Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Khác Với Trình độ Văn Hóa Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Trên thực tế, chúng ta thường nghe nhiều đến “trình độ chuyên môn”, đây cũng là thông tin phải điền vào một số loại giấy tờ. Trình độ chuyên môn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế của một người khi nộp hồ sơ xin việc. Vậy hiểu đúng và đủ về trình độ chuyên môn như thế nào? Mục lục bài viết
- Trình độ chuyên môn là gì?
- Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay
- Trình độ chuyên môn khác trình độ văn hóa thế nào?
- Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn được hiểu là năng lực, khả năng giải quyết công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, thể hiện quá trình đào tạo mà một người đã trải qua tại các trường lớp, tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục Nhà nước.
Trình độ chuyên môn hiện nay gồm các cấp bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, cử nhân, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm kiến thức tiếp thu được trong quá trình đào tạo, nó còn được thể hiện qua khả năng vận dụng kiến thức đó vào công việc, cuộc sống hàng ngày.
Khi tuyển dụng một ví trí nào đó, cơ quan/tổ chức đòi hỏi người được tuyển dụng phải có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực đang tuyển.
Việc tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn thường rất khắt khe nhất là với những nghề đòi hỏi phải đúng chuyên môn, chuyên ngành như bác sĩ, giáo viên hay luật sư…
Trình độ chuyên môn khác với trình độ văn hóa. Ảnh minh họa.
Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay
Như đã biết thì trình độ chuyên môn có 07 cấp đã nêu trên. Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về trình độ chuyên môn ở các cấp như sau:
- Sơ cấp: thường áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật và được đào tạo trong các trường dạy nghề.
- Trung cấp: áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, yêu cầu người học phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp…
- Cao đẳng: áp dụng cho những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có kiến thức thực tế, lý thuyết của một ngành; có kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng giải quyết vấn đề…
- Đại học: người có kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu; có kỹ năng phân tích giải quyết vấn đề ở mức độ phức tạp cao. Bên cạnh đó, người có trình độ chuyên môn đại học còn có khả năng đào tạo và hướng dẫn chuyên môn.
- Thạc sĩ, tiến sĩ: hướng tới trình độ nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành ở mức độ vĩ mô, rộng và bao quát hơn những cấp trên.
Trình độ chuyên môn khác trình độ văn hóa thế nào?
Như định nghĩa ở trên thì trình độ chuyên môn là vận dụng kiến thức chuyên môn đã được đào tạo trong môi trường làm việc.
Còn trình độ văn hóa là được hiểu là trình độ nhận thức văn hóa, văn hóa ứng xử theo chuẩn mực xã hội. Khái niệm văn hóa khá trừu tượng vì bao gồm cả vật chất, công cụ, ngôn ngữ, chữ viết, những phát minh của con người…
Khi ghi trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn trong các sơ yếu lý lịch xin việc cũng có sự khác nhau, tuy nhiên nhiều người lại nhầm lẫn trong việc điền thông tin giữa hai mục này.
- Trình độ chuyên môn: có thể hiểu là việc một người hoàn thành chương trình đào tạo thuộc một chuyên ngành cụ thể như kỹ sư xây dựng, cử nhân Luật…
- Trình độ văn hóa: việc hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông. Ví dụ: 9/12, 12/12,…
Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ
Trong sơ yếu lý lịch
Mục trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch in theo mẫu sẵn chỉ giới hạn trong một dòng nên cần ghi đầy đủ ngắn gọn, gồm:
- Học hàm cao nhất: tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư…
- Chương trình đào tạo cao nhất: cao học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp…
- Chuyên ngành đào tạo: luật, kế toán, cơ khí, công ngệ thông tin, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh…
Trong hồ sơ
Thường áp dụng với hồ sơ cán bộ, công chức:
Căn cứ Quyết định 02/2008/QĐ-BNV trong hồ sơ cán bộ, công chức, phần trình độ chuyên môn ghi cấp trình độ cao nhất: Tiến sĩ khoa học, thạc sĩ cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, chuyên ngành.
Ở phần trình độ giáo dục phổ thông thì ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo nào.
Trên đây là các thông tin liên quan đến trình độ chuyên môn là gì? Nếu còn băn khoăn hoặc có thêm vướng mắc, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
Từ khóa » Trình độ Chuyên Môn
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Phân Loại Và Cách Ghi Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Trình độ Chuyên Môn Là Gì? - LuatVietnam
-
Trình độ Chuyên Môn Nghiệp Vụ Là Gì? Ghi Như Thế Nào Trong Hồ Sơ?
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Và Những Hiểu Lầm Thường Gặp
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Cách điền Trình độ Chuyên Môn Trong Sơ ...
-
"trình độ Chuyên Môn" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Những điều Cần Lưu ý Trong Hồ Sơ
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì Và Cách điền Vào CV Chính Xác Nhất
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Cách Viết CV Trình độ Chuyên Môn
-
Trình độ Chuyên Môn Là Gì? Phân Biệt Với Trình độ Văn Hóa - JobsGO
-
Trình độ Chuyên Môn Trong Sơ Yếu Lý Lịch Cần Có Là - Luật Sư 247
-
Trình độ đại Học Gọi Là Gì - Học Tốt
-
Cách Ghi Trình độ Chuyên Môn Trong Hồ Sơ Xin Việc