Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Cách điền Trình độ Chuyên Môn Trong Sơ ...
Có thể bạn quan tâm
Trình độ chuyên môn chính là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến lợi thế và sức cạnh tranh của các ứng viên trên thị trường tuyển dụng việc làm. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Cách điền trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch như thế nào là chuẩn xác nhất? Các cấp bậc trình độ chuyên môn hiện này là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: HANU là tên viết tắt của trường nào?
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn thể hiện quá trình đào tạo của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể, thông qua các trường lớp hay tổ chức đào tạo được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục của nhà nước.
Trình độ chuyên môn bao gồm các cấp bậc từ thấp đến cao: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân (kỹ sư) đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.
Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm các kiến thức mà bạn tiếp thu được trong quá trình đào tạo, mà còn là khả năng vận dụng kiến thức vào môi trường thực tế. Chính vì lẽ đó, các trường đại học, cao đẳng hiện nay rất chú trọng đến nội dung thực tập của các sinh viên năm cuối, giúp sinh viên hòa nhập với môi trường làm việc, rèn luyện và phát huy năng lực của mình trên cơ sở kiến thức được học.
Xem thêm: Mẫu bản tường trình mới
Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa khác nhau như thế nào?
Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa theo nghĩa thông thường
- Trình độ chuyên môn: là năng lực, khả năng giải quyết công việc và thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong một môi trường làm việc cụ thể
- Trình độ văn hóa: là trình độ phát triển về nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử tuân theo các chuẩn mực của xã hội. Đây là một khái niệm tương đối rộng lớn, vì khái niệm về “văn hóa” là một khái niệm trừu tượng bao gồm tất cả các vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật và tất cả những phát minh của con người trong lịch sử hình thành và phát triển.
Trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
Các bạn có nhu cầu tìm việc làm hoặc thực hiện khai báo hành chính sẽ thường xuyên phải làm việc với CV hoặc sơ yếu lý lịch. Một phần rất quan trọng trong sơ yếu lý lịch nhưng lại thường khiến mọi người phải nhầm lẫn chính là mục “Trình độ văn hóa” và “trình độ chuyên môn”. Vậy sự khác nhau của hai mục này là gì?
- Trình độ chuyên môn: thể hiện việc bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo nào thuộc một chuyên ngành cụ thể nào đó. Ví dụ: Cử nhân đại học ngành Kế toán, Thạc sỹ chuyên ngành điện – điện tử…
- Trình độ văn hóa: thể hiện bạn đã hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông nào. Ví dụ: 12/12, 10/12, 9/12…
Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Trong một mẫu sơ yếu lý lịch in sẵn, bạn chỉ việc điền thông tin vào các khoảng trống hay các dòng “…” có sẵn. Điều này tạo sự tiện lợi và nhanh chóng cho bạn, tuy nhiên nó lại giới hạn số ký tự mà các bạn điền vào các mục cụ thể.
Mục trình độ chuyên môn thường chỉ cho phép bạn ghi giới hạn trong một dòng, chính vì vậy bạn cần ghi thật ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ các nội dung cơ bản sau:
- Học hàm cao nhất của bạn: Cử nhân, kỹ sư, bác sỹ, thạc sỹ, tiến sỹ…
- Chương trình đào tạo cao nhất của bạn: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học…
- Chuyên ngành đào tạo của bạn: cơ khí, điện tử, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản lý công nghiệp, công nghệ thực phẩm…
Ví dụ:
– Bạn tốt nghiệp Trung cấp ngành kế toán – hạch toán thì trình độ chuyên môn của bạn là: Trung cấp ngành kế toán – hạch toán;
-Bạn tốt nghiệp Đại học Luật thì trình độ chuyên môn của bạn là: Cử nhân đại học Luật;
– Bạn hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ ngành Tài chính – ngân hàng thì trình độ chuyên môn của bạn là: Thạc sỹ ngành Tài chính – ngân hàng.
Xem thêm: Những khó khăn trong giao tiếp
Trình độ chuyên môn trong tiếng Anh là gì? Các từ vựng tiếng Anh liên quan đến trình độ chuyên môn.
Trình độ chuyên môn trong tiếng Anh là gì?
Trình độ chuyên môn trong tiếng Anh là “professional qualification” hoặc “professional ability”.
Trong sơ yếu lý lịch hoặc cv xin việc bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn thường được thay thế bằng từ “education”. Education thể hiện cả quá trình học tập và rèn luyện của bạn trong lĩnh vực chuyên môn mà bạn đang ứng tuyển. Bạn sẽ liệt kê đầy đủ các trường lớp mà bạn tham gia học tập, chuyên ngành đào tạo và thời gian đào tạo. Ngay cả khi bạn tham gia một khóa học ngắn hạn nhằm lấy chứng chỉ chuyên môn cũng được liệt kê vào mục “education”.
