Trình Tự, Thủ Tục Cấp đổi Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng đất

Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Giấy chứng nhận hay thường gọi là Sổ đỏ, sổ hồng) là một căn cứ để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp với đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất. Trong quá trình người dân sử dụng lưu trữ loại giấy tờ này, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị hư hỏng bản chính Giấy chứng nhận khiến cho người sử dụng đất gặp nhiều khó khăn khi tham gia các giao dịch dân sự cần đến Giấy chứng nhận. Phamlaw xin được tư vấn thủ tục và các nội dung liên quan đến việc cấp đổi Giấy chứng nhận theo quy định mới nhất như sau:

Trinh Tu Thu Tuc Cap Doi Giay Chung Nhan Quyen Su Dung Dat
Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • I. Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận
  • II. Hồ sơ cần chuẩn bị
  • III. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận
  • IV. Thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận
  • V. Thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận
  • VI. Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty Luật TNHH Phamlaw

I. Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định bốn trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận:

Thứ nhất, người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thứ hai, Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

Thứ ba, do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.

Thứ tư, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

II. Hồ sơ cần chuẩn bị

Những hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Cụ thể:

  • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
  • Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

III. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận

Để thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về các bước cần làm. Cụ thể như sau:

Bước 1. Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính bao gồm những loại giấy tờ như đã nêu ở trên. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận được nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hồ sơ

Khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai. Cụ thể như sau:

– Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

– Thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

Bước ba. Trao Giấy chứng nhận

Trong hoạt động trao Giấy chứng nhận được chia thành hai trường hợp:

Thứ nhất, cấp đổi không thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa Văn phòng đăng ksy đất đai và người sử dụng đất.

Thứ hai, cấp đổi thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa ba chủ thể là: Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng. Cụ thể: Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

IV. Thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận

Việc xác định thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận cần phải xem xét đến việc địa phương nơi có bất động sản đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai hay chưa. Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận.

Thứ hai, đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc xác định thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận phụ thuộc vào nhóm người sử dụng đất. Cụ thể:

Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

V. Thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận

Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP về thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Cụ thể như sau:

– Thời gian thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận không quá 07 ngày, trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. Thời gian trên được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử đụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

VI. Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty Luật TNHH Phamlaw

  1. Tư vấn về việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp đổi Giấy chứng nhận;
  2. Đại diện theo ủy quyền của khách làm làm việc với Văn phòng đăng ký đất đai để trích đo địa chính thửa đất (trong trường hợp cần phải đo đạc);
  3. Tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai;
  4. Theo dõi hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận để bảo đảm tính hợp lệ của hồ sơ;
  5. Các nội dung công việc khác trong phạm vi công việc được ủy quyền.

Xem thêm: >>> Tư vấn cấp lại sổ đỏ

—————————

Luật Phamlaw – Tổng đài tư vấn thủ tục hành chính 1900 6284

 

5/5 - (2 bình chọn)Có thể bạn quan tâm
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh không thông báo có bị xử phạt không?Thay đổi ngành nghề kinh doanh không thông báo có bị xử phạt không?
  • Khởi kiện người quản lý trong công ty TNHH 2 thành viênKhởi kiện người quản lý trong công ty TNHH 2 thành viên
  • Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (1)Kỹ năng, kinh nghiệm soạn thảo hợp đồng (1)
  • Dịch vụ công trực tuyếnDịch vụ công trực tuyến
  • Ngân hàng công thương VN và Công ty TNHH TM-DV vận tải Cẩm Lan (sơ thẩm)Ngân hàng công thương VN và Công ty TNHH TM-DV vận tải Cẩm Lan (sơ thẩm)
  • Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban thường vụ quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991
  • Thủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp lần thứ nhấtThủ tục tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp lần thứ nhất
  • CẦN QUY ĐỊNH RÕ CHẾ ĐỘ ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG DOANH NGHIỆPCẦN QUY ĐỊNH RÕ CHẾ ĐỘ ỦY QUYỀN THAM DỰ CUỘC HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG TRONG DOANH NGHIỆP
  • Nhà ở xã hội theo quy định hiện nayNhà ở xã hội theo quy định hiện nay
  • Cơ quan Nhà nước là gì?Cơ quan Nhà nước là gì?

Bài viết cùng chủ đề

  • Chế độ pháp lý về quản lý và sử dụng đất khu công nghiệp
  • Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng
  • Thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần
  • Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH 2 thành viên
  • Bản sắc văn hóa dân tộc
  • Giao đất không thu tiền sử dụng đất
  • Điều kiện để di chúc hợp pháp
  • Thời điểm nhận lại tài sản bị mất từ cơ quan công an

Từ khóa » Cap Bìa