Trình Bày đặc điểm Cấu Tạo Của Cá Voi Thích Nghi Với đời Sống Trong ...
Có thể bạn quan tâm
Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước” cùng với những kiến thức tham khảo về cá voi là tài liệu đắt giá môn sinh học 7 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.
Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nướcKiến thức tham khảo về cá voi1. Tại sao cá voi phun nước?3. Cá voi đẻ trứng hay đẻ con?4. Những điều thú vị về cá voi sát thủTrả lời câu hỏi: Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước
Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện:
- Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.
- Chi trước biến đổi thành vây dạng chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như các động vật có xương sống ở cạn, xương ống tay và xương cánh tay ngắn, các xương ngón tay rất dài.
Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về cá voi dưới đây nhé
Kiến thức tham khảo về cá voi
Cá voi chính là một sự tiến hóa từ các loài động vật có vú sống trên cạn. Chúng có tổ tiên là những loài động vật ăn thịt thuộc bộ móng guốc thuộc giống Cetaceans và Archaeocetes. Loài này đã bị tuyệt chủng khoảng 48 triệu năm trước rồi. Trải qua những biến đổi về địa chất, những loài động vật thuộc hai giống này dần dần được tiến hóa và chuyển xuống sinh sống dưới nước.
Khoảng 5 – 10 triệu năm trở lại đây, chúng mới thật sự tiến hóa hoàn toàn và thích nghi tốt với cuộc sống trong môi trường nước. Trong đó, dòng cá voi được chia làm 2 loại chính là cá voi tấm sừng và cá voi có răng.
Vì là loài động vật có vú nên chúng cũng cần hô hấp như các loài động vật ở trên cạn. Nó lấy oxi bằng cách bơi lên gần mặt nước để nhả khí cacbonic và hít oxi có trong không khí. Khi nhảy xuống nước, phần lỗ mũi của chúng sẽ khép chặt lại và chỉ đến khi chúng nổi lên lấy oxi thì lỗ mũi mới mở ra và phun trên mặt nước. Cũng vì đặc điểm này mà các nhà khoa học có thể phân biệt được cá voi với những loài cá lớn khác dù là ở khoảng cách xa.
1. Tại sao cá voi phun nước?
Cá voi hô hấp bằng phổi, vì thế chúng phải ngoi lên lấy oxy trong không khí. Mỗi khi như vậy, chúng ta lại thấy chúng phun nước lên trên không. Tại sao lại như vậy?
Như chúng ta đã biết, cá voi là loài động vật khổng lồ, do đó lá phổi của nó rất lớn, ví dụ như phổi của cá voi xanh có thể nặng 1.500 kg, trong phổi chứa được 15.000 lít không khí. Dung lượng phổi lớn như vậy rất có lợi, giúp chúng có thể ở dưới nước liên tục lâu hơn. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ ở dưới nước được khoảng mười mấy phút là cá voi phải ngoi lên để thay đổi không khí.
2. Thính giác của cá voi
Sống trong môi trường nước giống như những loài cá khác, phần tai ngoài của cá voi đã bị tiêu biến chỉ còn lại một lỗ rất nhỏ. Thế nhưng chúng lại có phần tai trong vô cùng nhạy bén. Tai trong của chúng có thể nghe và cảm nhận được những tần số âm thanh vô cùng nhỏ dù là khoảng cách ở xa hàng chục dặm.
Nhờ có đặc điểm này mà chúng săn mồi chính xác và dễ dàng hơn. Chúng xác định được kích thước của con mồi và môi trường nước một cách chính xác nhất. Nhờ có thính giác hỗ trợ nên chúng có thể định vị và di chuyển chính xác trinh môi trường nước bị ánh sáng kém.
3. Cá voi đẻ trứng hay đẻ con?
Cá voi được biết đến là loài có hình thức sinh sản cực kì thú vị trong tự nhiên. Chúng đẻ con và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Theo các nhà khoa học, cá voi sẽ bắt đầu sinh sản và giao phổi kể từ khi 5 tuổi.
Cá voi mang thai trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 tháng.
Sau khi đẻ con, cá voi mẹ sẽ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian khoảng 6 tháng. Sau khoảng thời gian này, chúng sẽ bắt đầu cai sữa.
4. Những điều thú vị về cá voi sát thủ
Mặc dù chúng sở hữu vẻ ngoài rất dễ thương nhưng chúng không phải là một loài động vật hiền lành, hơn thế nữa, chúng còn được coi là hung thần dưới đại dương. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2019 cho thấy cá voi sát thủ rất giỏi đe dọa các sinh vật khác, thậm chí còn dám cả gan bắt nạt cá mập trắng lớn.
Vào ngày 4 tháng 10 năm 1997, con người đã lần đầu tiên ghi nhận cá voi sát thủ tấn công cá mập trắng lớn. Hai con cá voi cái trưởng thành vừa giết chết một con sư tử biển California, trong khi chúng đang chơi đùa thì một con cá mập trắng lớn đực trưởng thành đã bị hấp dẫn bởi mùi máu.
Cá voi sát thủ cũng có tập tính xã hội rất cao, chúng là loài động vật sống theo chế độ mẫu hệ, đơn vị cơ bản nhất trong xã hội của cá voi sát thủ thường sẽ có 5 - 6 thánh viên trong cùng một gia đình, hoặc những con có quan hệ họ hàng gần sẽ đi với nhau để tạo thành một công đồng, những cộng đồng có tổ tiên chung sẽ tạo thành các thị tộc. Mối quan hệ giữ các thành viên trong gia đình của cá voi sát thủ vô cùng khăng khít và cũng không thua kém gì xã hội của loài người.
Từ khóa » Tổ Tiên Của Cá Voi Sống ở Môi Trường Nào
-
Tổ Tiên Của Cá Voi Sống Trên Cạn - Báo Tuổi Trẻ
-
GIÚP MÌNH VỚI CẦN GẤP Tổ Tiên Cá Voi Sống ở Môi Trường ? A ...
-
Tiến Hóa Của Bộ Cá Voi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổ Tiên Của Loài Cá Voi Là động Vật Gì? - Chị Thỏ Ngọc
-
Tổ Tiên Của Cá Voi Là... Hươu
-
Tổ Tiên Cá Voi Sống ở Môi Trường Nào - Hoc24
-
Tổ Tiên Cá Voi Sống ở Môi Trường Nào - Hoc24
-
Tổ Tiên Của Cá Voi Là... Hươu - VnExpress
-
Cá Voi Từng Sống... Trên Cạn - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Cá Voi Tiến Hóa Từ Loài động Vật Giống Hươu, Di Chuyển Bằng Chân
-
GIÚP MÌNH VỚI CẦN GẤP Tổ Tiên Cá Voi Sống ở Môi ... - MTrend
-
Tổ Tiên Cá Voi Sống ở Môi Trường Nào
-
Cá Voi Trông Như Thế Nào Trước Khi Trở Thành "cá"? - Dân Việt