TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Giáo án - Bài giảng >
- Cao đẳng - Đại học >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.69 KB, 77 trang )
những môđun như nhau. Mỗi môđun là một khối nội dung hoàn chỉnh. Trên đại thể,các mô đun của một bài báo được phân chia như sau:Môđun 1: Mở đầu• Lý do của nghiên cứu được trình bày trong bài báo.• Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.• Người được hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu.Môđun 2: Lịch sử nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: “Ai đã làm gì?”• Mô tả sơ lược quá trình nghiên cứu; các thành tựu và tác giả.• Mặt mạnh và yếu của các nghiên cứu cũ.• Kết luận về những nội dung cần giải quyết.Môđun 3: Mục tiêu (tức nhiệm vụ) nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: “Tôi sẽ làm gì?”• Những công việc dự định làm lâu dài• Những công việc phải làm trước mắt• Minh họa trên “cây mục tiêu”Môđun 4: Vấn đề nghiên cứu và luận điểm của tác giả . Trả lời câu hỏi: “Luậnđiểm của tôi là gì?”• Những vấn đề (câu hỏi) đang tồn tại trong nghiên cứu và vấn đề được tácgiả đề cập trong công trình nghiên cứu.• Luận điểm của các tác giả khác nhau và luận điểm của bản thân tác giả bàibáo.Môđun 5: Phương pháp và Luận cứ chứng minh luận điểm• Cơ sở lý luận, tức các luận cứ lý thuyết và phương pháp được sử dụng.• Các luận cứ thực tiễn và phương pháp được sử dụng: quan sát, phỏng vấn,điều tra, thực nghiệm hoặc trắc nghiệm:Môđun 6: Phân tích kết quả• Sự khác biệt giữa thực tế và các giả thiêt được đặt ra trong quan sát hoặcthực nghiệm (trường hợp này là giả thiêt, chứ không phải giả thuyêt)• Độ chính xác của các phép đo và độ sai lệch của các quan sát.• Những hạn chế của quá trình thu thập thông tin và khả năng chấp nhận.Môđun 7: Kết luận và Khuyến nghịThứ nhất, Kết luận:- 32 -• Đánh giá tổng hợp các kết quả thu được.• Khẳng định mặt mạnh, mặt yếu của những luận cứ, phương pháp; Từ đó,khẳng định (hoặc phủ định) tính đúng đắn của luận điểm.• Ghi nhận những đóng góp về lý thuyết.• Dự kiến các khả năng áp dụng kết quả.Thứ hai, Khuyến nghị:Trong khoa học nên dùng khái niệm “khuyến nghị” mà không dùng “kiến nghị”.Khuyến nghị mang ý nghĩa một lời khuyên dựa trên kết luận khoa học. Người nhậnkhuyến nghị có thể sử dụng, có thể không, tuỳ hoàn cảnh thực tế. Còn kiến nghịthường mang ý nghĩa sức ép đối với người nhận kiến nghị.4.2. THÔNG BÁO VÀ TỔNG LUẬN KHOA HỌCThông báo hoặc tổng luận khoa học cung cấp một bức tranh xác thực về mộthoặc một số sự kiện khoa học đã, đang, hoặc sẽ diễn ra.1. Thông báo khoa họcThông báo khoa học được sử dụng trong một số trường hợp cần đưa tin vắn tắtvề hoạt động nghiên cứu. Có thể thông báo trên tạp chí, trong hội nghị hoặc trong cácbản tin khoa học.Mục đích thông báo là cung cấp thông tin tóm tắt về hoạt động và thành tựu,không trình bày luận cứ hoặc phương pháp. Thông báo thường khoảng 100-200 chữ,hoặc trình bày miệng không quá 5 phút.