Trình Bay Hệ Thống Tính điểm Trong Thi đấu Cầu Lông
Có thể bạn quan tâm
Hiểu về luật cầu lông khi thi đấu là yếu tố quan trọng không kém những kỹ năng khi thi đấu cầu lông, chính vì vậy mà ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những quy định quan trọng nhất trong luật thi đấu cầu lông, được trình bày một cách đơn giản dễ hiểu nhất có thể.
Nội dung chính Show- Những thay đổi trong luật cầu lông mới nhất
- Luật cầu lông cơ bản trong thi đấu
- 1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ
- 2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lông
- 3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông
- 4. Luật đổi sân trong cầu lông
- 5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi
- 6. Quy định trong luật cầu lông đơn
- 7. Luật cầu lông đôi
- 8. Bắt lỗi của VĐV trong luật chơi cầu lông mới
- 9.Luật trọng tài cầu lông
Trong luật cầu lông mới nhất của liên đoàn cầu lông quốc tế WBF (WOLD BADMINTON FEDERATION). Chi tiết trong từng nội dung thi đấu cầu lông như thi đấu đơn, thi đấu đôi, nam, nữ…và trong từng quy cách đánh cầu lông như: Luật phát cầu, luật trọng tài, luật tính điểm….
Những thay đổi trong luật cầu lông mới nhất
Thay đổi gần đây nhất chính là luật giao cầu trong thi đấu cầu lông do liên đoàn cầu lông quốc tế ban hành áp dụng từ ngày 1/3/2018. Những thay đổi nhằm đơn giản hóa việc áp dụng luật thi đấu cầu lông cụ thể là luật phát cầu lông của VĐV, vì đây là kỹ thuật đánh cầu lông dễ mắc lỗi nhất khi thi đấu cầu lông.
Trong luật giao cầu mới nhất quy định, ở tư thế chuẩn bị phát cầu thì quả cầu phải cách mặt đất ít nhất 1,15m khi vợt tiếp xúc với quả cầu. Quy định trước kia cho việc phát cầu thì khoảng cách này được tính là dưới phần thắt lưng của người đánh.
Những thay đổi mang tính thử nghiệm sẽ được áp dụng trong tất cả các giải đấu cầu lông chuyên nghiệp thuộc hệ thống WBF trừ giải đấu BWF World Junior Championships.
Đó là thay đổi căn bản trong luật cầu lông hiện hành. Và tiếp theo là những quy định trong luật chơi cầu lông vẫn được áp dụng cho tới thời điểm hiện nay khi thi đấu.
Luật cầu lông cơ bản trong thi đấu
Trong nội dung bài viết lần trước chúng ta đã cùng tìm hiểu về kích của sân cầu lông chuẩn, vì vậy mà ngày hôm nay chúng ta sẽ bỏ qua các vấn đề về sân bãi và dụng cụ thi đấu, để có thể trực tiếp đi vào nội dung chính của luật chơi cầu lông.
✅ Xem thêm bài viết: kích thước sân cầu lông
1. Đấu đơn, đôi và đôi nam nữ
- Vận động viên thi đấu (VĐV): Là bất kỳ ai đăng ký và tham gia thi đấu
- Một trận đấu cầu lông: Diễn ra giữa hai đội, mỗi đội có từ 1 tới 2 người tham gia thi đấu, xem đội nào sẽ giành chiến thắng.
- Đấu đơn: Trận đấu diễn ra giữa hai đội mỗi đội cử ra 1 VĐV để thi đấu, chia làm hai loại là đơn nam và đơn nữ
- Đấu đôi: Trận thi đấu giữa hai đội mỗi đội có hai người, có thể là đôi nam, đôi nữ hoặc đôi nam nữ.
- Đội phát cầu: Chỉ đội có quyền giao cầu trước
- Đội nhận cầu: Bên đỡ đường cầu của đội phát cầu đánh tới.
- Một pha cầu: Là một loạt những cú đánh từ 2 đội cho tới khi cầu rơi xuống đất và trọng tài ra hiệu tính điểm cho đội thắng.
