Trình Bày Tính Chất Và ứng Dụng Của Một Số Lương Thực, Thực Phẩm ...

Bạn đang làm bài tập với câu hỏi Trình bày tính chất và ứng dụng của một số lương thực, thực phẩm thông dụng.Mình sẽ cho bạn đáp án trả lời câu hỏi, đồng thời bạn cũng sẽ nhận thêm một số ví dụ gợi ý về vật liệu,nhiên liệu thông dụng

Nội dung chính Show
  • Mở đầu – Bài 15 Một số lương thực, thực phẩm
  • I. Vai trò của lương thực, thực phẩm
  • Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 15 Một số lương thực, thực phẩm
  • II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm
  • 1.Carbohydrate: nguồn năng lượng chính
  • 2. Các chất dinh dưỡng
  • III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng
  • Trả lời câu hỏi bài 15 Một số lương thực, thực phẩm
  • Từ khóa tìm kiếm google bài 15 Một số lương thực thực phẩm
  • Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà
  • Giải KHTN lớp 6 bài 9 Cánh Diều
  • Phần mở đầu KHTN 6 Cánh Diều trang 52
  • I. Các lương thực, thực phẩm thông dụng
  • II. Vai trò của lượng thực, thực phẩm
  • III. Tính chất của lương thực, thực phẩm
  • Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng | Chân trời sáng tạo
  • Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng | Chân trời sáng tạo

Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – Từ năm 2021 trở đi môn Vật Lý lớp 6 đã gộp với các môn Hóa học, Sinh học để trở thành môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Bài 15: Một số lương thực, thực phẩm – Khoa học tự nhiên lớp 6 [Kết nối tri thức] – bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần trong nội dung chương trình sách Kết nối tri thức

Soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 và Giải bài tập KHTN lớp 6: Tại đây

Mở đầu – Bài 15 Một số lương thực, thực phẩm

Chúng ta sử dụng lương thực, thực phẩm hàng ngày để ăn uống, lấy năng lượng (nhiên liệu), dưỡng chất (nguyên liệu) cho cơ thể phát triển và hoạt động. Em có thể lựa chọn thức ăn cho mình và gia đình như thế nào để đủ chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh?

Trả lời:

Em có thể lựa chọn những loại thức ăn chứa các chất cần thiết cho cơ thể và lựa chọn nhiều loại thức ăn khác nhau để đa dạng các chất dinh dưỡng.

I. Vai trò của lương thực, thực phẩm

1. Quan sát hình 15.1 và trả lời câu hỏi:

Hội Gia sư Đà Nẵng

a) Lương thực, thực phẩm nào có nguồn gốc từ thực vật? từ động vật?

b) Lương thực, thực phẩm nào có thể ăn sống? phải nấu chín?

2. Tại sao cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách?

Hướng dẫn soạn bài Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 15 Một số lương thực, thực phẩm

1.a) Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật: gạo, ngô, khoai lang, mía, hoa quả, mật ong, đậu, đỗ, dầu thực vật, lạc, vừng, rau xanh.

       Lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: cá, thịt, trứng, bơ, mỡ lợn, sữa.

   b) Lương thực, thực phẩm có thể ăn sống: mía, hoa quả, mật ong, bơ, dầu thực vật, lạc, vừng, sữa.

       Lương thực, thực phẩm phải nấu chín: gạo, ngô, khoai lang, cá, thịt, trứng, đậu đỗ, mỡ lợn, rau xanh

2. Cần phải bảo quản lương thực, thực phẩm đúng cách. Vì chúng rất dễ bị hỏng, khi đó chúng sinh ra những chất độc, có hại cho sức khỏe.

II. Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm

1.Carbohydrate: nguồn năng lượng chính

* Câu hỏi 1

1. Hãy kể tên các lương thực có trong hình 4.1 và một số thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó.

2. Nhóm carbohydrate có vai trò gì đối với cơ thể?

Trả lời câu hỏi bài 15 Một số lượng thực thực phẩm

1. Các lương thực có trong hình: gạo, ngô, khoai lang.

Các thức ăn được chế biến từ các loại lương thực đó là: gơm, bánh gạo, bánh ngô, …

2. Nhóm carbohydrate có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nhóm carbohydrate là chứa tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đường cũng cung cấp nhiều năng lượng.

