Trình độ Văn Hóa Và Cách Ghi Trình độ Văn Hóa Trong Sơ Yếu Lý Lịch

Mục lục bài viết

Toggle
  • Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
  • Hướng dẫn về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch
  • Trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch
  • Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Thông qua bản sơ yếu lý lịch thì các nhà tuyển dụng sẽ nắm được những thông tin cơ bản của một ứng viên cũng trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ văn hóa,…của người đó cũng như thông tin về nhân thân của họ. Nội dung bài viết sau sẽ hướng dẫn về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch cụ thể nhất.

Trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch

Có thể thấy sơ yếu lý lịch và tài liệu rất quan trọng đối với mỗi ứng viên đặc biệt là khi đi xin việc làm. Những nội dung trong sơ yếu lý lịch đều có tầm quan trọng và có những ý nghĩa nhất định.

Trong sơ yếu lý lịch có những nội dung:

– Thông tin cá nhân của người viết sơ yếu lý lịch gồm có họ tên, năm sinh, giới tính, hộ khẩu thường trú, nguyên quán, dân tộc, số chứng minh nhân dân,…

– Thành phần bản thân hiện nay gồm có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, ngày kết nạp Đảng, tình trạng sức khỏe, mức lương, cấp bậc,…

– Thông tin về hoàn cảnh gia đình như: họ và tên; năm sinh; chỗ ở; nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ, chồng; anh, chị, em ruột,…

– Quá trình học tập của bản thân như làm công tác gì? ở đâu và giữ chức vụ gì?

– Thông tin về việc khen thưởng, kỷ luật nếu có; lời cam đoan; chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.

Trong sơ yếu lý lịch có phần khai những thông tin của cá nhân sẽ gồm có cả nghề nghiệp của người khai. Nhưng trong một số mẫu sơ yếu lý lịch thì sẽ gộp phần này là nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn hoặc là thay thế bằng trình độ chuyên môn. Vì thế khi điền mục này thì người viết cần phải lưu ý để có thể điền một cách chính xác nhất.

Những mẫu sơ yếu lý lịch có yêu cầu phần nghề nghiệp thì thường là mẫu sơ yếu lý lịch kê khai thông tin làm giấy tờ nhập học, thi cử,…thì cần ghi chính xác nghề nghiệp đến thời điểm hiện tại ví dụ như học sinh, giáo viên,…

Trong những mẫu sơ yếu lý lịch nếu để mục này là nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn thì người viết có thể lựa chọn việc điền thông tin theo mục đích sử dụng sơ yếu lý lịch của mình.

Trong trường hợp đi xin việc làm thì nên ghi là trình độc chuyên môn như bằng cấp, chuyên ngành, trường học còn nếu chỉ sử dụng sơ yếu lý lịch để làm giấy tờ hay phục vụ các công việc khác thì nên ghi nghề nghiệp của mình.

Ở mục thành phần bản thân hiện nay ngoài trình độ chuyên môn còn có trình độ văn hóa tuy nhiên nhiều người khi viết mục này thường phân vân nên điền thông tin trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, ở phần tiếp theo sẽ hướng dẫn chi tiết vấn đề này.

Hướng dẫn về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Trình độ văn hóa là một mục không thể thiếu trong mọi sơ yếu lý lịch ngoài ra nó còn xuất hiện ở trong tất cả mọi loại giấy tờ khi kê khai thông tin cá nhân. Nội dung này sẽ giải thích rõ hơn về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch.

Có thể hiểu một cách đơn giản thì trình độ văn văn hóa chính là trình độ học vấn của mỗi người qua mỗi cấp bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục của quốc gia.

Khi ghi phần trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cần ghi theo cấp độ học được tính theo cấp độ từ tiểu học đến trung học phổ thông. Như vậy có thể ghi trình độ văn hóa sẽ ghi là 12/12 nếu người viết đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong những trường hợp khác thì người viết sơ yếu lý lịch sẽ dựa vào cấp học mà mình đã tốt nghiệp để ghi đúng vao phần này. Ví dụ nếu học đến lớp 8 thì sẽ ghi trình độ văn hóa là 8/12,…

Nếu học các chương trình bổ túc văn hóa thì cần ghi rõ chương trình bổ túc văn hóa đã từng học.

Khi điền thông tin vào mục trình độ văn hóa nhiều người hiện nay luôn băn khoăn giữa việc nên ghi là 12/12 hay là ghi trình độ văn hóa theo cấp học như đại học, cao học,…

Những người học trong giáo dục cao đẳng, đại học hoặc là cao hơn nữa cũng sẽ ghi trình độ văn hóa lá 12/12, phần chuyên ngành và ngành học thì người viết có thể nêu thêm trong sơ yếu nhưng không phải ở mục trình độ văn hóa mà nên điền vào mục trình độ chuyên môn.

Như vậy nội dung ở phần trên đây đã giải thích về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch một cách chi tiết nhất.

Trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch

Ngoài thông tin cần nắm được về trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì trình độ lý luận chính trị cũng là một mục thường gặp khi điền các thông tin trong bản sơ yếu lý lịch.

