Trịnh Văn Quyết - Từ Tỷ Phú Số 1 Sàn Chứng Khoán Tới đại Gia Nhiều ...

Trịnh Văn Quyết (Quyết còi) là người thứ hai tại Việt Nam chính thức trở thành "tỷ phú USD", sau ông Phạm Nhật Vượng, sở hữu nhiều bất động sản, dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng ở các tỉnh thành trên đất nước.

Tuy xuất thân trong nghèo khó nhưng ông đã vươn lên trở thành tỷ phú ở độ tuổi 41. Tuy nhiên tối 29/03/2022 vị tỷ phú này đã bị khởi tố bắt với cáo buộc "thao túng""che giấu thông tin chứng khoán".. Đặc biệt có thời điểm ông Quyết là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Cùng INVERT tìm hiểu tiểu sử của tỷ phú Trịnh Văn Quyết và quá trình khởi nghiệp trong bài viết dưới đây nhé, thông tin mới được cập nhật mới nhất năm 2022.

Tối ngày 29/3/2022, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc "thao túng""che giấu thông tin chứng khoán".

Trinh Văn Quyết - Từ tỷ phú số 1 sàn Chứng khoản tới đại gia nhiều bê bối.
Trinh Văn Quyết - Từ tỷ phú số 1 sàn Chứng khoản tới đại gia nhiều bê bối.

I. Bài phân tích về Tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Không ai tắm hai lần trên một dòng sông, nhưng anh Quyết “úp bô” nhà đầu tư chứng khoán nhiều lần. Mỗi lần như vậy, dư luận ước tính anh Quyết hốt vài trăm tỷ!

Tất nhiên vài trăm tỷ đối với một nhà đầu tư hoặc một người dân bình thường là một con số khổng lồ. Tuy nhiên, với tầm vóc của một tài phiệt nắm trong tay cả tập đoàn thì đó là những pha “ăn mảnh”, nặng một chút thì có thể nói là… ăn cắp vặt Tôi có lần viết rằng doanh nhân có rất nhiều tâm thức. Có người mang giấc mơ trăm năm, kiến tạo giá trị doanh nghiệp và di sản thương hiệu (số này hiếm trong cơ chế mình). Số khác ăn xổi ở thì, xem doanh nghiệp chỉ là công cụ để kiếm chác.

Với một hệ sinh thái trải dọc khắp đất nước bao gồm các khu nghỉ dưỡng, sân golf và các dự án phôi thai, việc cổ phiếu FLC cả thập niên trầy trật dưới mệnh giá là một điều khó hiểu. Điều này cho thấy rằng nội tại của FLC không hấp dẫn như vẻ ngoài của nó.

Bên trong FLC là nợ nần, là những dự án được các địa phương biệt đãi về mặt chính sách nhưng lèm nhèm tiền bạc. Kiểu như các địa phương cần các con số đầu tư khổng lồ để làm đẹp báo cáo. Quan chức và thân hữu đương nhiên cần xí phần những phần đất đắc địa xung quanh. Thiệt hại sẽ thuộc về ngân sách đối ứng và người dân bị thu hồi đất.

Sự trầm ê của cổ phiếu FLC cũng cho thấy rằng nó mặc nhiên được định hình như một loại hàng hoá để “đánh quả” trên thị trường. Bất kỳ ai cũng biết anh Quyết đang bơm thổi, chỉ một số ít lao vào chơi trò chuyền banh lửa. Những người cuối cùng tất sẽ bỏng tay!

Tôi vẫn đặc biệt cảm tình với Bamboo của tỷ phú Quyết. Đây là một kênh phát triển siêu nhanh, nơi anh Quyết thể hiện mình là một tỷ phú dấn thân, không trịch thượng và luôn luôn vận động. Bamboo đã xây dựng một hình ảnh hoàn toàn đối lập với VNA quan cách, lệt ệt và phá phách. Tôi gọi Bamboo là “thiên nga xanh” của hệ sinh thái của tỷ phú Quyết. Nó có thể là chiến lược giúp anh Quyết thoát xác dần cuộc chơi bất động sản nhiều rủi ro và “tắm gội” dần hình ảnh của một tỷ phú chuyên “úp bô” cổ phiếu.

Đáng tiếc là ngựa quen đường cũ, anh Quyết đốn củi ba năm đốt một giờ. Sàn chứng khoán hoặc bất cứ địa hạt nào trong xã hội thời củi lửa không phải là vườn hoang để một hoặc nhiều cá nhân xảo trá có thể vô tư múa gậy.

Anh Quyết chắc chắn chỉ là quân domino đầu tiên trên sàn chứng khoán mà thôi!

