Trình độ Học Vấn Là Gì? Mẹo Nói Về Học Vấn Trong Buổi Interview
Có thể bạn quan tâm
Bạn thường xuyên được yêu cầu điền thông tin về trình độ học vấn trong các loại giấy tờ, hồ sơ của các cơ quan Nhà nước. Vậy bạn có thực sự hiểu “trình độ học vấn là gì?” và cách ghi trình độ học vấn thế nào không?
Mục lục
- Trình độ học vấn là gì?
- Phân loại trình độ học vấn của Việt Nam
- Ví dụ về cách ghi trình độ học vấn
- Mẹo nói về trình độ học vấn của bạn trong một buổi phỏng vấn
- Hãy cụ thể
- Nói về các khóa học cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển
- Hãy trung thực
- Hãy nói về mục tiêu giáo dục trong tương lai của bạn
- Hãy chia sẻ những điều tích cực, thay vì những điều tiêu cực
- Hãy tự hào về những gì bạn đã hoàn thành
Trình độ học vấn là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “trình độ học vấn là gì?”, chúng ta cần hiểu “học vấn là gì?”. Theo đó, học vấn là những hiểu biết, tri thức mà một người có được nhờ quá trình học tập, tích lũy kiến thức.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu trình độ học vấn là mức độ hiểu biết, tri thức của một người. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ trình độ học vấn được sử dụng để đề cập đến mức độ học cao nhất. Song, đang có rất nhiều tranh cãi về cách sử dụng của từ này.
? Xem thêm: Trình độ học vấn trong CV: Viết sao để nhà tuyển dụng đánh giá cao?
Phân loại trình độ học vấn của Việt Nam
Tại Việt Nam, trình độ học vấn cao nhất là 12/12 (trước kia là 10/10). Điều đó có nghĩa là, ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp,… thì khi điền thông tin về Trình độ học vấn trong hồ sơ, giấy tờ, bạn đều phải ghi là 12/12.
Nếu hiểu theo cách này, trình độ học vấn sẽ được ghi như sau:
Cấp học | Cách ghi Trình độ học vấn |
Học hết THCS | Trình độ học vấn 9/12 |
Học hết THPT | Trình độ học vấn 12/12 |
Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng,… | Trình độ học vấn 12/12 |
Tuy nhiên, cách ghi như trên được nhiều người đánh giá là không chính xác. Họ cho rằng hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm các cấp học từ giáo dục mầm non đến tiểu học, THCS, THPT, đại học, sau hoặc trên đại học. Vì vậy, một người đã học qua cấp học nào thì trình độ học vấn phải được ghi ở cấp học đó. Nếu như vậy, trình độ học vấn sẽ được ghi như sau:
Cấp học | Cách ghi Trình độ học vấn |
Học hết THCS | Trình độ học vấn THCS |
Học hết THPT | Trình độ học vấn THPT |
Tốt nghiệp Trung cấp | Trình độ học vấn Trung cấp nghề/ Trung cấp chuyên nghiệp |
Tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng | Trình độ học vấn Đại học/ Cao đẳng |
Tốt nghiệp Cao học | Trình độ học vấn Cao học |
Ví dụ về cách ghi trình độ học vấn
Ví dụ: Một người tốt nghiệp Đại học Khoa học xã hội và nhân văn ngành Tâm lý học sẽ ghi Trình độ học vấn: Đại học và Trình độ chuyên môn là Cử nhân Tâm lý học.
Cũng như vậy, một người tốt nghiệp Đại học sư phạm ngành Ngữ văn thì cần ghi Trình độ học vấn: Đại học và trình độ chuyên môn nghiệp vụ là Giáo viên Ngữ văn THPT/ THCS (tùy cấp dạy).
Mẹo nói về trình độ học vấn của bạn trong một buổi phỏng vấn
Cho dù bạn chưa từng học Đại học, chưa tốt nghiệp hoặc bạn có bằng cấp không liên quan trực tiếp đến vị trí bạn đang ứng tuyển, vẫn có những cách bạn có thể sử dụng để nói về trình độ học vấn và kinh nghiệm của mình.
Dưới đây là 6 tips để thảo luận về học vấn của bạn.
Hãy cụ thể
Thông tin về trình độ học vấn của bạn rất có thể đã được nêu trong CV. Nhưng nhà tuyển dụng đôi khi vẫn yêu cầu bạn nói về nó. Vậy họ đang muốn biết điều gì?
Thực tế, họ muốn nghe xem:
- Bạn tốt nghiệp sớm hay muộn hơn bình thường?
- Bạn có từng nhận được học bổng hay không?
- Bạn có thể cân bằng giữa công việc và học tập cùng lúc không?