Đúng với nghĩa của một “Thông báo khoa học”, người đọc chỉ nhận ra ở đâynhững “thông báo”, những “sự kiện khoa học”, không có bất cứ một “giả thuyết”, một“luận cứ” hoặc một “chứng minh” nào.2. Tổng luận khoa họcTổng luận khoa học là bản mô tả khái quát toàn bộ sự kiện,thành tựu và vấn đềliên quan đến một chủ đề nghiên cứu. Nội dung gồm:• Lý do làm tổng luận.• Trình bày tóm lược lịch sử nghiên cứu, các phương hướng khoa học và cácthành tựu được nêu trong tổng luận.• Trình bày các vấn đề khoa học, lịch sử các vấn đề, những vấn đề đã đượcgiải quyết và những vấn đề còn mang tính thời sự.• Tóm lược các tác giả, luận điểm của họ, tiếp cận, phương pháp và trườngphái khoa học.- 33 -• Nhận xét tổng quát về thành tựu, về phương pháp, những mặt mạnh, mặtyếu và các vấn đê còn cần được tiếp tục quan tâm.• Đề xuất chủ kiến của cá nhân4.3. CÔNG TRÌNH KHOA HỌC1. Chuyên khảo khoa họcChuyên khảo gồm các bài viết định hướng theo một nhóm vấn đề xác định, tậptrung vào một chủ đề đã được lựa chọn, nhưng không nhất thiết hợp thành một hệthống lý thuyết, ngược lại thường khi còn có hàng loạt luận điểm khoa học trái ngượcnhau. Các tác giả góp bài vào chuyên khảo không nhất thiết kết thành một tập thể tácgiả. Khi nói đến tập thể tác giả, thì ấn phẩm không còn là “tập chuyên khảo” nữa, màcó thể đã mang tính chất một công trình tập thể. Chuyên khảo khoa học cũng có thểđược phân chia thành các phần, mỗi phần có một tên gọi riêng.2. Tác phẩm khoa họcTác phẩm khoa học phải là sự tổng kết một cách có hệ thống toàn bộ phươnghướng nghiên cứu. Về mặt luận điểm khoa học, tác phẩm khoa học khác nghiên cứuchuyên khảo ở chỗ, giữa các phần có một luận điểm nhất quán.Tác phẩm khoa học có những đặc điểm sau:• Tính hệ thống về toàn bộ những vấn đề trong phương hướng nghiên cứu.• Tính hoàn thiện về mặt lý thuyêt.• Tính mới đối với những vấn đề được trình bày.4.4. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌCBáo cáo kết quả nghiên cứu là văn bản trình bày một cách hệ thống các kết quảnghiên cứu, là sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu và là sản phẩm công bố đầu tiêntrước cộng đồng nghiên cứu.1. Bố cục chung của báo cáoVề nguyên tắc tổ chức bố cục, các báo cáo bao gồm 3 môđun như sau:1) Phần khai tập (Front Matter)Phần khai tập gồm phần bìa, phần thủ tục và hướng dẫn đọc. Nhiều nhà xuất bảnnước ngoài sử dụng cách đánh số trang riêng cho phần khai tập, thường dùng số Lamã viết thường (i, ii, iii, iv, ...). Trước kia, sách xuất bản ở nước ta cũng sử dụng cáchđánh số này, nhưng lâu nay nhiều nhà xuất bản không giữ truyền thống này nữa.- 34 -Bìa, gồm Bìa chính và Bìa phụ. Bìa chính và bìa phụ của Báo cáo khoa học vàTóm tắt báo cáo được trình bày theo quy định của cơ quan chủ quản, nhưng về cơ bảngiống nhau và bao gồm những nội dung sau:• Tên cơ quan chủ trì đề tài, chương trình, dự án.• Tên đề tài, in bằng chữ lớn.• Tên chủ nhiệm đề tài (Bìa chính); Tên chủ nhiệm đề tài và các thành viên đềtài (Bìa phụ).