Trình Bày Nội Dung Phương Pháp Chiếu Góc Thứ Nhất? - Toploigiai

Câu trả lời chính xác nhất: Nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất là vật thể đặt trong một góc tạo thành bởi ba mặt phẳng (mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh) đôi một vuông góc với nhau. Mặt phẳng hình chiếu đứng ở sau, mặt phẳng hình chiếu bằng ở dưới và mặt phẳng hình chiếu cạnh ở bên phải.

Để hiểu rõ hơn về phương pháp góc chiếu thứ nhất, mời các bạn đến với nội dung sau đây nhé.

Mục lục nội dung 1. Hình chiếu là gì?2. Các phép chiếu và hình chiếu3. Phương pháp góc chiếu thứ nhất4. Phương pháp góc chiếu thứ ba5. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp góc chiếu thứ nhất và góc chiếu thứ ba6. Một số tiêu chuẩn áp dụng các hình chiếu vuông góc

1. Hình chiếu là gì?

Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Hình chiếu là hình biểu diễn ba chiều của đối tượng lên mặt phẳng hai chiều. Yếu tố cơ bản giúp tạo nên hình chiếu chính là đối tượng cần chiếu, mặt phẳng chiếu và phép chiếu.

Hình chiếu của một đoạn thẳng nằm trên đường thẳng chính là khoảng cách giữa hai đoạn thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho trước. Hình chiếu của một điểm tức là giao điểm của đường thẳng đã cho trước, và đường thẳng kẻ từ điểm vuông góc.

>>> Xem thêm: Hình chiếu bằng thể hiện chiều nào của vật thể?

2. Các phép chiếu và hình chiếu

* Có 3 phép chiếu là:

- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm (Tâm chiếu).

- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

* Hình chiếu:

- Hình chiếu đứng thuộc các mặt phẳng chiếu đứng và có hướng chiếu từ trước tới.

- Hình chiếu bằng thuộc các mặt phẳng chiếu bằng và có hướng chiếu từ trên xuống.

- Hình chiếu cạnh thuộc các mặt phẳng chiếu cạnh và có hướng chiếu từ trái sang.

3. Phương pháp góc chiếu thứ nhất

Nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất là:

– Vật thể được đặt giữa người quan sát và mặt phẳng chiếu.

– Vật thể chiếu được đặt trong một góc tạo thành bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

– Mặt phẳng chiếu bằng mở xuống dưới, mặt phẳng chiếu cạnh mở sang phải để các hình chiếu cùng nằm trên mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

Hình chiếu bằng được đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh được đặt bên phải hình chiếu đứng.

4. Phương pháp góc chiếu thứ ba

-Mặt phẳng chiếu được đặt giữa người quan sát và vật thể.

-Mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng, mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một.

-Mphc bằng được mở lên trên, mphc cạnh được mở sang trái để các hình chiếu này cùng nằm trên cùng mặt phẳng chiếu đứng là mặt phẳng bản vẽ.

– Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng

Trình bày nội dung phương pháp chiếu góc thứ nhất?

Sau khi chiếu vật thể lên các mặt phẳng hình chiếu được các hình chiếu đứng A, hình chiếu bằng B và hình chiếu cạnh C. Mặt phẳng hình chiếu bằng được xoay lên trên 900, mặt phẳng hình chiếu cạnh xoay sang trái 900 để các hình chiếu này cùng nằm trên mặt phẳng hình chiếu đứng.

Các hình chiếu được sắp xếp có hệ thống:

- Hình chiếu bằng B đặt ở trên hình chiếu đứng A

- Hình chiếu cạnh C đặt ở bên trái hình chiếu đứng A.

5. So sánh sự khác nhau giữa phương pháp góc chiếu thứ nhất và góc chiếu thứ ba

So sánh:

 

PP góc chiếu thứ nhất

PP góc chiếu thứ ba

Vị trí vật thể

Nằm trước mặt phẳng chiếu đối với người quan sát.

Nằm sau mặt phẳng chiếu đối với người quan sát

 

Vị trí các hình chiếu

Hình chiếu bằng đặt dưới hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên phải hình chiếu đứng. Hình chiếu bằng đặt trên hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh đặt bên trái hình chiếu đứng.

6. Một số tiêu chuẩn áp dụng các hình chiếu vuông góc

a) Quy định về đường nét

Nét cơ bản (Nét liền đậm): Để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ

- Nét đứt: Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào về rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

- Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

- Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh

b) Tỷ lệ

Tất cả các vật thể biểu diễn trên bản vẽ đều được vẽ theo một tỷ lệ nhất định. Tốt nhất tỷ lệ bản vẽ nên là (1:1). Ở đây kích thước của hình biểu diễn không khác kích thước thực tế. Nếu không được kích thước hình biểu diển khác với kích thước thực tế thì dùng tỷ lệ thu nhỏ hay phóng to.

- Tỷ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:2,5; 1:4; 1:5; 1:10; …

- Tỷ lệ phóng to: 2:1; 2,5:1; 4:1; 5:1; 10:1; …

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Nội dung phương pháp góc chiếu thứ nhất. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt

Từ khóa » Trong Pp Chiếu Góc Thứ Nhất Hướng Chiếu Từ Trên Xuống