Trình Tự Thu Hồi đất Do Vi Phạm Pháp Luật Về đất đai Theo Quy định ...
Có thể bạn quan tâm
Trình tự thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp này? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau của LawKey.
Trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Lưu ý:
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai thì Việc thu hồi đất đối với trường hợp người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước quy định tại điểm g khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai được thực hiện trong trường hợp người sử dụng đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật mà đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng không chấp hành.
Xem thêm: Các trường hợp thu hồi đất hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ thu hồi đất trong trường hợp thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. (Khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013)
Ví dụ:
Quyết định xử phạt hành chính với hành vi vi phạm lấn, chiếm đất;
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sang đất phi nông nghiệp, …
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật
Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại Điều 66 Nghị dịnh 43/2014/NĐ-CP.
Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt lập biên bản xác định hành vi vi phạm để làm căn cứ quyết dịnh thu hồi đất.
Biên bản xác định hành vi vi phạm làm căn cứ quyết định thu hồi đất:
– Là văn bản xử phạt hành chính trong trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất. Được xác lập khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Trong trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai. (Khoản 44 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) + Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (khi cần thiết), trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất.
UBND cấp có thẩm quyền thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Lưu ý:
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66 Luật Đất đai 2013:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Bước 4: Cập nhật, chỉnh lý dữ liệu cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền thực hiện công việc trên.
Lưu ý: Đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận thì thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý tới người sử dụng đất.
Bước 5: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu người sử dụng đất không hợp tác thực hiện thủ tục thu hồi đất)
UBND cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
Bước 6: Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng
Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý quỹ đất sau thu hồi và được giải phóng mặt bằng để cơ quan nhà nước giao, cho thuê hoặc đấu thầu cho các mục đích khác nhau.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Trên đây là tư vấn của LawKey về Trình tự, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Nếu có vấn đề còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn, giải đáp.
Từ khóa » Cưỡng Chế Thu Hồi đất Lấn Chiếm
-
Thủ Tục Cưỡng Chế Thu Hồi đất Lấn Chiếm - Luật Long Phan
-
Cưỡng Chế Thu Hồi đất Rừng Thông Bị Lấn Chiếm Dọc Quốc Lộ 28
-
Khi Nào Bị Cưỡng Chế Thu Hồi đất? - Thư Viện Pháp Luật
-
Sẽ Cưỡng Chế Thu Hồi Hơn 30 Ha đất Bị Lấn Chiếm Trong Cụm Công ...
-
Cưỡng Chế Phần đất Lấn Chiếm Thì Có Cần Thành Lập Hội đồng Cưỡng ...
-
Cưỡng Chế Thu Hồi đất Các Hộ Dân Lấn Chiếm Trái Phép Tại Vĩnh Yên
-
Cưỡng Chế Thu Hồi đất Theo Luật định - Phamlaw
-
Tin Tức Bài Viết Mới Nhất Về: CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT LẤN CHIẾM
-
Thu Hồi đất Do Lấn Chiếm - Luật Hải Nguyễn
-
Thủ Tục Thực Hiện Cưỡng Chế Thu Hồi Đất Lấn Chiếm
-
Trình Tự Thực Hiện Cưỡng Chế Thu Hồi đất - Chuyên Tư Vấn Luật
-
Quy định Tại Nghị định Số 125/2020/NĐ-CP Không ảnh Hưởng Tới ...
-
Sẽ Cưỡng Chế 53 Trường Hợp Lấn Chiếm đất ở Dự án Cụm Công ... - PLO
-
Tuy Đức Đắk Nông Cưỡng Chế, Giải Tỏa 32ha đất Lấn Chiếm đất Trái ...