• Địa danh và tháng, năm bảo vệ công trình.Giữa Bìa chính và Bìa phụ có thể còn có Bìa lót. Bìa lót là một trang giấy trắng,chỉ in tên tác phẩm hoặc báo cáo khoa học.Lời nói đầu. Lời nói đầu do tác giả viết để trình bày một cách rất vắn tắt lý do,bối cảnh, ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn của công trình nghiên cứu. Nếu như không cómột trang riêng dành cho những lời ghi ơn, thì trong phần cuối của lời nói đầu, tác giảcó thể viết lời cảm ơn.Mục lục. Mục lục thường được đặt phía đầu báo cáo, tiếp sau bìa phụ. Một sốsách đặt mục lục sau lời giới thiệu và lời nói đầu.Ký hiệu và viết tắt. Liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viếttắt trong báo cáo để người đọc tiện tra cứu.2) Phần bài chính (Main Text)Phần bài chính bao gồm một số nội dung sau:Mở đầu. Phần này là chương tiếp sau lời nói đầu, bao gồm các nội dung:1) Lý do nghiên cứu (Tại sao tôi nghiên cứu)2) Lịch sử nghiên cứu (Ai đã làm gì?)3) Mục tiêu nghiên cứu (Tôi sẽ làm gì?)4) Mẫu khảo sát (Tôi làm ở đâu?)5) Phạm vi nội dung nghiên cứu (Giới hạn nội dung, tôi chỉ chọn nội dung nàođể nghiên cứu?)6) Lựa chọn khoảng thời gian đủ để quan sát biến động của sự kiện (Đây là thờigian đủ để quan sát quy luật biến động của sự kiện, không phải là thời gianlàm đề tài)7) Vấn đề nghiên cứu, tức “Câu hỏi” nào đòi hỏi tôi phải trả lời trong nghiêncứu?8) Luận điểm khoa học, tức Giả thuyết khoa học chủ đạo của nghiên cứu- 35 -9) Phương pháp chứng minh giả thuyết. Phần này rất quan trọng, vì nếu thuyếtminh phương pháp đầy đủ và rõ, chính là sự đảm bảo cho độ tin cậy của kếtquả nghiên cứu. Một số bạn đồng nghiệp thường xem phần này là “đối phó”,vì vậy các bạn viết một câu “cho phải phép”, chẳng hạn: “Phương pháp hệthống”, hoặc “Phương pháp biện chứng duy vật”. Cần phải viết cụ thể hơn:Khảo sát bao nhiêu mẫu; Phỏng vấn bao nhiêu người, Lấy mẫu điều tra thếnào? Làm thực nghiệm ra sao? Làm thí điểm ở đâu?Trình bày rõ phần này có 2 ý nghĩa:• Chứng minh độ tin cậy của kết quả.• Làm cơ sở để lập dự toán kinh phí.Kết quả nghiên cứu và phân tích (bàn luận) kết quả. Phần này có thể sắp xếptrong một chương hoặc một số chương, trong đó trình bày các luận cứ được sử dụngđể chứng minh luận điểm khoa học:1) Luận cứ lý thuyết, thường gọi là “cơ sở lý luận” là các luận cứ lấy từ những lýthuyết của các đồng nghiệp đi trước để chứng minh luận điểm khoa học của tácgiả.2) Luận cứ thực tiễn, thu được từ kết quả quan sát, phỏng vấn hoặc thực nghiệm.3) Kết quả đạt được về mặt lý thuyết và kết quả áp dụng.4) Thảo luận, bình luận kết quả và nêu những chỗ mạnh, chỗ yếu của quan sát vàthực nghiệm, những nội dung chưa được giải quyết hoặc mới phát sinh.Kết luận và khuyến nghị. Phần này thường không đánh số chương, nhưng làmột phần tách riêng, bao gồm các nội dung:1) Kết luận về toàn bộ công cuộc nghiên cứu.2) Các khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu.Tài liệu tham khảo. Có nhiều cách ghi tài liệu tham khảo như đã trình bày ởPhần 6, hoặc là ở cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách. Khi ghi tài liệu tham khảo ởcuối sách cần theo một mẫu thống nhất (Phần ….), song về sắp xếp tài liệu thì cónhiều quan điểm khác nhau, tuỳ thói quen các tác giả và quy định của các nhà xuấtbản:• Xếp theo thứ tự vần chữ cái theo mẫu đã trình bày, chia ra các ngữ hệ khácnhau, như tiếng Việt, tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc (Cần phiên âm latintheo phát âm tiếng phổ thông).• Xếp theo thứ tự sách kinh điển trước, các văn kiện chính thức, rồi đến tácphẩm của các cá nhân.3) Môđun 3: Phần phụ đính (Back Matter)- 36 -Trong phần này có thể có các phụ lục, hình vẽ, biểu đồ, phần giải thích thuậtngữ, phần tra cứu theo đề mục, tra cứu theo tác giả, v.v… Nếu có nhiều phụ lục thìphụ lục được đánh số thứ tự bằng số La mã hoặc số A rập. Ví dụ, Phụ lục I, Phụ lụcII, hoặc Phụ lục 1, Phụ lục 2. Nếu phụ lục gồm nhiều chương mục, thì phần phụ lụccần có mục lục riêng. Mục lục này không ghép với mục lục chung của báo cáo, hoặccuốn sách.2. Cách đánh số chương mục của báo cáoTuỳ theo quy mô của công trình mà báo cáo có thể được chia nhiều cấp chươngmục. Thông thường, mỗi công trình được viết trọn trong một tập báo cáo. Tập là mộtđơn vị hoàn chỉnh. Tập được chia thành Phần. Dưới Phần là Chương, rồi đến Mục lớn(số La mã), Mục và Tiểu Mục (số A rập). Dưới Mục là ý lớn (chữ cái viết thường.Sau ý lớn là ý nhỏ (gạch đầu dòng).Tuy nhiên, có những công trình lớn, hoặc những chương trình lớn gồm nhiều đềtài, những dự án lớn gồm nhiều hạng mục, cần được viết thành nhiều Tập, trên Tậpcòn có Quyển. Ví dụ Tư bản luận của Marx gồm nhiều Quyển, mỗi Quyển lại gồmmột số Tập (xem Hình 14)Cơ cấu Quyển, Tập, Phần, Chương, Mục, ý được phân chia dựa trên cơ sở câymục tiêu. Tập luôn là một nội dung hoàn chỉnh. Từ Tập qua Chương đến ý đã có tới 9cấp. Như thế đã quá nhiều cấp, không nên chia nhiều cấp hơn nữa.Lưu ý là, Quyển, Tập, Phần, Chương, Mục, ý phải cùng một cấu tạo để dễ nhậndạng, không thể cấu tạo khác nhau giữa chúng. Cấu tạo chương mục như chỉ trênHình 14 là trường hợp những công trình nghiên cứu lớn, chẳng hạn, một chương trìnhquốc gia hoặc một dự án quốc tế.4.5. THUYẾT TRÌNH KHOA HỌCNgười nghiên cứu nào cũng phải thuyết trình các công trình nghiên cứu củamình. Nhiều người cho rằng, có những diễn giả có “khoa nói” luôn gây được hấp dẫntrong nội dung trình bày, còn những người khác thì không. Tuy nhiên, thực tế chothấy, kỹ năng thuyết trình có thể luyện tập. Sau đây là một số kỹ năng thuyết trình.Thật vậy, ngôn ngữ nói có cấu trúc logic gồm 4 bộ phận hợp thành như chỉ trongBảng 5Bảng 5. Cấu trúc của một thuyết trình khoa họcTTCẤU TRÚC THUYẾT TRÌNHTRẢ LỜI CÂU HỎI1VẤN ĐỀ thuyết trìnhĐưa luận điểm gì đây?2LUẬN ĐIỂM của bản thuyết trìnhChứng minh luận điểm nào?3LUẬN CỨ để chứng minhChứng minh bằng cái gì?- 37 -4PHƯƠNG PHÁP thuyết trìnhChứng minh bằng cách nào?1. Vấn đề thuyết trìnhĐó là câu hỏi đặt ra cho mỗi bản thuyết trình. Mỗi khi chuẩn bị thuyết trình,người nghiên cứu phải tự trả lời cho mình câu hỏi: “Tác giả định đưa luận điểm nào ratrước đồng nghiệp (hoặc hội đồng)?”, chẳng hạn, “Trẻ hư tại ai?”