2. Bốc thăm chọn sân và quyền phát cầu trong luật đánh cầu lông
Việc ra quyết định bên nào được nhận sân trước và bên nào giao cầu trước sẽ được trọng tài chọn lựa bằng cách tung đồng xu.
- Bên nào thắng sẽ có quyền phát cầu trước và được chọn sân.
- Bên còn lại tất nhiên sẽ có lựa chọn còn lại.
Đây chỉ là cách phân định một cách công tâm trong thi đấu chứ không hoàn toàn là một ưu thế cho bên nào cả, vì mọi điều kiện thi đấu hầu như không có gì khác nhau, hơn nữa 2 VĐV sẽ đổi sân khi đã thi đấu hết một hiệp.
3. Cách tính điểm trong luật thi đấu cầu lông
Thể thức chung trong trong luật thi đấu cầu lông là một trận đấu diễn ra trong 3 hiệp tính theo quy định đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó giành chiến thắng chung cuộc.
- Bên giành chiến thắng trong một hiệp là bên giành được điểm số 21 trước (trường hợp ngoại lệ c và d)
- Một điểm sẽ được tính cho bên giành chiến thắng trong một pha cầu. Một bên sẽ có được 1 điểm khi bên phía đối phương phạm lỗi hoặc đánh cầu ngoài.
- Trong trường hợp tỉ số 20-20 thì đội nào dẫn cách biệt 2 điểm trước sẽ là đội giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.
- Trong trường hợp 2 đội đánh tới số điểm 29-29 thì đội nào ghi điểm số 30 trước đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Đội nào thắng trong ván gần nhất sẽ được giao cầu trong hiệp đấu tiếp theo
4. Luật đổi sân trong cầu lông
Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
- Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
- Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
- Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
5. Luật phát cầu lông đơn và cầu lông đôi
Trong một trận cầu A, B VS C,D ban đầu A phát cầu cho C và bên A,B thắng tình huống cầu đó thì lượt sau, A và B sẽ đổi chỗ và A giao cầu cho D tỉ số là 1-0 cho bên A,B.
Tiếp theo nếu như bên C,D thắng thì hai bên giữ nguyên vị trí và D giao cầu cho A tỉ số là 1-1.
Tiếp đến nếu bên A,B thắng với tỉ số 2-1 thì các bên giữ nguyên vị trí và B giao cầu cho C.
Phía trên là hình ảnh mô tả phần ô phát cầu của nội dung cầu lông đơn (màu đỏ) và cầu lông đôi (màu xanh). Phía dưới là hình ảnh vạch tính điểm tương ứng của hai nội dung.
Lưu ý: Khi vị trí tiếp xúc của quả cầu là ở phần vạch kẻ giới hạn của mỗi nội dung, thì vẫn sẽ tính là cầu trong sân.
- Một tình huống giao cầu đúng( luật cầu lông đánh đơn và đánh đôi):
- Cả hai bên phát cầu và nhận cầu đều ở tư thế sẵn sàng và không bên nào có hành động gây trì hoãn. Bất kỳ hành động trì hoãn nào của cả hai bên ảnh hưởng tới tình huống cầu đều là bất hợp lệ;
- Vị trí chuẩn trong giao cầu là người phát cầu và người nhận cầu ở vị trí chéo nhau trong phạm vi ô của mình và không chạm vào bất kỳ đường biên của vạch kẻ sân.
- Trong luật giao cầu lông quy định khi phát cầu thì 2 chân của người phát cầu và người nhận cầu để phải tiếp xúc với mặt đất, cho tới khi quả cầu được đánh đi.
- Vị trí tiếp xúc của vợt cầu và quả cầu lông phải là phần đế của quả cầu.
- Theo quy định của luật giao cầu mới nhất(đấu đơn đấu đôi) thì vị trí của quả cầu khi tiếp xúc với vợt của người phát phải cách mặt đất độ cao 1,15m và dưới thắt lưng của người phát cầu.