* Hoạt động: Tìm hiểu sự biến đổi của lương thực:

1. Cho một thìa gạo và hai hộp nhựa nhỏ, thêm nước vào một hộp cho ướt hết gạo. Để yên ngoài không khí khoảng 5-10 giờ. So sánh độ cứng của hạt gạo ở hai hộp nhựa bằng cách ép chúng bằng một vật liệu cứng

2. Em đã từng thấy cơm bị thiu chưa? Em hãy chỉ ra các dấu hiệu ( mùi, màu sắc,…) cho thấy cơm đã bị thiu

3. Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô ( gạo, ngô, khoai, sắn) và lương thực đã được nấu chính ( cơm, cháo)

Hương dẫn giải:

1. Hạt gạo trong hộp nhựa có thêm nước mềm hơn, dễ bị nghiền vụn

2. Bát cơm có mùi ôi thiu, mềm nát hơn, có đấm trắng, đen hoặc xanh lá

3. Bảo quản lương thực khô:

  • Ngô, gạo: đóng bao, bảo quản trong kho hoặc cho vào chum, vại, thùng phuy,… để nơi khô ráo
  • Sắn: làm sạch, gọt vỏ, thái lát, phơi khô rồi đóng bao để nơi khô ráo
  • Khoai: hong, khô, phủ cát,… để nơi khô ráo

Bảo quản lương thực đã nấu chín ( cơm, cháo):

  • Cơm: không để lẫn thức ăn khác, để nơi thoáng mát hoặc để tủ lạnh
  • Cháo: cho vào hộp rồi để tủ lạnh

2. Các chất dinh dưỡng

* Câu hỏi 1:

1. Quan sát hình 15.1 và cho biết thực phẩm nào cung cấp protein, thực phẩm nào cung cấp lipid.

2. Hãy tìm hiểu và cho biết những mặt tốt và mặt xấu của lipid đối với sức khỏe con người.

* Câu hỏi 2:

1. Hãy tìm hiểu và cho biết những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể.

2. Vitamin nào tốt nhất cho mắt? Nguồn vitamin này có trong thực phẩm nào?

3. Vitamin nào tốt cho sự phát triển của xương? Nguồn vitamin đó có ở đâu?

Hướng dẫn giải bài 15 Một số lượng thực thực phẩm

* Câu hỏi 1:

1.

  • Thực phẩm cung cấp protein: cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, đậu, đỗ
  • Thực phẩm cung cấp lipid: sữa, thịt, trứng, dầu thực vật, lạc, bơ, mỡ lợn, vừng.

2. Mặt tốt của lipid: 

  • Cung cấp năng lượng cho cơ thể
  • Duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể
  • Thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo

Mặt xấu: tiêu thụ nhiều lipid và cơ thể thừa chất béo sẽ gây béo phì, mắc các bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, …

* Câu hỏi 2:

1. Những thực phẩm bổ sung nhiều calcium cho cơ thể: sữa, rau xanh, hải sản, trái cây, khoai lang, …

2. Vitamin A tốt nhất cho mắt. 

3. Vitamin D tốt cho sự phát triển của xương.

* Hoạt động: Tìm hiểu sự biển đổi của thực phẩm trong đời sống

1. Quan sát một số loại rau khi để ngoài không khí một vài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng

2. Quan sát một miếng cá hoặc thịt hoặc một ít sữa khi để ngoài không khí một bài ngày và nhận xét sự biến đổi của chúng

3. Hãy cho biết người ta bảo quản thịt tươi và thịt nấu chính bằng cách nào

Hướng dẫn giải

1. Rau hư, thối và thân lá úa vàng

2. Cá, thịt bốc mùi thiu, thối, cốc sữa nổi váng, chua và mất mùi thơm

3. Bảo quản thịt tươi: dùng ngắn ngày thì để ngăn đá tụ lạnh, dài ngày thì sấy khô, hun khói,…

Bảo quản thịt chín: để tủ lạnh

III. Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng

  • Tại sao khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau?

Trả lời câu hỏi bài 15 Một số lương thực, thực phẩm

Khẩu phần ăn cho một bữa nên có nhiều loại thức ăn khác nhau vì các loại thức ăn khác nhau cung cấp lượng năng lượng và các chất ding dưỡng khác nhau. Năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, cân nặng và chiều cao, …

Từ khóa tìm kiếm google bài 15 Một số lương thực thực phẩm

Giải KNTT lớp 6, KHTN 6 sách kết nối tri thức, giải KHTN 6 sách mới, bài 4: Một số lương thực, thực phẩm, sách KNTT nxb giáo dục

Gia sư lớp 6 nhận thấy năm học lớp 6 đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình học tập đối với các em học sinh. Ở đó các em được sẽ được làm quen với môi trường học tập hoàn toàn mới, những cách học và kiến thức mới mẻ. Đặc biệt, trong năm 2021 thì chương trình học lớp 6 thay đổi cải cách làm cho các em học sinh gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, việc thuê gia sư dạy kèm tại nhà lớp 6 ở Đà Nẵng là cần thiết.