.Trước khi thuyết trình, người nghiên cứu luôn phải biết nêu câu hỏi cho mình.Nêu câu hỏi, chứ không chỉ dừng lại ở việc nêu chủ đề.Nhiều bạn đồng nghiệp thường bị lẫn 2 khái niệm “Chủ đề” (Subject) với “Vấnđề” (Problem). Chủ đề được trình bày dưới hình thức một mệnh đề khuyết, còn vấnđề phải được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn. Ví dụ, trong trường hợp này, chủđề là “Nguyên nhân trẻ hư”, Còn vấn đề là “Trẻ hư tại ai?”Nêu được vấn đề, tức câu hỏi sẽ giúp cho bản thuyết trình có nội dung phongphú và làm xuất hiện rất nhiều ý tưởng hay cho bản thuyết trình.2. Luận điểm thuyết trìnhMỗi bản thuyết trình phải có ít nhất 1 luận điểm khoa học của tác giả. Ngườithuyết trình luôn phải lưu ý rằng, mỗi bản thuyết trình phải trả lời được câu hỏi: “Tácgiả định chứng minh điều gì đây?”, chẳng hạn, để trả lời câu hỏi đã nêu, tác giả đưaluận điểm: “Trẻ hư tại cha, chứ không phải tại mẹ”Đã là “Luận điểm” thì phải rõ ràng, không chung chung. Các bạn đồng nghiệplưu ý rằng, mỗi luận điểm chỉ nêu được một góc cạnh của tư duy khoa học. Luậnđiểm nêu lên mối liên hệ chủ yếu. Chẳng hạn, “Trẻ hiện nay hư tại bố là chính, chứkhông phải trẻ hư chỉ là tại mẹ”, hoặc, “Trẻ nghiện rượu là tại bố, trẻ lười lao động làtại mẹ”. Khi trình bày luận điểm, không nên nói: “Trẻ hư một mặt thì tại cha, một mặtthì tại mẹ”. Nói như vậy, trong nghiên cứu rốt cuộc chẳng thấy được nguyên nhân cụthể nào.3. Luận cứ của thuyết trìnhNói luận cứ của thuyết trình là nói luận cứ để chứng minh luận điểm của bảnthuyết trình. Luận cứ trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cái gì?”Bản thuyết trình phong phú nhờ luận cứ. Người nghiên cứu càng đưa được nhiềuluận cứ, thì luận điểm càng có sức thuyết phục. Với mỗi đối tượng nghe thuyết trình,người thuyết trình phải đưa ra những luận cứ khác nhau.Bài giảng thiếu luận cứ là một bài giảng nghèo nàn. Bài giảng chỉ lặp đi lặp lạimột vài luận cứ là một bài giảng buồn tẻ. Khi đưa một luận điểm để bảo vệ trước mộthội đồng hoặc một đối tác, người thuyết trình phải chuẩn bị rất nhiều luận cứ từ cácgóc cạnh khác nhau. Những luận cứ mạnh phải “để dành” đến cuối bản thuyết trình,đề phòng lúc những người đối thoại “tấn công”.- 38 -4. Phương pháp thuyết trìnhCó 3 phương pháp thuyết trình: diễn dịch, quy nạp, loại suy.Diễn dịch là phép suy luận đi từ cái chung đến cái riêng. Trong phương phápdiễn dịch, người thuyết trình đi từ lý thuyết đến thực tiễn. Người đối thoại là trí thứcrất thích nghe lập luận diễn dịch.Quy nạp là phép suy luận đi từ cái riêng đến cái chung. Trong phương pháp quynạp, người thuyết trình đi từ các sự kiện thực tế để khái quát hóa thành lý thuyết. Đốivới nhóm có trình độ học vấn thấp, phương pháp lập luận quy nạp tỏ ra hiệu quả hơn.Loại suy là phép suy luận đi từ cái riêng đến cái riêng. Trong phương pháp