Tác giả: Nhà báo Nguyễn Tiến Tường

Update thông tin mới và một số sự kiện nổi bật của Ông Quyết

Tối ngày 29-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

Mới đây, đầu năm 2022. Cụ thể tối 11/1/2022, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho biết sẽ huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Lý do là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Việc hủy giao dịch với một trường hợp không công bố thông tin là điều chưa có tiền lệ trên thị trường Việt Nam. Nhưng nội dung này đã được quy định trong Quy chế hoạt động của HoSE.

Theo đó, Ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC - bị phạt tiền 1,5 tỉ đồng và bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng do bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo.

Mới đây, ngày 24/03/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định 164/QĐ-XPHC đối với Tập đoàn FCL của Trịnh Văn Quyết. Cụ thể với các vi phạm về công bố thông tin của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT, doanh nghiệp này đã bị xử phạt hàng trăm triệu đồng.

Mới đây ngày 28/03/2022, theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, Ông Trịnh Văn Quyết vừa bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian một tháng và mời ông Quyết lên làm việc để xác minh một số nội dung.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 31-3, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nói việc ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán là vấn đề rất nghiêm trọng.

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ liệu có ai 'chống lưng' để ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chui

Ngày 31/03/2022. Theo ông Hòa, ông Quyết hết lần này đến lần khác bán chui cổ phiếu và dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi gian dối, vi phạm pháp luật là "tội chồng tội". Vì vậy, việc xử lý hình sự lần này là đúng đắn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Hành vi vi phạm pháp luật đó làm lợi cho cá nhân ông Trịnh Văn Quyết hay Tập đoàn FLC và cụ thể thế nào cần đợi cơ quan điều tra làm rõ, kết luận.

Ông Hòa cũng đề nghị cơ quan chức năng cần làm rõ xem liệu có ai "bao che, chống lưng" để ông Quyết có hành vi phi pháp bán cổ phiếu chui mang tính hệ thống như vậy. Ngoài ông Quyết, cần làm rõ ở FLC hay các đơn vị khác, cá nhân nào đồng phạm, giúp sức.

FLC lo bị thâu tóm sau thông tin khởi tố ông Trịnh Văn Quyết

Kết phiên 1/4/2022, FLC giao dịch với thanh khoản đột biến lên tới hơn 100 triệu cổ phiếu được sang tay, tương đương 14% vốn điều lệ. Mã này từ trạng thái "trắng bảng bên mua" vào đầu giờ sáng đã vọt lên trong phiên chiều, có thời điểm vượt tham chiếu, trước khi khép phiên ở mức 10.850 đồng, giảm 1,36%.

Trong hai phiên giao dịch liền trước hôm nay, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên hôm nay.

Theo đó, FLC đề nghị các cơ quan xem xét làm rõ những dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch hôm nay, có các biện pháp nhằm ổn định, hạn chế tối đa thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư.

FLC còn đề nghị Ủy ban chứng khoán và HoSE ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Luật Chứng khoán 2019, gồm tạm ngừng, đình chỉ giao dịch với mã FLC, kiểm tra làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên 1/4 và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện có vi phạm.

Điều tra những cá nhân giúp sức cho ông Trịnh Văn Quyết

Theo Thiếu tướng Lê Văn Tân, Phó Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, tháng 1/2022, ông Quyết bị xử phạt hành chính về hành vi không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.

Theo Bộ Công an, hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết tác động tiêu cực tới thị trường và gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư. Ngoài ông Quyết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang tích cực điều tra những cá nhân giúp sức tích cực, tạo điều kiện để bị can thực hiện hành vi vi phạm. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ, xem xét vai trò của từng người để xử lý nghiêm theo quy định.

Em gái ông Trịnh Văn Quyết bị bắt

Sau khi Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC) Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam.

Bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, bị bắt với cáo buộc giúp anh trai Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán.

Ngày 4/4/2022, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, bà Huế bị khởi tố, tạm giam về tội Thao túng thị trường chứng khoán. Đây là diễn biến mới khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) điều tra vụ thao túng thị trường chứng khoán và che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC.

Thêm em gái cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt

Bà Trịnh Thị Thúy Nga, Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS, bị bắt với cáo buộc giúp sức anh trai thao túng và che giấu thông tin chứng khoán.

Ngày 5/4/2022, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết, bà Nga, em gái cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán. C01 xác định, bà Nga có vai trò đồng phạm, giúp sức cho anh trai là ông Quyết thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Bà Nga, 43 tuổi, hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS. Ông Quyết từng là Chủ tịch HĐQT của công ty này. Theo báo cáo quản trị năm 2021, ông Quyết là cổ đông liên quan tới người nội bộ và sở hữu 3,156 triệu cổ phiếu ART của chứng khoán BOS, tương ứng tỷ lệ sở hữu 3,2% vốn.

