Trình Bày Nhiệm Vụ, Cấu Tạo Và Hoạt động Của Hệ Thống Nhiên Liệu ...

1-bình lọc không khí 2-ống dẫn nhiên liệu hồi 3-vòi phun 4-đường cao áp 5-bình lọc thô 6-bình lọc tĩnh 7-cảm biến mức nhiên liệu 8-đai giữ 9-thùng nhiên liệu 10-van 11-nút xả 12-bơm chuy

Trang 1

Câu 1-09-C4

Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo và

hoạt động của hệ thống nhiên liệu diesel

theo hình 1-09-C4

1-bình lọc không khí 2-ống dẫn nhiên liệu hồi 3-vòi phun 4-đường cao áp 5-bình lọc thô 6-bình lọc tĩnh 7-cảm biến mức nhiên liệu 8-đai giữ 9-thùng nhiên liệu 10-van 11-nút xả 12-bơm chuyển nhiên liệu

13-đường dẫn 14-bơm cao áp

*) Nhiệm vụ :

- Dự trữ nhiên liệu , đảm bảo cho động cơ có thể làm việc liên tục trong một thời gian nhất định , không cần cấp nhiên liệu ; lọc sạch nước , tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu , giúp nhiên liệu chuyển động thông thoáng trong hệ thống

- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ , đảm bảo tốt các yêu cầu sau:

+) Lượng nhiên liệu cấp cho mỗi chu trình phải phù hợp với chế độ làm việc của động cơ +)phun nhiên liệu vào đúng thời điểm , đúng quy luật mong muốn

+) Lưu lượng phun vào trong các xi lanh phải đồng đều và được xé tơi tốt

- Các tia nhiên liệu phun vào xi lanh động cơ phải đảm bảo kết hợp tốt giữa số lượng , phương hướng , hình dạng , kích thước của các tia phun với hình dạng buồng cháy để hòa khí hình thành nhanh và đều

*) Cấu tạo và hoạt động chung

Hệ thống nhiên liệu diesel bao gồm :

-Hệ thống cung cấp nhiên liệu : thùng nhiên liệu , bầu lọc thô,bơm chuyển nhiên liệu,bầu lọc tinh,các ống dẫn nhiên liệu đi và về

-Bơm cao áp, các ống dẫn cao áp ,vòi phun

-Bầu lọc không khí , ống dẫn khí nạp,ống xả và ống giảm âm

*) Nguyên lý

Khi động cơ quay , bơm 12 hút nhiên liệu từ thùng 9 qua bầu lọc thô 5 vào bơm chuyển rồi được bơm qua bầu lọc tinh 6 tới bơm cao áp 14 Các bầu lọc 5 và 6 lọc sạch các chất bẩn lẫn trong nhiên liệu Bơm cao áp đẩy nhiên liệu đi vào đường cao áp 4 , tới vòi phun

Hình 1-09-C4

Trang 2

để phun vào buồng cháy động cơ Nhiên liệu diesel thừa trong bơm cao áp đi qua van tràn ra đường 13 trở về cửa hút của bơm chuyển nhiên liệu 12

Một phần nhiên liệu rò rỉ trong vòi phun (khoảng 0,02% nhiên liệu phun vào xi lanh) đi theo đường 2 trở về thùng chứa

Câu 1-10-C4

Trình bày nhiệm vụ, cấu tạo và hoạt động của bơm thấp áp trong hệ thống

nhiên liệu diesel theo hình 1-10-C4

a) Khi lò xo đẩy piston chuyển động xuống

b) Khi cam đảy piston chuyển động lên trên

1-cam ; 2-con lăn ;3-con đội ;4-lò xo ;5-thanh đẩy ; 6-van nạp ;7-lò xo van nạp ;8-thân bơm ;9-lò xo ;

10-piston ;11-lò xo ;12-van thoát ;13-piston bơm tay

A – cửa vào nhiên liệu B-cửa ra nhiên liệu

*) Nhiệm vụ

Bơm chuyển nhiên liệu(bơm thấp áp) được đặt giữa thùng chứa nhiên liệu và bơm cao áp Nhiệm vụ chính của bơm chuyển nhiên liệu là cung cấp nhiên liệu với một

áp suất dư nhất định để khắc phục các lực cản của các bình lọc và để tạo điều kiện nạp như nhau cho các tổ bơm