loạisuy, người thuyết trình đi từ những câu chuyện đơn giản tưởng như chẳng có liênquan gì đến chủ đề thuyết trình để giải thích những luận điểm rất trừu tượng về mặtlý thuyết. Đối với những chủ đề khó, người thuyết trình cần ưu tiên sử dụng phươngpháp loại suy.4.6. NGÔN NGỮ KHOA HỌC1. Văn phong khoa họcLời văn trong tài liệu khoa học thường được dùng ở thể bị động. Trong tài liệukhoa học không nên viết "Chúng tôi đã thực hiện công cuộc điều tra trong 5 tháng",mà viết "Công cuộc điều tra đã được tiên hành trong 5 tháng". Ai điều tra khôngquan trọng, mà quan trọng là công việc điều tra đã được thực hiện trong 5 tháng.Tuy nhiên, trong trường hợp cần nhấn mạnh chủ thể tiến hành, thì lại cần viết ởthể chủ động. Ví dụ, "Nhóm sinh viên xã hội học đã thực hiện một đợt điều tra trong5 tháng". Trong đoạn này, tác giả muốn nhấn mạnh, chính là nhóm sinh viên xã hộihọc, chứ không phải là nhóm nghiên cứu viên không có kiến thức về các phương phápcủa xã hội học.Văn phong khoa học phải giúp trình bày một cách khách quan kết quả nghiêncứu, tránh thể hiện tình cảm yêu ghét đối với đối tượng khảo sát. Có những cách thểhiện rất cần thiết cho một bài bút chiến, thì lại không hoàn toàn thích hợp trong khoahọc.Xét về mặt logic học, ngôn ngữ khoa học dựa trên các phán đoán hiện thực (còngọi là phán đoán thực nhiên hoặc phán đoán minh nhiên), là loại phán đoán thấy saonói vậy, không quy về bản chất khi không đủ luận cứ, thể hiện thái độ khách quan,không xen tình cảm yêu ghét vào đối tượng khảo sát.2. Ngôn ngữ toán họcNgôn ngữ toán học được sử dụng để trình bày những quan hệ định lượng thuộcđối tượng nghiên cứu. Như đã trình bày ở phần trên, người nghiên cứu có thể sử dụngnhiều hình thức phong phú về ngôn ngữ toán học, như số liệu rời rạc, bảng số liệu,biểu đồ, đồ thị toán học.- 39 -3. Sơ đồCác loại sơ đồ là hình ảnh trực quan về mối liên hệ giữa các yếu tố trong hệthống hoặc liên hệ giữa các công đoạn trong một quá trình. Sơ đồ được sử dụng trongtrường hợp cần cung cấp một hình ảnh khái quát về cấu trúc của hệ thống, nguyên lývận hành của hệ thống, nhưng không đòi hỏi chỉ rõ tỷ lệ và kích thước của các bộphận cấu thành hệ thống.4. Hình vẽHình vẽ cung cấp một hình ảnh tương tự đối tượng nghiên cứu về mặt hình thểvà tương quan trong không gian, nhưng cũng không quan tâm đến tỷ lệ hình học.5. ẢnhTrong trường hợp cần thiết người nghiên cứu có thể sử dụng ảnh. Đối với nhữnglĩnh vực nghiên cứu như sử học, khảo cổ học, kiến trúc, hội hoạ, nghiên cứu môitrường thì ảnh đóng vai trò rất quan trọng.4.6. TRÍCH DẪN KHOA HỌCKhi sử dụng kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp, ghi rõ xuất xứ của tài liệu đãtrích dẫn là một nguyên tắc hết sức quan trọng.1. Công dụng của trích dẫnTrích dẫn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau:• Trích dẫn để dùng làm luận cứ cho việc chứng minh một luận điểm.• Trích dẫn để bác bỏ khi phát hiện chỗ sai trong nghiên cứu của đồng nghiệp.