Trình Tự Gia Nhập WTO Của Việt Nam - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Hình ảnh chiếc búa gõ công nhận VN gia nhập WTO - Ảnh AFP |
Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào khác muốn gia nhập WTO đều phải trải qua một trình tự nhất định; có chăng chỉ là khác nhau về thời gian thực hiện trình tự.
Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào việc nước xin gia nhập và các thành viên khác của WTO đàm phán với nhau ra sao, chấp nhận những nhượng bộ nhau như thế nào...
Thủ tục gia nhập WTO bao gồm các bước (hoặc các giai đoạn):
- Nộp đơn xin gia nhập;
- Ðàm phán gia nhập;
- Kết nạp.
a. Nộp đơn xin gia nhập:
Nộp đơn là bước đầu tiên và bắt buộc đối với một nước xin gia nhập WTO.
Ðồng thời với việc tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7-1995; là thành viên đồng sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) vào tháng 3-1996; tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11-1998; Việt Nam đã sớm nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
1-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO. WTO tiếp nhận đơn xin gia nhập của WTO của Việt Nam và Việt Nam trở thành quan sát viên của tổ chức này.
31-1-1995, Nhóm công tác (của WTO) về việc Việt Nam gia nhập WTO được thành lập.
b. Ðàm phán gia nhập:
Ðể gia nhập WTO, tất cả các thành viên xin gia nhập đều phải tiến hành các cuộc đàm phán. Nói cách khác, để gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải cam kết đưa ra những nghĩa vụ (cam kết mở cửa thị trường, cam kết tuân thủ các hiệp định của WTO) mà mình sẽ chấp thuận khi trở thành thành viên của WTO để đổi lấy những quyền (những ưu đãi do các nước thành viên của WTO dành cho, được hưởng lợi từ hệ thống thương mại đa biên với các luật chơi của WTO, được sử dụng các quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO...) mà WTO đem lại. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam cũng phải thực hiện các cuộc đàm phán xin gia nhập.
Giai đoạn đàm phán bao gồm các bước sau:
- Minh bạch hoá chính sách:
Minh bạch hoá chính sách là việc chính phủ nước xin gia nhập phải thông báo, mô tả (phác hoạ) bức tranh chung về các cơ chế, chính sách thương mại, kinh tế của nước mình có liên quan đến các hiệp định của WTO. Việc minh bạch hoá chính sách được thực hiện thông qua việc Việt Nam gửi bản Bị vong lục về cơ chế ngoại thương của Việt Nam (trình bày về hệ thống chính sách thương mại - kinh tế của Việt Nam) tới Nhóm công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi là Nhóm công tác) để Nhóm công tác xem xét. Tất cả các thành viên đều có thể tham gia Nhóm công tác này. Nhóm công tác là tổ chức chịu trách nhiệm thụ lý đơn xin gia nhập.
Trong quá trình Nhóm công tác xem xét, tất cả các nước thành viên WTO đều có thể yêu cầu trả lời những câu hỏi mà họ quan tâm.
Việt Nam đã trả lời khoảng 2.600 nhóm câu hỏi do các thành viên WTO đưa ra và đã thông báo hàng chục ngàn trang văn bản cho các thành viên WTO về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuế, đầu tư, nông nghiệp, thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...
Theo quy định của WTO, khi việc xem xét của Nhóm công tác đã có những bước tiến đáng kể, nước xin gia nhập có thể bắt đầu các cuộc đàm phán.
- Ðàm phán mở cửa thị trường:
Việc đàm phán được thể hiện ở 2 phương diện: đàm phán đa phương và đàm phán song phương.
Ðàm phán đa phương: về mặt hình thức chính là các cuộc họp giữa Việt Nam với Nhóm công tác. Các cuộc họp này được tiến hành ở Geneva, trụ sở của WTO. Về mặt thực chất, đây là các cuộc họp nhằm tổng kết hoá các cam kết của Việt Nam. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã tiến hành 10 phiên đàm phán đa phương.
Ðàm phán song phương: là đàm phán giữa Việt Nam (nước xin gia nhập) với từng thành viên khác nhau của WTO bởi vì mỗi nước thành viên có những lợi ích thương mại và yêu cầu, toan tính khác nhau. Như đã nói ở trên, về mặt bản chất, khi gia nhập WTO, Việt Nam có quyền tiếp cận thị trường của tất cả các thành viên WTO, được hưởng quyền ngang với các thành viên khác của WTO, trong đó bao gồm cả việc được hưởng những kết quả đàm phán giữa các thành viên khác với nhau, theo nguyên tắc tối huệ quốc của WTO.
