động đến thụ thể ánh sáng xanh trên màng tế bào khí khổng làm khí khổng mở.

* Đóng thủy chủ động: là hiện tượng đóng chủ động khí khổng khi cường độ ánh sáng quá mạnh.

Khi cường độ ánh sáng quá mạnh, các tế bào mất nước, acid absisic được tiết ra (hormone được tiết ra khi điều kiện khô hạn) kích thích bơm K+ hoạt động => bơm K+ từ khí khổng ra bên ngoài môi trường => áp suất thẩm thấu trong khí khổng giảm => tế bào khí khổng mất nước và đóng l

Từ khóa » Nguyên Tố Khoáng Có Vai Trò Quan Trọng Trong điều Tiết độ Mở Của Khí Khổng