• Trích dẫn để phân tích khi nhận dạng được chỗ yếu của đồng nghiệp để đềxuất vấn đề nghiên cứu mới.2. Nguyên tắc trích dẫnKhi viết trích dẫn, người nghiên cứu cần tôn trọng nguyên tắc bảo mật củanguồn tài liệu được cung cấp, nếu nơi cung cấp có yêu cầu này. Người nghiên cứu cầnhỏi ý kiến nơi cung cấp tài liệu và làm rõ, tài liệu đó có thuộc bí mật quốc gia, bí mậtcủa một hãng, bí mật của cá nhân hay không, đồng thời xin phép được sử dụng trongcác ấn phẩm công bố.Nơi cung cấp thông tin có thể cho phép sử dụng tài liệu trên nhiều mức độ, như:về nguyên tắc có được công bố không? nếu được công bố, thì công bố đến mức độnào?.3. Ý ́ nghĩa của trích dẫn- 40 -Ý nghĩa khoa học: Viết đầy đủ, rõ ràng xuất xứ của trích dẫn khoa học là sựthể hiện tính chuẩn xác khoa học của tác giả. Nó giúp người đọc dễ tra cứu lại các tưtưởng, các luận điểm, các tác phẩm mà tác giả đã trích dẫn.Ý nghĩa trách nhiệm: Với một trích dẫn khoa học ghi rõ tên tác giả của tríchdẫn, đồng nghiệp biết rõ được trách nhiệm của người đã nêu ra luận điểm được tríchdẫn.Ý nghĩa pháp lý: Ghi trích dẫn là sự thể hiện ý thức tôn trọng pháp luật vềquyền tác giả. Nếu không ghi trích dẫn, người viết hoàn toàn có thể bị tác giả kiện vàbị xử lý theo các luật lệ về sở hữu trí tuệ.Ý nghĩa đạo đức: Viết đầy đủ, chuẩn xác các trích dẫn khoa học là thể hiện sựtôn trọng những cam kết về chuẩn mực đạo đức trong khoa học 6. Những loại saiphạm cần tránh trong trích dẫn khoa học là chép toàn văn một phần hoặc toàn bộcông trình của người khác mà không ghi trích dẫn; lấy ý, hoặc nguyên văn của tác giảmà không ghi trích dẫn xuất xứ. Dù có ghi tên tác phẩm vào mục “Tài liệu thamkhảo”, nhưng không chỉ rõ những điều đã trích dẫn cũng vẫn là vi phạm.4. Nơi ghi trích dẫnTrích dẫn khoa học có thể ghi cuối trang, cuối chương hoặc cuối sách, tuỳ thóiquen của người viết và tuỳ nguyên tắc do các nhà xuất bản quy định.Mỗi trích dẫn được đánh số chỉ dẫn bằng một con số nhỏ đặt cao trên dòng chữbình thường. Trong các chương trình soạn thảo của máy tính, người ta đã đặt sẵn chếđộ đánh số footnote và có thể tự động điều chỉnh trong toàn bộ tác phẩm.5. Mẫu ghi trích dẫnCác nhà xuất bản thường có những truyền thống khác nhau. Một số nhà xuất bảnvà cơ quan khoa học ở nước ta có quy định về cách ghi trích dẫn. Ví dụ, quy định vềcách ghi trích dẫn của một số nhà xuất bản được chỉ trong Hộp 1:Hộp 111. Đàm Văn Chí: Lịch sử văn hoá Việt Nam, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ ChíMinh, 1992, tr. 463-464.(Cách trích dẫn của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia)17. Hertbert Butterfield, The Origins of Modern Science, 1300-1800 (London,6Vũ Cao Đàm: Đề cương bài giảng Xã hội học Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn, 1997, tr.