Trình Bày Vòng đời Của Sán Lá Gan Bằng Sơ đồ - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Vòng đời của sán lá gan
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày). Trứng gặp nước nở thành ấu’trung có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sông kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ.,bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vò cứng, trỏ' thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
SƠ ĐỒ VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ GAN
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 6
Mẫu số 7
Mẫu số 8
Bệnh sán gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
1. Nguyên nhân của bệnh sán lá gan là gì?
Bệnh sán lá gan bao gồm bệnh sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn.
- Sán lá gan nhỏ: có 3 loại Clonorchis sinensis; Opisthorchis viverrini; Opisthorchis felineus
- Sán lá gan lớn: có 2 loại Fasciola hepatica; Fasciola gigantica
- Hình dạng: Sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ đều có hình chiếc lá, thân dẹt, bờ mỏng. Kích thước khác nhau tùy loài; sán lá gan lớn kích thước lớn hơn so với sán lá gan nhỏ. Cơ thể sán đều là lưỡng giới, vừa có tinh hoàn và buồng trứng trên một cơ thể sán.
Sán lá gan nhỏ
Sán lá gan lớn
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng sán lá gan có vỏ mỏng nên tồn tại ở môi trường bên ngoài rất kém, nhiệt độ ánh sáng mặt trời trên 700C trứng sẽ bị hỏng. Tuy nhiên, trứng sán muốn phát triển thành ấu trùng phải có môi trường nước, nếu trên cạn trứng sẽ bị hỏng và không phát triển được, khả năng tồn tại của sán lá gan trưởng thành ở ngoại cảnh cũng rất kém.
2. Con người nhiễm bệnh sán gan như thế nào?
- Bệnh sán lá gan nhỏ:
Vật chủ chính là người và một số động vật như chó, mèo, hổ báo, cáo chồn, rái cá, chuột; vật chủ trung gian truyền bệnh thứ nhất là các loài ốc Bythinia, Melania, vật chủ trung gian truyền bệnh thứ hai là cá nước ngọt...
Người nhiễm bệnh do ăn cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín thì sau khi ăn ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật.
Vòng đời sán lá gan lớn
- Bệnh sán lá gan lớn:
Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea.
Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.
3. Bệnh sán gan có triệu chứng như thế nào?
3.1. Thời gian ủ bệnh
Thời gian ủ bệnh của bệnh sán gan nhỏ và sán lá gan lớn đều phụ thuộc vào số lượng ấu trùng ăn phải và đáp ứng của vật chủ, đối với sán lá gan nhỏ nhiễm trên 100 sán mới có biểu hiện rõ rệt, còn đối với sán lá gan lớn thời gian ủ bệnh khó xác định chính xác.
3.2. Thời kỳ lây truyền
Đối với sán lá gan nhỏ :
Sau khi xâm nhập vào nhu mô gan, sán non sẽ phát triển thành sán trưởng thành và đẻ trứng trong các đường dẫn mật, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước phát triển theo chu kỳ khép kín rồi lây truyền qua đường ăn cá sống có nang trùng.
Do ký sinh trong đường mật, khi nhiễm sán lá gan nhỏ có thể có các biểu hiện:
- Thường có triệu chứng đau tức vùng gan do sán sinh sản gây tắc các đường mật trong gan dẫn đến biểu hiện đau tức hạ sườn phải.
- Rối loạn tiêu hóa (kém ăn, bụng ậm ạch khó tiêu);
- Đôi khi có biểu hiện sạm da, vàng da và dấu hiệu gan to hay xơ gan tùy theo mức độ của bệnh.
- Trường hợp nặng, sán lá gan nhỏ có thể gây viêm đường mật, chảy máu đường mật, ung thư đường mật, xơ gan mật...
Đối với sán lá gan lớn:
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán sẽ xâm nhập vào đường mật, trưởng thành và đẻ trứng, trứng được bài xuất ra ngoài theo phân và xuống nước nở thành ấu trùng lông rồi qua ốc và phát triển thành ấu trùng đuôi và nang trùng bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước, nếu người hoặc động vật ăn cỏ ăn phải nang trùng sẽ vào dạ dày tới ruột rồi lên gan và ký sinh tại gan. Tại gan, sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm.
Người bệnh nhiễm sán lá gan lớn thường có biểu hiện:
- Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; tính chất đau không đặc hiệu, có thể âm ỉ, đôi khi đau dữ dội, cũng có trường hợp không đau bụng.
- Bệnh nhân mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, có thể sốt hoặc đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa...
- Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.
- Một số trường hợp sán ký sinh lạc chỗ như ở phổi, dưới da ngực....
Triệu chứng của bệnh sán lá gan có biểu hiện giống với các bệnh lý khác ở gan như viêm gan virus, viêm đường mật do sỏi, ung thư gan, hay áp xe gan do các nguyên nhân khác... vì vậy người bệnh cần được thăm khám kỹ để được điều trị thích hợp.
4. Làm thế nào để biết mình có nhiễm sán lá gan hay không?
Nếu nghi ngờ bị nhiễm bệnh sán, bệnh nhân có thể đến viện làm xét nghiệm:
- Bệnh sán lá gan nhỏ: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc dịch tá tràng.
- Bệnh sán lá gan lớn: xét nghiệm tìm thấy trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA) tìm thấy kháng thể kháng sán lá gan lớn trong huyết thanh bệnh nhân.
- Ngoài ra, trong trường hợp sán ký sinh lạc chỗ, cần có các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để xác định vị trí sán ký sinh như CT, MRI...
5. Điều trị bệnh sán lá gan như thế nào?
Khi được chẩn đoán nhiễm sán lá gan, người bệnh cần được điều trị sớm, đủ liều và dùng thuốc đặc hiệu theo chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh cần được bồi dưỡng nâng đỡ thể trạng.
Tuy nhiên có một số trường hợp có chống chỉ định điều trị: phụ nữ có thai, người đang mắc bệnh cấp tính, suy gan, suy thận nặng, dị ứng với thuốc cần dùng...
6. Phòng bệnh sán lá gan
Từ những hiểu biết về phương thức lây truyền và tác hại của sán lá gan, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau để phòng bệnh:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi: đặc biệt không ăn các loại cá, ốc khi chưa được nấu chín kĩ dưới mọi hình thức, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước.
- Thực hiện rửa tay trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi đi vệ sinh, tiếp xúc với phân, rác thải ...
- Quản lý phân người và phân động vật, không dùng phân tươi để bón rau.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
Bệnh sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, người bệnh phải đến cơ sở khám chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Từ khóa » Trình Bày Sinh Sản Của Sán Lá Gan
-
Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Sán Lá Gan Và Cách Phòng Tránh
-
đặc điểm Sinh Sản Của Sán Lá Gan - Selfomy Hỏi Đáp
-
Lý Thuyết Về Sán Lá Gan | SGK Sinh Lớp 7
-
Sán Lá Gan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vòng đời Sán Lá Gan Có đặc điểm Gì? | Vinmec
-
Giải Bài Tập Sinh Học 7 - Bài 11: Sán Lá Gan
-
Nêu đặc điểm Sinh Sản Của Giun đũa Và Sán Lá Gan - Duy Quang
-
Sán Lá Gan Ký Sinh ở đâu? Đặc điểm Cấu Tạo, Di Chuyển Cách Nào?
-
1) Trình Bày Nơi Sống,cấu Tạo Và Di Chuyển Của Sán Lá Gan 2 ...
-
Sinh Học 7 Bài 11: Sán Lá Gan - HOC247
-
Sán Lá Gan Nhỏ Clonorchis Sinensis - Health Việt Nam
-
Nơi Sống, Cấu Tạo, Di Chuyển, Dinh Dưỡng, Sinh Sản Và Vòng đời Của ...
-
1. Trình Bày đặc điểm Cấu Tạo , Dinh Dưỡng Và Sinh Sản Của Sán Lá ...