Trong động cơ diesel thường sử dụng loại bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston, kiểu bánh răng hoặc kiểu phiến gạt các bơm này có thể được trục cam hoặc trục khuỷu của động cơ dẫn động Trong các loại bơm cao áp vạn năng , người ta thường đặt bơm chuyển nhiên liệu ngay trên thân bơm cao áp Trong trường hợp này , bánh cam hay bánh lệch tâm trên trục cam của bơm cao áp trực tiếp dẫn động bơm chuyển nhiên liệu Trong động cơ tàu thủy , người ta còn dung các bơm chuyển nhiên liệu độc lập , không phụ thuộc vào sự dẫn động của động cơ

Hình 1-10-C4

Trang 3

Lưu lượng của bơm chuyển nhiên liệu tối thiểu phải lớn hơn lượng nhiên liệu cực đại cấp cho động cơ khoảng 2 đến 3,5 lần để giữ cho bơm cao áp làm việc ổn định ngay cả khi bầu lọc bị bẩn , gây sức cản lớn Nhiên liệu thừa trong không gian hút

và không gian xả của bơm cao áp được dẫn qua các van xả đặc biệt để trở về thùng nhiên liệu Trong qua strifnh ấy , không khí và hơi nhiên liệu cũng đi theo nhiên liệu trở về thùng chứa Các van xả đều được điều chỉnh tốt để giữ cho ấp suất nhiên liệu trong bơm cao áp luôn đạt tới 1 giá trị yêu cầu

*) Cấu tạo

Bơm chuyển nhiên liệu gồm : thân bơm 8, bên trong có piston 10 được trục cam bơm cao áp dẫn động thông qua con đội con lăn 3 và thanh đẩy 5 lò xo con đội 4 luôn có xu hướng ép con đội con lăn vào cam dẫn động Lò xo 9 dùng để đẩy piston

đi xuống khi đỉnh cam ra khỏi vị trí tiếp xúc với con đội Tại cửa nhiên liệu vào van nạp 6, lò xo van nạp 7 và cửa ra có van thoát 12 , lò xo van thoát 11

*) Nguyên lý làm việc

Piston 10 được dẫn động nhờ trục cam 1 thông qua con đội con lăn 3 và thanh đẩy 5 Vận động ngược lại của piston là do lò xo9 điều khiển

Khi piston chuyển dịch theo lực tác dụng của lò xo , không gian chứa lò xo có áp suất thấp , nhiên liệu được hút qua van nạp 6 đi vào không gian chứa lò xo của bơm Lúc ấy , trong không gian phía con đội, nhiên liệu được bơm vào đường ống dẫn tới bình lọc

Khi piston chuyển dịch theo lực đẩy trên con đội thì nhiên liệu từ khoog gian chứa

lò xo bị nén và chỉ có 1 phần đi vào không gian phía con đội vì trong không gian này còn chứa phần thể tích của thanh đẩy nên không thể chứa hết số nhiên liệu do không gian chứa lò xo đẩy ra Số nhiên liệu dư sẽ đến bình lọc

Trường hợp không có nhiên liệu tuần hoàn trong hệ thống áp suất thấp thì lượng nhiên liệu do bơm chuyển phải bằng lượng nhiên liệu phun vào động cơ Lúc ấy ,

÷trên đường dẫn tới bình lọc và tới không gian phía con đội , tạo ra lực đẩy trên piston cân bằng với lực đẩy của lò xo (bơm ở trạng thái treo-không hút-và không đẩy nhiên liệu đi) Như vậy lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ được điều chỉnh

tự động qua sự thay đổi hành trình có ích của piston

Bơm chuyển nhiên liệu kiểu piston như mô tả ở trên không thể tạo ra áp suất lớn hơn áp suất của lực lò xo tác dụng lên diện tích piston Vì vậy , trong hệ thống tuần hoàn áp suất thấp , van xả nhiên liệu về thùng phải được điều chỉnh với áp suất tương đối thấp , nếu không sẽ không có nhiên liệu tuần hoàn

Thông thường , bơm chuyển nhiên liệu trong hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel có thể tạo ra áp suất nhiên liệu từ (0,15÷0,2) MN/m2

Từ khóa » Thùng Nhiên Liệu Có Nhiệm Vụ Gì