- Khi cầu và vợt tiếp xúc với nhau thì thân của vợt phải có hướng xuống dưới.
- Một tình huống cầu xảy ra ngay khi người phát cầu đưa vợt hướng về phía trước và đánh vào quả cầu.
- Khi người nhận cầu chưa sẵn sàng thi theo luật đánh cầu lông, thì người giao cầu sẽ không được đánh cầu. Người phát chỉ được đánh khi người nhận đã ở tư thế sẵn sàng.
- Đặc biệt trong nội dung thi đấu đôi khi người giao cầu và nhận cầu khi đã ở tư thế sẵn sàng thì đồng đội của họ có thể tự do di chuyển trong ô của mình, miễn là không làm ảnh hưởng tới người phát và người đỡ cầu.
6. Quy định trong luật cầu lông đơn
- Quy định về ô giao và nhận cầu:
- Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
- Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó.
- Cách một pha cầu diễn ra:
- Một pha cầu được diễn ra khi các VĐV liên tục đánh cầu qua lại, pha cầu đó chỉ kết thúc khi cầu ngoài sân, hay vì lý do nào đó mà trọng tài quyết định dừng trận đấu.
- Quy định về ghi điểm trong luật cầu lông:
- Khi người giao cầu thắng trong lượt phát cầu của mình, thì VĐV đó đã ghi được một điểm và có quyền phát cầu lần nữa ở ô còn lại.
- Ngược lại khi người nhận giành chiến thắng thì, người nhận cầu sẽ ghi được 1 điểm và là người phát cầu ở ngay vòng sau.
7. Luật cầu lông đôi
- Quy định về ô giao và nhận cầu:
- Bên phải sẽ là vị trí mà bên giao cầu phát cầu khi họ chưa ghi điểm hoặc họ ghi được điểm chẵn.
- Và ô giao cầu bên trái sẽ là vị trí giao cầu khi bên đó giành được điểm lẻ trong ván thi đấu đó.
- Vị trí đứng của VĐV sẽ không thay đổi khi lần gần nhất người VĐV đó đứng tại vị trí đó giao cầu cho bên mình, tương tự với VĐV còn lại.
- VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
- Vị trí thi đấu của VĐV sẽ không thay đổi, cho đến khi có một bên giành điểm ở ngay lượt giao cầu của bên đó.
- Lượt đánh cầu và vị trí:
- Một pha cầu trong thi đấu cầu lông đôi kết thúc cũng giống như trong thi đấu đơn là khi cầu ngoài sân hoặc có sự can thiệp của trọng tài.
- Ghi điểm và giao cầu:
- Cách tính điểm cầu lông trong luật cầu lông được ghi chi tiết trong bảng tính điểm trên các bạn có thể thấy một cách trực quan nhất về cách tính và vị trí sân.
8. Bắt lỗi của VĐV trong luật chơi cầu lông mới
Tính cầu ngoài cuộc:
- Quả cầu chạm vào lưới hay cột lưới và rơi xuống đất thuộc phần sân của người đánh cầu.
- Cầu chạm mặt sân
- Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của VĐV.
- Xảy ra lỗi hay một quả phát cầu lỗi, do quyết định của trọng tài
Thời gian nghỉ,lỗi tác phong và hành vi của VĐV
- Theo luật thi đấu cầu lông thì trận đấu sẽ phải diễn ra liên tục bắt đầu từ khi giao cầu cho tới khi kết thúc một pha cầu, trừ trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
- Thời gian nghỉ giữa các hiệp thi đấu:
- Và khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ là không nhiều hơn 60 giây.
- Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1,2 và 3 không quá 2 phút.
- (Thời gian nghỉ ngoài lật sẽ được quyết định bởi ban trọng tài).
- Nghỉ khi trận thi đấu kết thúc:
- Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và tính tiếp tới khi trận đấu được bắt đầu lại.
- Lỗi trì hoãn trong thi đấu:
- VĐV không được phép trì hoãn bằng bất kỳ hình thức nào, để phục hồi thể lực …
- Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài chính điều khiển trận đấu.
