Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Nhóm Trẻ, Lớp Mẫu Giáo độc Lập Là Gì?

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.

Căn cứ pháp lý

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 sau đây gọi là Luật Giáo dục năm 2019.

- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

- Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017.

Thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Căn cứ vào Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2019 thì cơ sở giáo dục mầm non bao gồm những nhóm sau:

Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.”

Trong đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thành lập. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm những nội dung sau:

+ Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;

+ Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;

+ Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bằng, chứng chỉ của giáo viên hoặc người chăm sóc trẻ em.

Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập.

Bước 3: Ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.

Xem thêm: Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập là gì?

Tổng hợp các bài viết về Luật Giáo dục

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Tờ Trình Thành Lập Nhóm Trẻ Gia đình