Thông thường phần trình độ lý luận chính trị trong sơ yếu lý lịch sẽ không bắt buộc phải điền. Do đó ở phần này thì người ghi sơ yếu lý lịch có thể bỏ trống nếu như không có.

Nhưng cần lưu ý nếu như phần này không điền thông tin thì người ghi cần phải gạch chéo ở mục này trong sơ yếu lý lịch.

Đối với sơ yếu lý lịch viên chức thì phần trình độ lý luận chính trị sẽ ghi trình độ lý luận chính trị cao nhất đã được đào tạo, bồi dưỡng như là cử nhân, cao cấp, trung cấp, sơ cấp.

Theo đó nếu như viết sơ yếu lý lịch khi đi xin việc thì người viết không bắt buộc phải điền thông tin ở mục này do đó có thể không điền thông tin và gạch chéo. Phần trình độ lý luận chính trị là một mục bắt buộc phải có trong sơ yếu lý lịch tuy nhiên tùy thuộc vào người đó đã được đào tạo về trình độ lý luận chính trị hay chưa thì sẽ điền thông tin này cho phù hợp.

Thực tế thấy rằng nếu viết sơ yếu lý lịch để đi xin việc thì thường mục này hầu hết sẽ không bắt buộc phải điền do đó người ghi sơ yếu lý lịch có thể bỏ trống và gạch chéo ở nội dung này.

Ngoài trình độ văn hóa thì người viết sơ yếu lý lịch cũng cần điền đầy đủ các thông tin khác trong bản sơ yếu lý lịch như họ và tên của người khai, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân,…

Đối với những thông tin đã điền trong sơ yếu lý lịch cần phải điền đầy đủ và chính xác, ở những mục không có hoặc không điền thông tin trong sơ yếu lý lịch thì người điền thông tin cần phải gạch chéo ở những mục không điền đó tránh tường hợp bỏ trống không điền thông tin và cũng không gạch chéo như vậy thì sẽ không hợp lệ.

Các thông tin này cần được điền đầy đủ và chính xác trung thực để bên tuyển dụng sẽ xem xét và quyết định về việc tuyển dụng.

Trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Trong thời buổi hiện đại và phát triển như hiện nay thì ngoại ngữ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mỗi con người. Để có thể đạt được mục tiêu công việc đã đề ra thì mỗi ứng viên cần phải chuẩn bị một cách tốt nhất từ khâu chuẩn bị hồ so ứng tuyển để có thể gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Thông tin về trình độ ngoại ngữ được ghi trong sơ yếu lý lịch cũng sẽ giúp mỗi ứng viên có thể khẳng định được trình độ và năng lực của mình. Vì thế ngoài trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch thì cách ghi trình độ ngoại ngữ cũng rất quan trọng.

Thực tế có thể thấy những người sở hữu trình độ ngoại ngữ thường sẽ có năng lực tốt thậm chí là xuất sắc nên các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó làm cơ sở để đánh giá và lựa chọn ứng viên.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nước ngoài thì ngoại ngữ lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tuyển dụng.

Trong phần trình độ ngoại ngữ nên viết theo văn bằng hoặc chứng nhận đã được cấp: Đại học Anh ngữ, Pháp ngữ, Nga ngữ…nếu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Đối với hệ bồi dưỡng ngoại ngữ thì ghi là: Anh, Pháp, Nga…trình độ A, B, C, D.

Như vậy đối với những người đã được cấp văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ thì ghi đầy đủ thông tin theo văn bằng, chứng chỉ đã được cấp đó. Còn những người không có trình độ ngoại ngữ thì sẽ ghi là không.

Khi điền mục này thì người ghi cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

– Nên ghi chính xác trình độ ngoại ngữ của mình nếu không có thì nên ghi là không bởi lẽ những thông tin được ghi trong sơ yếu lý lịch là những thông tin và nhà tuyển dụng sẽ khai thác do đó cần phải có sự trung thực để tránh trường hợp không trả lời được những câu hỏi mà bên tuyển dụng đặt ra.

– Ngoài ra cũng không nên ghi trình độ ngoại ngữ khi ứng tuyển vào những vị trí lao động phổ thông bởi vì những vị trí như vậy thường nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến sức khỏe của người ứng tuyển có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không.

– Khi ứng tuyển vào những vị trí công việc sử dụng ngoại ngữ là công cụ làm việc chính. Trong trường hợp này thì ứng viên cũng không cần phải ghi quá nhiều về trình độ ngoại ngữ bởi vì trước tiên ứng viên sẽ phải đáp ứng được đủ các điều kiện tuyển dụng thì mới có thể ứng tuyển.

Ở trường hợp này thì thông thường nhà tuyển dụng sẽ thường quan tâm nhiều hơn đến khả năng thực hành hơn là lý thuyết mà ứng viên đã nêu ra.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ ở bài viết trên đây của Luật Hoàng Phi sẽ là những thông tin hữu ích đối với các ứng viên khi viết sơ yếu lý lịch và cách điền các thông tin về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, trình độ văn hóa và cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch hiện nay.

->>> Tham khảo thêm : Lý lịch tư pháp

Từ khóa » Trình độ Chuyên Môn Và Trình độ Văn Hóa