Trình độ Học Vấn Là Gì? Hướng Dẫn Ghi Trình độ Học Vấn Trong Sơ Yếu ...
Có thể bạn quan tâm
Trình độ học vấn là một trong những phần nội dung quan trọng cần chú ý khi làm CV xin việc. Nhiều nhà tuyển dụng rất quan tâm đến trình độ học vấn của ứng viên vì vậy bạn cần phải hiểu rõ để biết cách viết trình độ học vấn đúng chuẩn trong CV của mình, làm hài lòng nhà tuyển dụng. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
Xem thêm: Cách viết và quy tắc viết họ tên trong Tiếng Anh
1. Trình độ học vấn là gì?
Để viết được trình độ học vấn đúng chuẩn và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng thì trước tiên phải hiểu đúng trình độ học vấn là gi?
Trình độ học vấn có thể hiểu đó là cụm từ chỉ về học vấn của một người, nó thể hiện qua cấp bậc: cấp tiểu học, cấp trung học, cấp đại học… Mỗi cấp bậc như vậy sẽ được gọi là trình độ học vấn.
Có thể hiểu đơn giản trình độ học vấn là trình độ học tập mà bạn trải qua quá trình học tập. Khi nói đến trình độ học vấn ở một cấp bậc nào đó thì bạn đã học xong và tốt nghiệp cấp học đó.
Ví dụ:
– Nếu bạn đã tốt nghiệp đại học và có bằng thì trong các loại hồ sơ ở mục trình độ học vấn sẽ ghi là Đại học. – Nếu bạn mới học hết 11 mà nghỉ và đi xin việc làm thì trong hồ sơ của bạn sẽ ghi trình độ học vấn là 11/12
2. Cách viết trình độ học vấn trong CV
CV xin việc rất quan trọng khi chúng ta đi xin việc làm. Phần trình độ học vấn sẽ là điểm gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Vì vậy, chúng ta cần biết cách ghi và những lưu ý khi ghi trình độ học vấn như sau:
– Ghi thông tin về trình độ học vấn cao nhất. Ví dụ: 12/12 và tiếp đó là các bậc học khác theo thời gian từ gần đây nhất đến xa nhất. – Trong phần nội dung cần ghi rõ chuyên ngành và tên trường học của bản thân. Nếu có nhiều trình độ thì ghi rõ – Nêu thêm về chứng chỉ nghiệp vụ, giải thưởng…đạt được. – Không cần ghi cụ thể từng cấp học. – Cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ, súc tích, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.
3. Vai trò của trình độ học vấn
– Thông qua phần trình độ học vấn mà các bạn ghi trong CV thì nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phù hợp với công việc mà công ty họ cần không?
– Phần trình độ học vấn để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng thì cơ hội việc làm của bạn sẽ cao. – Thông qua trình độ học vấn thì cũng có thế thấy được các thông tin liên quan như trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa.
4. Những lưu ý khi viết trình độ học vấn trong CV
4.1. Chú ý các chi tiết nhỏ
Các chi tiết nhỏ sẽ giúp cho CV của bạn hoàn hảo hơn. Vì vậy, trong phần trình độ học vấn của bạn có nhiều phần nhiều ý thì nên chia thành nhóm, vạch ra các ý nhỏ chi tiết, ngắn gọn thể hiện tính khóa học để nhà tuyển dụng dễ nắm bắt.
Không nên bỏ qua các chi tiết nhỏ, cũng không nên quá dài dòng những chi tiết không liên quan không giúp ích tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
4.2. Ghi thông tin chính xác
Trình độ học vấn đưa ra còn kèm theo các giấy tờ xác thực như bảng điểm, học bạ, bằng…vì vậy khi nếu bạn cần nêu chính xác, trung thực. Nếu bạn đưa những thông tin không chính xác, bạn quảng cáo, PR bản thân không trung thực thì bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại.
4.3. Có nên bỏ qua điểm trung bình
Về điều này thì tùy thuộc vào điểm trung bình của bạn. nếu điểm trung bình của bạn không cao thì nên bỏ qua, còn điểm của bạn tốt thì bạn không nên bỏ qua chi tiết này trong phần trình độ học vấn. Điểm trung bình tốt bạn thêm vào thì CV sẽ được đẹp, được nhấn mạnh và có điểm sáng.
4.4. Nguyên tắc đưa thông tin vào trình độ học vấn
Trình độ học vấn có rất nhiều thông tin như cáp học, ngành học, năm tốt nghiệp hay những vấn đề liên quan đến trình độ học vấn của bạn nên bạn cũng cần lưu ý để có thông tin đúng và đầy đủ. Bạn nên đưa cấp bậc cao nhất lên đầu đề cho nhà tuyển dụng thấy trình độ học vấn của bạn cao. Tiếp theo liệt kê các trình độ học vấn liên quan theo cấp độ thời gian nhưng phải phù hợp và liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển.
4.5. Bỏ qua các cấp học thấp
Việc đưa thông tin trình độ học vấn đầy đủ là cần thiết nhưng không phải là liệt kê chi tiết của từng cấp học. Như thế sẽ khiến cho CV của bạn dài dòng. Bạn nên chọn lọc và nêu các điểm nổi bật trong trình độ học vấn của mình để dễ tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
4.6.Cách trình bày trình độ học vấn
Bạn phải trình bày sao cho đẹp về hình thức, đúng đầy đủ về nội dung.
5. Phân biệt trình độ học vấn, trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn có thể được hiểu là chuyên ngành mà một người được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kĩ năng. Có thể thấy, trình độ học vấn thường để chỉ bậc học cao nhất còn trình độ chuyên môn dùng để chỉ chuyên ngành được đào tạo của một người.
Trình độ chuyên môn được chia thành nhiều cấp bậc như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp…
Cách ghi trình độ chuyên môn trong Sơ yếu lý lịch hay CV chính là trình độ chuyên môn cao nhất tại thời điểm bạn kê khai như: Đại học, Cao đẳng, Cử nhân, thạc sĩ…
Xem thêm: “So that” là gì? Cách sử dụng cấu trúc “So that” hợp lý
Từ khóa » Trình độ Học Vấn Ghi Thế Nào
-
Trình độ Học Vấn Là Gì?
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Trình độ Chuyên Môn Là Gì? - LuatVietnam
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Mẹo Nói Về Học Vấn Trong Buổi Interview
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Các Yếu Tố Gây Nhầm Lẫn Trong Sơ Yếu Lí Lịch
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV?
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV Xin Việc ...
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Trình Bày Trình độ Học Vấn Trong CV
-
Trình độ Học Vấn Có Gì Khác So Với Trình độ Chuyên Môn, Trình độ Văn ...
-
Phân Biệt Trình độ Học Vấn Và Trình độ Chuyên Môn Thế Nào?
-
Trình độ Học Vấn, Trình độ Chuyên Môn - Báo Lao Động
-
Ghi Trình độ Học Vấn Trên Tờ Khai Căn Cước Như Thế Nào?
-
Trình độ Văn Hóa Là Gì? Cách Ghi Trình độ Văn Hóa Trong Sơ Yếu Lý ...