Mặc khác, Việt Nam cũng phải đưa ra mức thuế suất thấp và loại bỏ các hàng rào phi thuế để các thành viên khác tiếp cận được thị trường Việt Nam. Ðồng thời, Việt Nam phải cam kết tuân thủ các quy định trong các hiệp định của WTO liên quan đến việc mở cửa thị trường cho các đối tác thương mại.
Do vậy, nói một cách khác, các cuộc đàm phán song phương nhằm xác định các lợi ích mà các thành viên của WTO có thể thu được từ việc gia nhập của một thành viên mới. Khi các cuộc đàm phán song phương này kết thúc và Việt Nam trở thành thành viên WTO, các cam kết qua các cuộc đàm phán sẽ trở thành cam kết áp dụng cho tất cả các thành viên WTO. Có khoảng 30 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam. Tính đến 30-10-2005, Việt Nam đã kết thúc đàm phán với 21 đối tác.
Khi bước vào giai đoạn đàm phán, nước xin gia nhập cũng bắt đầu đưa ra Bản chào. Bản chào là danh mục những cam kết về thuế quan, về thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ...đáp ứng yêu cầu của các nước thành viên Nhóm công tác. Bản chào là cơ sở để tiến hành các cuộc đàm phán mở cửa thị trường. Sau một quá trình đàm phán, các cam kết, các nghĩa vụ trong Bản chào này sẽ được sửa đổi. Cuối cùng, các cam kết, nghĩa vụ đưa ra trong Bản chào này sẽ trở thành những cam kết chính thức khi kết thúc đàm phán.
Ðến nay, sau các phiên họp với Nhóm công tác từ 1998 đến 2001, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn minh bạch hoá chính sách. Bản chào đầu tiên đã được Việt Nam gửi tới Ban thư ký của WTO vào tháng 12-2001. Tính đến 12-2005, Việt Nam đã đưa ra Bản chào thứ tư.
c. Kết nạp:
Theo thông lệ, khi Nhóm công tác đã kết thúc việc xem xét chế độ ngoại thương của nước xin gia nhập, đồng thời các cuộc đàm phán đa phương, song phương về mở cửa thị trường đã kết thúc, Nhóm công tác sẽ dự thảo một Báo cáo gia nhập của nước xin gia nhập, bao gồm một Nghị định thư gia nhập và các danh mục ghi các cam kết của nước xin gia nhập (là tổng hợp kết quả của các thoả thuận trong các phiên đàm phán đa phương và các cam kết trong các phiên đàm phán song phương).
Các văn bản này sẽ được trình lên Ðại hội đồng hoặc Hội nghị bộ trưởng. Tại cuộc họp của Hội nghị bộ trưởng, nếu 2/ 3 số thành viên của WTO chấp thuận, quyết định về việc gia nhập sẽ được thông qua. Sau đó, Nghị định thư gia nhập của Việt Nam sẽ được được Tổng giám đốc WTO và chín phủ Việt Nam ký và Việt Nam trở thành thành viên của WTO. 30 ngày sau khi chủ tịch nước (hoặc quốc hội) phê chuẩn nghị định thư, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO.
Ðể gia nhập được WTO, Việt Nam cần kết thúc việc đàm phán song phương, đàm phán đa phương, hoàn thành Báo cáo gia nhập, để bắt đầu bắt tay vào dự thảo Nghị định thư gia nhập.
Từ khóa » Tổ Chức Wto Vào Năm Nào
-
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – Wikipedia Tiếng Việt
-
Việt Nam Gia Nhập WTO Năm Nào? Là Thành Viên Thứ Bao Nhiêu?
-
15 Năm Gia Nhập WTO - Việt Nam Khẳng định Vị Thế Trên đại Lộ Hội ...
-
15 Năm Việt Nam được Kết Nạp Là Thành Viên Của WTO (7/11/2006
-
15 Năm Gia Nhập WTO: Mở Cánh Cửa để Kinh Tế Việt Nam Vươn Ra ...
-
Việt Nam Gia Nhập WTO Năm Nào? Thành Viên Thứ Mấy Của WTO?
-
Đàm Phán Gia Nhập WTO: Hành Trình Gian Nan - Hànộimới
-
Kỷ Niệm 12 Năm Ngày Việt Nam Gia Nhập WTO (11/1/2007
-
Dấu ấn Tích Cực Trên Hành Trình đổi Mới Và Hội Nhập Quốc Tế Của Việt ...
-
Giới Thiệu Ngắn Gọn Về WTO
-
Việt Nam Là Thành Viên Chính Thức Của WTO
-
Nhìn Lại 15 Năm Gia Nhập WTO - VOV
-
Giới Thiệu Tổ Chức WTO - Ngân Hàng Nhà Nước
-
Việt Nam Gia Nhập WTO Vào Năm Nào? Thuận Lợi Và Khó Khăn Gì?