Nói về các khóa học cụ thể có liên quan đến vị trí ứng tuyển
Giả sử, bạn đang ứng tuyển vào vị trí Marketer nhưng bằng tốt nghiệp của bạn lại Cử nhân Ngôn ngữ Anh. Phải làm thế nào khi bạn đang xin việc trái ngành?
Ngày nay, các nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá ứng viên dựa trên trình độ học vấn (bằng cấp từ một trường cao đẳng, đại học cụ thể) mà hơn hết, họ tìm kiếm kiến thức và giá trị thực sự của ứng viên. Vì thế, đã đến lúc để bạn nói cụ thể về những khóa học liên quan đến Marketing mà bạn đã từng tham gia.
Hãy trung thực
Nếu bạn được mời đến tham gia buổi phỏng vấn, rất có thể, nhà tuyển dụng đã tìm hiểu rất kỹ về bạn. Các HR có thể xem xét LinkedIn, Facebook, Instagram, Blog,… của bạn. Vì thế, đừng bao giờ nói dối trong một cuộc phỏng vấn.
Nhà tuyển dụng có thể đã biết câu trả lời, nhưng đôi khi họ vẫn yêu cầu bạn xác nhận lại. Và bạn đừng xấu hổ khi không có trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học. Vì nếu HR mời bạn đến phỏng vấn ngay cả khi biết bạn không có bằng cấp cao, điều đó có nghĩa là họ đánh giá cao trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn đang sở hữu.
Hãy nói về mục tiêu giáo dục trong tương lai của bạn
Nếu bạn quan tâm đến việc tiếp tục học, hãy thảo luận về kế hoạch này trong cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ thích thú khi biết rằng nhân viên tiềm năng muốn cải thiện bản thân. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng công việc sẽ không bị ảnh hưởng vì việc học.
Hãy chia sẻ những điều tích cực, thay vì những điều tiêu cực
Nếu bạn không có bằng cấp cao, đừng nhấn mạnh nó một cách tiêu cực. Bạn có thể nói rằng bạn chưa tốt nghiệp và sau đó, hãy chia sẻ nhiều hơn về kinh nghiệm, kiến thức, niềm đam mê của bạn với công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng biết vì sao bạn là một ứng viên tuyệt vời ngay cả khi không có trình độ học vấn Đại học, Cao học,…
Hãy tự hào về những gì bạn đã hoàn thành
Bạn được mời đến buổi phỏng vấn là có lý do. Vì vậy, hãy tự tin khi biết rằng nhà tuyển dụng đã tìm thấy những điều sáng giá ở bạn. Hãy thể hiện niềm tự hào về những gì bạn từng đạt được trong sự nghiệp của mình từ trước cho đến nay và tỏ ra hào hứng khi được nhận công việc mới.
? Xem thêm: Để buổi phỏng vấn thành công, đừng quên 5 điều cơ bản sau
Kết luận
Bạn đã hiểu trình độ học vấn là gì và biết cách ghi trình độ học vấn chưa? Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên ghé thăm JobsGO mỗi ngày để tìm đọc thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Tìm việc làm ngay!(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên:
- X (Twitter)
Bài viết liên quan:
- Cách Viết Kinh Nghiệm Làm Việc Trong CV Thuyết Phục…
- Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn: 12 Mẹo Trả Lời Thông Minh Nhất
- Đi Phỏng Vấn Cần Chuẩn Bị Gì? 4 Lý Do Cần Chuẩn Bị…
- Phỏng Vấn Xin Việc: 10 Bước Chuẩn Bị Trước Để Buổi…
- Xuất Khẩu Lao Động – Muôn Vàn Nỗi Khổ Nơi Đất Khách…
- Cách Viết CV Xin Việc Hành Chính Văn Phòng Ấn Tượng Nhất
Từ khóa » Trình độ Học Vấn Từ Ptth
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Trình Bày Trình độ Học Vấn Trong CV
-
Ptth Là Gì - Cẩm Nang Tiếng Anh
-
Hướng Dẫn Bạn Cách Viết Trình độ Học Vấn Trong CV
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV Xin Việc ...
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Các Yếu Tố Gây Nhầm Lẫn Trong Sơ Yếu Lí Lịch
-
Hướng Dẫn Cách Viết Trình độ Học Vấn Trong CV Xin Việc
-
Trình độ Học Vấn, Trình độ Chuyên Môn - Báo Lao Động
-
Trình độ Học Vấn Là Gì? Cách Ghi Trình độ Học Vấn Trong CV?
-
Hệ Thống Giáo Dục Nhật Bản - Du Học Edutime
-
Trình độ Văn Hóa Là Gì? Ghi Trình độ Văn Hóa Trong Sơ Yếu Lý Lịch
-
Cách Ghi Trình Độ Văn Hóa Là 12 12 Hay Đại Học, Trình Độ Văn ...