Giới thiệu về Hội Gia sư Đà Nẵng – Trung tâm gia sư dạy kèm tại nhà

Chúng tôi tư vấn miễn phí phụ huynh tuyển gia sư dạy kèm tại nhà Đà Nẵng.Chúng tôi luôn đặt chất lượng dạy và học lên hàng đầu, giới thiệu gia sư uy tín dạy các môn, các lớp từ cấp 1, 2, 3, luyện thi lớp 10, luyện thi đại học.

Phụ huynh đừng quá lo lắng địa chỉ Hội Gia sư Đà Nẵng xa nhà của quý phụ huynh. Trong danh sách sinh viên cộng tác làm gia sư dạy kèm tại nhà, chúng tôi luôn sẵn sàng hàng trăm gia sư với tiêu chí:

 

Đáp án:

Giải thích các bước giải:

Gạo Ngô Khoai lang SắnTrạng thái  (hạt, bắp, củ)Hạt Bắp, hạt củ Tính chất (dẻo, bùi)Ứng dụngNấu cơm, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm, lên men sản xuất rượu hoặc cồn công nghiệp,...

Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.

 

Khoa học tự nhiên 6 bài 9 Một số lương thực - thực phẩm thông dụngchủ đề 5 Có đáp án chi tiết bám sát chương trình SGK. Lời giải trong chương trình sách mới KHTN lớp 6 Cánh Diều cho các em học sinh tham khảo, chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả cao.

>> Bài trước: Khoa học tự nhiên 6 bài 8: Một số vật liệu, nhiên liệu và nguyên liệu thông dụng

Giải KHTN lớp 6 bài 9 Cánh Diều

  • Phần mở đầu KHTN 6 Cánh Diều trang 52
  • I. Các lương thực, thực phẩm thông dụng
  • II. Vai trò của lượng thực, thực phẩm
  • III. Tính chất của lương thực, thực phẩm

Phần mở đầu KHTN 6 Cánh Diều trang 52

Bữa ăn hàng ngày ở gia đình em có những món ăn nào?

Trả lời:

Các món rau, thịt kho, trứng chiên, cá rán, thịt bò xào giá,...

I. Các lương thực, thực phẩm thông dụng

Quan sát trả lời câu hỏi: Kể tên các lương thực, thực phẩm trong cuộc sống

Gợi ý

  • Lương thực: gạo, ngô, khoai, sắn,... có chứa tinh bột
  • Thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa dùng để làm các món ăn

II. Vai trò của lượng thực, thực phẩm

Quan sát trả lời: Hãy cho biết vai trò của lương thực - thực phẩm đối với con người

Gợi ý

  • Các chất bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể
  • Chất béo có vai trò dự trữa, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể
  • Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
  • Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.

Luyện tập: Cho biết tên các lương thực - thực phẩm giàu:

a. chất bột, đường

b. chất béo

c. chất đạm

d. vitamin và chất khoáng

Gợi ý

a. chất bột, đường: cơm, bánh mì, đường, khoai, sắn,...

b. chất béo: dầu ăn, thịt mỡ, dầu ô liu,

c. chất đạm: trứng, thịt, cá, các loại đậu,

d: vitamin và chất khoáng: cà chua, nho, cam, cà rốt, rau cải xanh...

III. Tính chất của lương thực, thực phẩm

Luyện tập: Kể tên một số lương thực - thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến.

Gợi ý:

  • Thực phẩm tươi sống: rau, củ, cá, tôm,
  • Thực phẩm đã qua chế biến: cơm, thức ăn đóng hộp, cá rán, khoai luộc,...

Vận dụng: Nêu một số cách bảo quản lương thực - thực phẩm ở gia đình em.

Một số cách bảo quản lương thực - thực phẩm: đông lạnh (đồ tươi sống), hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường,...

Luyện tập trang 54: Thực hiện điều tra về tính chất, cách sử dụng và cách bảo quản của một số loại lương thực - thực phẩm thông dụng theo gợi ý trong bảng 9.1

Tên lương thực - thực phẩm Tính chất Cách sử dụng Cách bảo quản
Thịt bò Tươn sống Nấu chín Trong tủ lạnh hoặc sấy khô
? ? ? ?

Gợi ý

Tên lương thực - thực phẩm Tính chất Cách sử dụng Cách bảo quản
Thịt bò Tươi sống Nấu chín Trong tủ lạnh hoặc sấy khô
Giá đỗ Tươi sống Ăn sống hoặc nấu chín Tủ lạnh
Đậu xanh Đồ khô Nấu chín Sấy khô
Tôm Tươi sống Nấu chín Trong tủ lạnh

Vận dụng: Tìm hiểu thông tin về một số lương thực - thực phẩm ở địa phương em và chia sẻ thông tin với các bạn trong nhóm.