Các từ vựng tiếng Anh liên quan đến trình độ chuyên môn
Nắm được các từ vựng liên quan đến giáo dục và trình độ chuyên môn là rất cần thiết, đặc biệt là các bạn có nguyện vọng ứng tuyển vào các công ty nước ngoài hoặc các công ty yêu cầu CV tiếng Anh để thử thách trình độ tiếng Anh của bạn. Sau đây là một số từ vựng cơ bản liên quan đến trình độ chuyên môn:
- Học vấn: Education;
- Khóa huấn luyện: Training, course;
- Bằng cấp chuyên môn: Professional certification, academic qualification;
- Cử nhân: Bachelor. VD: The Bachelor of Accountancy (cử nhân ngành kế toán);
- Thạc sỹ: Master. VD: The Master of Finance (thạc sỹ ngành tài chính)
- Tiến sỹ: Doctor of Phylosophy (Ph.D);
- Cao đẳng: College;
- Đại học: University;
- High distinction:điểm xuất sắc;
- Distinction: điểm giỏi;
- Credit:điểm khá.
Các cấp bậc trình độ chuyên môn trong hệ thống đào tạo hiện nay
Mỗi quốc gia lại có những hệ thống phân cấp trình độ chuyên môn khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục của quốc gia đó. Riêng Việt Nam chúng ta, chương trình đào tạo trình độ chuyên môn được chia theo 6 cấp bậc sau:
Trình độ chuyên môn sơ cấp
Chương trình đào tạo này thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, được đào tạo trong các trường dạy nghề.
Yêu cầu của bậc trình độ này là: nắm được kiến thức và kỹ năng thao tác cơ bản; thực hiện những nhiệm vụ yêu cầu tay nghề có tính lặp đi lặp lại dưới sự giám sát của quản lý.
Thời gian học: tương đối ngắn từ 3 – 6 tháng.
Mức học phí: tương đối thấp, trung bình từ 2 – 10 triệu/ khóa tùy theo nghành nghề.
Chương trình này phù hợp với những bạn có nhu cầu học tập những kiến thức và kỹ năng cơ bản cho một ngành nghề nào đó để nhanh chóng xin việc làm với mức chi phí đào tạo tương đối thấp.
Trình độ chuyên môn trung cấp
Bậc đào tạo này chỉ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Chuẩn đầu ra của bậc này yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao một cách độc lập.
Thời gian học: 2 năm đối với học viên tốt nghiệp THPT, 4 năm đối với học viên tốt nghiệp THCS.
Mức học phí: Trung bình từ 3 – 5 triệu/học kỳ, nếu học hệ 2 năm: 12 – 20 triệu/ khóa, hệ 4 năm: 25 – 35 triệu/khóa.
Trình độ chuyên môn cao đẳng
Bậc đào tạo này chỉ áp dụng cho người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Xác nhận trình độ đào tạo có kiến thức thực tế, lý thuyết rộng của một ngành; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề tương đối phức tạp; có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện công việc thay đổi; có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.
Thời gian học: Từ 3 – 3 năm rưỡi.
Mức học phí: 4.5 – 6.5 triệu/ học kỳ.
Trình độ chuyên môn đại học
Bậc đại học yêu cầu học viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện và chuyên sâu; có kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích vấn đề; giải quyết vấn đề có mức độ phức tạp cao; có kỹ năng quản lý và giám sát tốt; có khả năng đào tạo, hướng dẫn chuyên môn.
Thời gian học: Từ 4 – 5 năm.
Mức học phí: Học phí ở bậc này có mức dao động rất lớn, tùy thuộc vào ngành nghề, chất lượng đào tạo và nguồn ngân sách tự chi trả hay được nhà nước chi trả. Các trường đại học công lập có mức học phí tương đối cạnh tranh, từ 5 -10 triệu/ học kỳ. Trường tư nhân có chất lượng đào tạo tốt mức học phí có thể từ 10 -20 triệu/học kỳ.
Trình độ chuyên môn thạc sỹ và trình độ chuyên môn tiến sỹ
Hai cấp bậc này thuộc chương trình đào tạo sau đại học, dành cho học viên hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát. Có khả năng ứng dụng chuyên môn vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn và định hướng phát triển tương lai.
Chương trình đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ đều có thời gian là 2 năm.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về trình độ chuyên môn bao gồm: trình độ chuyên môn là gì, sự khác nhau giữa trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa cùng một số nội dung liên quan khác. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp các bạn định hướng được mục tiêu học tập và rèn luyện của mình. Chúc các bạn thành công
Từ khóa » Trình độ Chuyên Môn Sơ Cấp Là Gì
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Phân Loại Và Cách Ghi Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Trình độ Chuyên Môn Là Gì? - LuatVietnam
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Và Những Hiểu Lầm Thường Gặp
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Cách Viết CV Trình độ Chuyên Môn
-
Trình độ đại Học Gọi Là Gì - Học Tốt
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Trong Hồ Sơ
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì Vậy? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì Và Cách điền Vào CV Chính Xác Nhất
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Phân Biệt Với Trình độ Văn Hóa - JobsGO
-
Cách Ghi Trình độ Chuyên Môn Trong Hồ Sơ Xin Việc
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì Mà Quyết định Mức Lương Của Bạn?
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Khác Gì Với Trình độ Học Vấn - TopLoigiai