Một ngày trước, em gái khác của ông Quyết là bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC, đã bị khởi tố, bắt tạm giam cùng về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Án phạt 1,5 tỷ đồng với ông Trịnh Văn Quyết bị vô hiệu

Ngày 5/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố thông tin cho biết, cơ quan này đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-HB hủy bỏ Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC (Quyết định 34) ngày 18/1/2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết. Cụ thể, xử phạt hành chính 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng. Tuy nhiên, UBCKNN vừa thông báo hủy bỏ quyết định xử phạt nói trên.

UBCKNN cho biết, việc hủy bỏ Quyết định số 34 do ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết

Mạo hiểm với người khác, nhưng với chúng tôi là cơ hội
Mạo hiểm với người khác, nhưng với chúng tôi là cơ hội

1. Tóm tắt tiểu sử ông Trịnh Văn Quyết (cập nhật năm 2022)

Ông Quyết khởi nghiệp bằng việc mở văn phòng Luật sư SMiC từ số tiền tích cóp thời sinh viên. Sau đó thành lập công ty Tư vấn Đầu tư SMiC chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp vào năm 2008. Hai năm sau, Ông cho sáp nhập các công ty thành viên để thành lập Công ty CP Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC).

Ngoài ra, ông Quyết còn là Chủ tịch HĐQT hãng hàng không Bamboo Airways mới thành lập vài năm gần đây. Hãng hàng không này hiện có vốn điều lệ 18.500 tỉ đồng.

Lĩnh vực kinh doanh

Bất động sản, hàng không

Chức Vụ

  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS)
  • Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC)
  • Thành viên HĐQT Công ty TNHH Bất động sản SGInvest
  • Tổng Giám đốc Công ty TNHH Luật SMiC

Ngày sinh

27/11/1975.

Cung hoàng đạo

Nhân Mã.

Giá trị tài sản hiện tại

24.250,97 Tỷ VNĐ.

Cổ phiếu đang nắm giữ

  • ROS: 312,217,556 (47,15%, trị giá 7,852.3 tỷ đồng)
  • ART: 3,156,000 (03.26%, trị giá 6.9 tỷ đồng)
  • FLC: 150,436,257 ( 14.9%, trị giá 675.5 tỷ đồng)

Quê quán

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Nơi sinh sống

Lô 30, BT6, Khu đô thị Mỹ Đình II, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Học vấn

  • Cử nhân luật (Đại học Luật Hà Nội).
  • Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia).
  • Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Hoa Kỳ).
  • Tiến sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Quốc tế Hoa Kỳ).

Gia đình

  • Cha: Trịnh Hồng Quý (đang nắm giữ 54,050 CP ART)
  • Mẹ: Đỗ Thị Giáp
  • Vợ: Lê Thị Ngọc Diệp (đang nắm giữ 54,050 CP ART)
  • Con Trịnh Lê Huy
  • Con Trịnh Lê Nam
  • Em gái: Trịnh Thị Thúy Nga (đang nắm giữ 2,205,235 Cp ART và 1,200,000 CP ROS)
  • Em gái: Trịnh Thị Thúy Nga (đang nắm giữ 2,334,955 CP ART và 600,000 CP ROS)

Hồ sơ Wiki

https://vi.wikipedia.org/wiki/Trịnh_Văn_Quyết

Hành trình xây dựng Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết
Hành trình xây dựng Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết

2. Ông Trịnh Văn Quyết là ai?

Ông Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/1975 tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Ông tốt nghiệp Cử nhân Luật và thạc sĩ quản trị kinh doanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ Phần Tập đoàn FLC với giá trị tài sản 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD.

Ông có bằng Cử nhân luật (Đại học Luật Hà Nội); Cử nhân Hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia). Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học Irvine, Mỵ); Chứng chỉ Đào tạo nghề Luật sư (Học viện Tư pháp).

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông đã mở văn phòng gia sư và buôn bán điện thoại, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Năm 2001, Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt SMiC) ra đời. Với nhiệm vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, bất động sản, thương mại và dịch vụ… Năm 2006, ông Trịnh Văn Quyết chuyển đổi từ văn phòng Luật sư SMiC thành Công ty Luật TNHH SMiC.

Năm 2008, ông Quyết thành lập công ty Trường Phú Fortune - cái nôi của tập đoàn FLC, lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán với CTCP chứng khoán FLCS (Chứng khoán Artex)

Năm 2009, khởi công FLC Landmark Tower, ông Trịnh Văn Quyết trở thành ngôi sao mới nổi trên thị trường bất động sản.