Gợi ý:

Một số lương thực - thực phẩm ở địa phương em

  • Rau củ: Su hào, bắp cải, khoai tây, khoai lang, bí đao, dưa chuột
  • Gạo
  • Gà, ngan, vịt, cá,...

Tìm hiểu thêm: Thế nào là một chế độ ăn uống hợp lí?

Gợi ý

Chế độ ăn uống hợp lí:

Chế độ dinh dưỡng hợp lí là chế độ ăn có thể cung cấp được cho cả cơ thể đầy đủ năng lượng và dưỡng chất thiết yếu, giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. Mỗi bữa ăn cần cân bằng các thành phần như chất đạm, chất xơ, chất béo, chất muối khoáng...

Thông thường 1 ngày khẩu phần ăn đuộc chia làm 3 bữa sáng, trưa, tối; như vậy khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn được diễn ra tốt hơn.

Ngoài lời giải chi tiết KHTN 6 bài 9 Một số lương thực - thực phẩm thông dụng Cánh Diều trên đây các bạn có thể tham khảo KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo và KHTN lớp 6 Kết nối tri thức theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

  • Nhóm Tài liệu học tập lớp 6
  • Nhóm Sách Cánh Diều THCS

Tại đây là các tài liệu miễn phí, các thầy cô, các em có thể dễ dàng chia sẻ dạy học sách mới.

GạoNgôKhoai langSắnTrạng thái  (hạt, bắp, củ)HạtBắp, hạtCủCủTính chất (dẻo, bùi)DẻoDẻoBùiBùi

Ứng dụngNấu cơm, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, lên men sản xuất rượu, làm thức ăn cho gia súc, gia cầm,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm,...Luộc, làm bột chế biến các loại bánh, làm thức ăn cho gia súc gia cầm, lên men sản xuất rượu hoặc cồn công nghiệp,...

Dựa vào các tính chất và ứng dụng khác nhau của mỗi loại lương thực mà người ta chế biến thành nhiều sản phẩm ẩm thực có giá trị dinh dưỡng.

Luyện tập

Lương thực là nguồn cung cấp chính chất nào?

Khoáng chất.Lipid.Carbohydrate.Protein.

Kiểm tra

2. Một số thực phẩm phổ biến

Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật (lương thực, rau xanh, trái cây); động vật (thịt, cá); các sản phẩm chế biến từ phương pháp lên men (rượu, bia, nước giải khát);...

Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),... mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

  • Protein còn gọi là chất đạm, có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể. Protein liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể và cần thiết cho sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt như đậu, đỗ,…
  • Lipid (lipit), còn gọi là chất béo. Lipid là nguồn dự trữ năng lượng trong cơ thể và có tác dụng chống lạnh. Lipid có ở dạng sản phẩm đã chế biến như bơ, dầu thực vật,… và trong các thực phẩm tự nhiên như sữa, lòng đỏ trứng, thịt, cá, lạc, vừng,…

Thực phẩm có thể bị biến đổi tính chất (màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng,...) khi để lâu ngoài không khí, khi trộn lẫn các loại thực phẩm với nhau hoặc bảo quản thực phẩm không đúng cách.

Luyện tập 

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Chủ đề 4: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng; Tính chất và ứng dụng của chúng hay nhất, chi tiết bám sát nội dung sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Khoa học tự nhiên 6

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Một số vật liệu thông dụng | Chân trời sáng tạo

1. Một số vật liệu thông dụng

- Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

Ví dụ:

Kim loại là vật liệu để làm ra phin cà phê, lõi dây điện, vành xe đạp...

Gỗ là vật liệu làm ra bàn, ghế, tủ,...

Thủy tinh là vật liệu làm ra cốc, ly, kính ô tô,...

Nhựa là vật liệu để làm ra chai, lọ, vỏ bút, vỏ dây điện, xô, chậu, đồ chơi lego,...

- Phân loại: Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng | Chân trời sáng tạo

1. Một số nhiên liệu thông dụng

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.

- Dựa vào trạng thái người ta phân loại nhiên liệu thành:

+ Nhiên liệu khí (gas, khí than,…)

+ Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…)

+ Nhiên liệu rắn (củi, sáp).

2. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu

- Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháytỏa nhiệt.

- Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Ví dụ: Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm.

Sử dụng xăng, dầu để chạy động cơ.

Sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại, nung gốm sứ.

Sử dụng dầu mỏ và khí thiên nhiên để đun nấu, thắp sáng

Biến năng lượng hạt nhân thành điện năng....

 

 

 

 

 

Từ khóa » Tính Chất Của Lương Thực Thực Phẩm Là Gì