- 41 -1949), pp. 1-7.21. See Uno Bocknund, “A Lost Letter from Scheele to Lavoisier,” Lychnos,1957-1958, pp. 39-62, for o different evaluation of Scheele’s role.6. Vài điểm lưu ý khi ghi trích dẫn1) Sử dụng một cách đánh số trích dẫn thống nhất trong toàn bộ tài liệu.2) Cách ghi số chỉ dẫn tài liệu tham khảo có thể như sau:• Khi ghi trích dẫn ở cuối trang thì hoặc ghi dãy số liên tục từ đầu cho đến hếttài liệu, hoặc bắt đầu lại thứ tự theo từng trang. Tuy nhiên, nên sử dụng cáchđánh số tự động của chương trình soạn thảo trên máy tính. Chương trình nàygiúp tự động sắp xếp tài liệu tham khảo khi tác giả cần thêm hoặc bớt.• Khi ghi trích dẫn ở cuối chương hoặc cuối sách thì mỗi tài liệu có thể chỉ cầnliệt kê một lần theo thứ tự chữ cái, nhưng trong số chỉ dẫn ở mỗi đoạn trích,cần ghi kèm số trang. Ví dụ, đoạn văn được trích dẫn ở trang 254 trong tàiliệu số 15 được ghi trong dấu ngoặc vuông là [[̉15,254]. Tuy nhiên cách nàychỉ thuận lợi trong trường hợp đánh máy cơ khí, không tận dụng được mặt ưuviệt trong cách đánh số trong phần mềm soạn thảo văn bản của máy tính.- 42 -
Xem ThêmTài liệu liên quan
- BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
- 77
- 3,750
- 26
- Quyết định 1817/2005/QĐ-CT về việc bổ nhiệm cán bộ do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 1
- 0
- 0
- Quyết định 401/QĐ-TTg năm 2008 tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho 7 tập thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1
- 0
- 0
- Công văn về việc xử lý thuế giá trị gia tăng
- 1
- 0
- 0
- Thông tư 106-TC/ĐT năm 1994 hướng dẫn cho vay vốn tín dụng ưu đãi thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11
- 0
- 0
- Thông báo số 585/TB-BGTVT về việc kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường tại cuộc họp kiểm điểm và bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án BOT QL2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2
- 0
- 0
- Công văn 3315/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc thủ tục mua hoá đơn
- 1
- 0
- 0
- Công văn về việc chính sách thuế giá trị gia tăng
- 1
- 0
- 0
- Công văn 974/CT-TTHT về lập báo cáo tài chính do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1
- 0
- 0
- Quyết định 3453/QĐ-BGTVT năm 2008 về việc phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2
- 0
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(564.5 KB) - BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC-77 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Xây Dựng Luận điểm Khoa Học
-
XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC - Prezi
-
Luận điểm Khoa Học Là Gì - Học Tốt
-
Luận điểm Và Giả Thuyết Là Gì?
-
5. Ppnckh Vu Caodam_200slide - SlideShare
-
[PDF] CHỨNG MINH LUẬN ĐIẺM KHOA HỌC - TaiLieu.VN
-
Luận điểm Khoa Học Là Câu Trả Lời Cho Câu Hỏi Nghiên Cứu
-
Chương 5 Trình Bày Luận Điểm Khoa Học | PDF - Scribd
-
Ví Dụ Về Luận Cứ Trong Nghiên Cứu Khoa Học - Thả Rông
-
[PDF] Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học - ĐH Nông Lâm
-
[PPT] Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học
-
Khái Niệm Và Hướng Dẫn Cách Viết Giả Thuyết Nghiên Cứu Khoa Học
-
[PDF] MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN ...