Trình Chính Phủ Dự Thảo Nghị định Thay Thế Nghị định Số 33/2017 ...
Có thể bạn quan tâm
Sự cần thiết ban hành Nghị định
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước và khoáng sản trong đó có công tác xử lý vi phạm hành chính, sau khi Luật khoáng sản năm 2010 được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Luật tài nguyên nước năm 2012 được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013, đồng thời để triển khai Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2013/NĐCP ngày 24 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Sau một thời gian thực hiện cho thấy, từ khi Nghị định số 142/2013/NĐ-CP có hiệu lực đã nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Tuy nhiên, qua gần 04 năm thực hiện Nghị định số 142/2013/NĐ-CP, có nhiều nội dung không phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung mới. Do đó, ngày 03 tháng 4 năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 33 để thay thế Nghị định số 142/2013/NĐ-CP nêu trên.
Nghị định số 33 được ban hành đã bổ sung các quy định mới để phù hợp với các văn bản mới ban hành nêu trên, đặc biệt là đã bổ sung các hành vi cần xử phạt theo các quy định mới được bổ sung, sửa đổi như: quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản; quy định cụ thể về hành vi vi phạm trong việc xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, nhất là các nghĩa vụ liên quan đến đến nghĩa vụ lập Bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; lập báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; lập sổ sách, chứng từ tài chính, kỹ thuật để làm cơ sở xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; vi phạm quy định trong việc lắp đặt hệ thống camera và trạm cân giám sát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; vi phạm các quy định về quan trắc tài nguyên nước, lập hành lang bảo vệ nguồn nước, hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước... bổ sung thêm các hành vi liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép theo hướng tăng nặng, đặc biệt là khai thác cát, sỏi trái phép đã tăng gấp 2-3 lần; đã rà soát, bổ sung hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép đối với nhiều hành vi, giảm mức xử phạt bằng tiền đối với một số hành vi để tăng các hành vi cần xử phạt thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.
Từ khi Nghị định số 33 có hiệu lực, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tiếp tục được tăng cường hiệu lực, hiệu quả; ý thức trách nhiệm trong quản lý khoáng sản, đặc biệt là đối với việc lắp đặt camera giám sát, lắp đặt trạm cân để kiểm soát sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; việc lập bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng cũng như lập sổ sách, chứng từ làm căn cứ xác định sản lượng khoáng sản thực tế đã được các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả; việc tăng mức xử phạt các quy định xử phạt đối với hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nhất là đối với cát, sỏi lòng sông ... đã góp phần giảm số lượng các địa phương có hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, số lượng vụ vi phạm đã giảm.
Tuy nhiên, sau hơn 02 năm thực hiện, qua hoạt động thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương, tiếp nhận phản ánh của cử tri, các Đoàn đại biểu Quốc hội cho thấy, một số quy định tại Nghị định số 33 hiện không còn phù hợp với tình hình thực tiễn công tác quản lý và hoạt động khoáng sản, tài nguyên nước hiện nay, như: không quy định hành vi vi phạm quy định về hạn chế khai thác nước dưới đất, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt...; không quy định tịch thu khoáng sản trái phép, phương tiện, thiết bị khai thác đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, nhất là khai thác cát, sỏi đối với trường hợp tổng khối lượng khoáng sản khai thác trái phép dưới 50 m3 ; việc áp dụng hình thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản khi khai thác vượt công suất (nhất là đối với các mỏ nguyên liệu đá vôi xi măng mà tổ chức được cấp phép khai thác đồng thời cũng là chủ đầu tư nhà máy xi măng) khi chấp hành quyết định xử phạt đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà 3 nước, của doanh nghiệp (phải dừng hoạt động nhà máy xi măng do không có nguyên liệu, không có doanh thu, lợi nhuận để trả lương cho hàng trăm lao động, trả lãi và gốc vay ngân hàng, có nguy cơ phá sản v.v...) cũng như các động tới tổ chức, cá nhân liên quan (ngân hàng), lợi ích của địa phương nên cần phải điều chỉnh cho phù hợp, vừa phù hợp với thực tiễn, đồng thời vẫn bảo đảm được sự nghiêm minh của pháp luật...
Ngoài ra, qua rà soát còn có một số hành vi mới phát sinh trong thực tế quản lý, hoạt động khoáng sản, tài nguyên nước nhưng chưa đề cập trong Nghị định số 33 cần được bổ sung, quy định mới. Mặt khác, ngày 31 tháng 7 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2019/NĐ-CP để thay thế Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Theo đó, có một số quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cũng như các quy định có liên quan đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cũng cần phải được rà soát, điều chỉnh, bổ sung về hành vi vi phạm trong các quy định của Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực khoáng sản.
Với những lý do nêu trên, việc xây dựng để ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33 là cần thiết.
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng Nghị định
Bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất với Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Kế thừa, giữ lại những quy định còn phù hợp, khắc phục những nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những vấn đề vướng mắc phát sinh về mặt pháp lý trong thực tiễn áp dụng các quy định của Nghị định số 33.
Tăng cường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, nhất là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là cát, sỏi lòng sông nhằm ngăn chặn có hiệu quả đối với hoạt động này; tăng cường trách nhiệm trong quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
Quy định rõ các hành vi cần xử phạt để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, nhất là đối với các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành pháp luật về khoáng sản, về tài nguyên nước.
Bảo đảm tính khả thi, thuận lợi cho các ngành, các cấp, các cơ quan và lực lượng thực thi pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật; nâng cao ý thức tuân theo pháp luật của tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Bố cục Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 33, bao gồm 73 điều kết cấu trong 05 chương, gồm:
Chương I. Những quy định chung: có 05 điều, từ Điều 1 đến Điều 5, trong đó có 02 điều bổ sung mới là Điều 2 và Điều 3.
Chương II. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Có 24 điều, quy định từ Điều 6 đến Điều 29.
Chương III. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, hình thức xử phạt, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Có 33 điều, quy định từ Điều 30 đến Điều 62, trong đó có 03 điều bổ sung mới là Điều 42, Điều 44 và Điều 48.
Chương IV. Thẩm quyền xử phạt, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Có 08 điều, quy định từ Điều 63 đến Điều 70.
Chương V. Điều khoản thi hành. Có 03 điều, quy định từ Điều 71 đến Điều 73, trong đó có 01 điều quy định mới là Điều 72.
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 33/2017
-
Nghị định 33/2017/NĐ-CP Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Lĩnh Vực Tài ...
-
Nghị định 33/2017/NĐ-CP Về Xử Phạt VPHC Lĩnh Vực Tài Nguyên ...
-
Nghị định 33/2017/NĐ-CP Quy định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính ...
-
Https:///px?pageid=271...
-
Dự Thảo Nghị định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Tài ...
-
Nghị định 33/2017/NĐ-CP: Quy định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính ...
-
Bất Cập Của Nghị định 33/2017/NĐ-CP Về Xử Phạt VPHC Lĩnh Vực ...
-
Quy định Mới Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Tài ...
-
Quy định Mới Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Tài ...
-
Tăng Chế Tài Xử Lý Vi Phạm Tài Nguyên Nước Và Khoáng Sản
-
Nghị định 36/2020/NĐ-CP Quy định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính ...
-
Quy định Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Tài Nguyên ...
-
Chính Phủ | Tổng Cục Địa Chất Và Khoáng Sản Việt Nam
-
Nghị định 33/2017/NĐ-CP Về Xử Phạt VPHC Trong Lĩnh Vực Khoáng ...