- Chỉ đạo và rời sân:
- VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không còn trong cuộc.
- Trong khi trận đấu đang diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân, khi chưa được sự đồng ý của trọng tài.
- Hành động VĐV không được phép:
- Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu;
- Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay bựt lông cầu;
- Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài….hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.
- Giải quyết vi phạm:
- Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật.
- Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài quyết định cảnh cáo hay xử phạt.
- Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài sẽ tính là một lần phạm lỗi
- Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
9.Luật trọng tài cầu lông
Trong luật cầu lông thì tổng trọng tài là người có vai trò và trách nhiệm cao nhất trong một trận đấu và cả giải đấu, là người ra quyết định cuối cùng và quan trọng
- Trong luật trọng tài thì, trọng tài chính chịu trách nhiệm về trận đấu, các vấn đề sân bãi thi đấu và có trách nhiệm báo cáo lên tổng trọng tài.
- Việc bắt lỗi giao cầu sẽ được trọng tài giao cầu giám sát và ra dấu khi có lỗi.
- Trọng tài biên có nhiệm vụ quan sát về vị trí cầu trong hay ngoài sân, để báo cáo lên trọng tài chính.
- Những tình huống cầu cụ thể sẽ do trọng tài đảm nhiệm vị trí đó quyết định, trừ trường hợp trọng tài chính nhận định quyết định của trọng tài khác là sai thì có quyền phủ quyết .
Vai trò của trọng tài chính gồm:
- Thi hành theo như luật cầu lông hiện hành, ra quyết định về việc bắt lỗi hay phát cầu lại;
- Đưa ra quyết định cuối cùng khi có tranh chấp và khiếu nại xảy đến khi thi đấu;
- Đảm bảo cho các VĐV và khán giả được thông tin đầy đủ về diễn biến của trận đấu;
- Có đủ thẩm quyền để thay thế trọng tài biên khi đã thông qua ý kiến của tổng trọng tài;
- Thu thập thông tin để báo cáo với tổng trọng tài về bất cứ điều gì liên quan tới giải đấu
- Báo với tổng trọng kịp thời về các tình huống chưa được giải quyết thỏa đáng. Đó là những tình huống cần được đưa ra quyết định trước tình huống giao cầu tiếp theo xảy đến.
Tổng kết:
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về luật cầu lông mới nhất, với thay đổi căn bản về phát cầu, cùng những kiến thức căn bản nhất về luật cầu lông đôi hay đơn về những hướng dẫn chi tiết về cách tính điểm cũng như luật trọng tài theo đúng quy chuẩn của luật thi đấu quốc tế.
Từ khóa » Trình Bày Hệ Thống Tính điểm Trong Luật Cầu Lông
-
Hệ Thống Tính điểm Trong Thi đấu Cầu Lông
-
Cách Tính điểm Khi Chơi Cầu Lông Dễ Hiểu Cho Người Mới Chơi - Enlio
-
Luật Cầu Lông Tính Điểm Và Những Điều Cần Biết - Elipsport
-
Cách Tính điểm Cầu Lông Chuẩn Thi đấu
-
Cách Tính điểm Môn Cầu Lông đơn Giản Cho Người Mới Chơi
-
Cách Tính điểm Cầu Lông Chi Tiết Và Chuẩn Nhất Cho Người Mới !
-
Cách Tính điểm Cầu Lông đúng Và Chính Xác Cho Người Chơi
-
Cách Tính điểm Cầu Lông Đơn & Đôi Chuẩn Theo Luật Cầu Lông !
-
Luật Cầu Lông | Trung Tâm Giáo Dục Thể Chất
-
Luật Thi đấu Cầu Lông Mới Nhất - Thể Thao Phủi
-
Cách Tính điểm Trong Thi đấu Cầu Lông Bạn Cần Biết
-
Luật Thi đấu Cầu Lông đánh đôi Mới Nhất 2020 - Lượng Sport
-
[PDF] TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN CẦU LÔNG - KHOA CƠ BẢN
-
Luật Đá Cầu