Năm 2010, các lĩnh vực thu về một mối, Trường Phú Fortune chuyển thành tập đoàn FLC.

Năm 2012, Ông Quyết là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam được vinh danh “Luật sư tiêu biểu” của năm đó.

Năm 2014, khởi công khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn trên khu đầm lầy nước mặn rộng 200 hecta. Năm 2015, khởi công dự án Twin Tower, đại gia Trịnh Văn Quyết thành "bầu" Quyết của đội bóng đá FLC Thanh Hóa.

Năm 2016, cổ phiếu ROS của FLC Faros lên sàn, ông Quyết soán ngôi giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản 33.000 tỷ đồng.

Tháng 3/2017, ông Quyết sở hữu gần 2 tỉ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, ông không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD và vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này.

Năm 2017, thành lập Bamboo Airways - Hàng Không Tre Việt vốn 700 tỷ.

Ngày 7/4/2020, ông Quyết xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và chấm dứt tư cách Thành viên Hội đồng quản trị FLC FAROS.

Ngoài ra, Ông còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng Hàng Không Tre Việt (Bamboo Airways). Đây là Công ty thành viên của tập đoàn FLC.

Ngày 16/01/2019 Hãng bay Bamboo Airways vừa chính thức cất cánh. Hãng bay này chuyên phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC cũng như các tuyến bay quốc tế.

Bà Lê Thị Ngọc Diệp và ông Trịnh Văn Quyết
Bà Lê Thị Ngọc Diệp và ông Trịnh Văn Quyết

2.1 Gia đình của ông Quyết

Vợ tỷ phú Trịnh Văn Quyết là bà Lê Thị Ngọc Diệp (sinh năm 1979), bà sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu, tương đương 4,7% vốn điều lệ ROS. Hiện nay Bà Diệp đang công tác tại Ngân hàng BIDV. Ông Quyết và bà Diệp có 3 người con trai. Hiện thông tin những người con trai khá kính tiếng.

3. Xuất thân và sự nghiệp của ông Quyết

Ông sinh ra tại một gia đình công chức nghèo. Bố của ông là Trịnh Hồng Quý, mẹ ông là Đỗ Thị Giáp. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông Quyết vào TP.HCM học sửa chữa điện tử và nuôi ước mơ vào Đại học.

Sau 2 năm làm thợ sửa chữa, tranh thủ học vào buổi tối, năm 1996, chàng trai nghèo quê Vĩnh Phúc liền lúc nhận giấy báo trúng tuyển vào 3 trường đại học. Ông quyết định chọn đại học Luật Hà Nội để theo học.

Ông không bắt đầu ngay với nghiệp buôn bán mà khởi sự với công việc gia sư, rồi văn phòng gia sư. Tích cóp được chút vốn, ông gia nhập ngành kinh doanh điện thoại di động cũ lúc đó chưa phát triển mạnh.

Với thu nhập trung bình chỉ khoảng 300 USD/người (tương đương 3,3 triệu đồng thời điểm đó), không nhiều người Việt sở hữu được một chiếc điện thoại di động, vốn được xem là món hàng xa xỉ với giới kinh doanh chứ chưa nói đến sinh viên đại học.

Cũng với cách thức tương tự, ông chủ tập đoàn FLC khi đó đầu tư kinh doanh thêm đồ gỗ và tivi. Như ông Quyết từng tiết lộ, thực tế một số đồ gỗ bán tại phòng trọ là hàng mua trên phố Đê La Thành (Hà Nội), còn tivi là từ chợ trời.

Chủ tịch AMD Group nhận xét, việc Quyết buôn điện thoại di động cũ cũng có nhiều điểm giống với làm bất động sản sau này, chỉ khác nhau về quy mô và mức độ phức tạp.

Năm 2001, vốn có máu kinh doanh, ra trường, Quyết mở Công ty Tư vấn luật SMiC - chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ của ông đã ghi dấu ấn qua vụ Honda Vietnam tranh chấp với công ty GMN về khoản 2,2 triệu đô la Mỹ tiền đền bù đất đai ở Hưng Yên; vụ giúp Techcombank thắng kiện một nhóm khách hàng năm 2005...

Con đường lập nghiệp của ông Quyết
Con đường lập nghiệp của ông Quyết

Ngoài những biệt tài trên thương trường, ông Quyết còn có thú vui chơi siêu xe, có kế hoạch mua hai máy bay trực thăng để kinh doanh dịch vụ du lịch.

  • Năm 2008, thành lập công ty Trường Phú Fortune - cái nôi của tập đoàn FLC, lấn sân sang lĩnh vực chứng khoán với CTCP chứng khoán FLCS (Chứng khoán Artex)
  • Năm 2009, khởi công FLC Landmark Tower, ông Trịnh Văn Quyết trở thành ngôi sao mới nổi trên thị trường bất động sản.
  • Năm 2010, các lĩnh vực thu về một mối, Trường Phú Fortune chuyển thành tập đoàn FLC.
  • Năm 2014, khởi công khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn trên khu đầm lầy nước mặn rộng 200 hecta.
  • Năm 2015, khởi công dự án Twin Tower, đại gia Trịnh Văn Quyết thành "bầu" Quyết của đội bóng đá FLC Thanh Hóa.
  • Năm 2016, cổ phiếu ROS của FLC Faros lên sàn, ông Quyết soán ngôi giàu nhất sàn chứng khoán với tổng tài sản 33.000 tỷ đồng.
  • Năm 2017, thành lập Bamboo Airways - Hàng Không Tre Việt vốn 700 tỷ.

Khởi nghiệp từ tay trắng, song đến hiện tại, ông Quyết từng có hai năm liên tiếp nằm trong top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, là một trong 5 luật sư được vinh danh trong chương trình hãng luật và luật sư tiêu biểu.

3.1 Năm 2022, Tài sản của ông Trịnh Văn Quyết?

Trên sàn chứng khoán, Ông Quyết hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá gần 5.000 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm 3.231 tỷ đồng cổ phiếu FLC, 1.386 tỷ đồng cổ phiếu GAB, 179 tỷ đồng cổ phiếu ROS và 49 tỷ đồng cổ phiếu ART. Ông Quyết hiện là người giàu thứ 37 trên thị trường.

Về mặt doanh nghiệp: Theo báo cáo tài chính hợp nhất của FLC cho biết, tập đoàn này đang có khoảng 355 tỷ đồng tiền mặt và các khoản gửi tiết kiệm ngân hàng.

Về tiền mặt cá nhân: Không thể xác định ông Quyết đang nắm trong tay bao nhiêu tiền, nhưng ông vẫn đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các đợt tăng vốn của Bamboo Airways hay FLC.

Cụ thể, hồi đầu năm 2021, Bamboo Airways tăng vốn điều lệ từ 7.000 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng. Trong đợt này, riêng ông Quyết tham gia góp vốn gần một nửa, khoảng 1.738 tỷ đồng trong khi Tập đoàn FLC góp bổ sung 550 tỷ đồng.

Sắp tới đây, Tập đoàn FLC sẽ phát hành cổ phiếu tỷ lệ 10:7, dự kiến thu về gần 5.000 tỷ đồng. Với việc sở hữu 215 triệu cổ phiếu, ông Quyết dự kiến góp khoảng 1.500 tỷ đồng trong đợt tăng vốn này.

Tóm lại, về tài sản cá nhân, hiện không thể xác định cụ thể ông Quyết đang sở hữu bao nhiêu tiền, chỉ biết rằng vị chủ tịch này vẫn đổ hàng nghìn tỷ đồng vào các đợt tăng vốn và mở rộng hàng loạt dự án thuộc hệ sinh thái FLC.

Vị đại gia Vĩnh Phúc này còn sở hữu 4.18% cổ phần tại CTCP Xây dựng FLC FAROS. Tổng tài sản của FAROS tính đến cuối năm 2021 đạt 12.001 tỷ đồng, tăng 14,5% so với hồi đầu năm. Doanh nghiệp này hiện có vốn hóa tương đương 5352,5 tỷ đồng. Chốt phiên 25/3, cổ phiếu ROS tăng 2,5%, ở mức 9.430 đồng/cp.

Tôi không biết và cũng không quan tâm mình Giàu số 1 hay số 10
Tôi không biết và cũng không quan tâm mình Giàu số 1 hay số 10

3.2 Tài khoản chứng khoán gần 3 tỷ USD của ông Quyết gồm những cổ phiếu nào?

Ngoài các cổ phiếu niêm yết như FLC và GAB, ông Trịnh Văn Quyết còn nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp chưa lên sàn như FLCHomes hay Bamboo Airways, với tổng giá trị có thể lên đến hơn 3 tỷ đô la Mỹ.

Thống kê cho thấy ngoài các cổ phiếu niêm yết như FLC và GAB, ART, ROS, ông Trịnh Văn Quyết còn trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ cổ phần tại các doanh nghiệp chưa lên sàn như FLCHomes hay Bamboo Airways.

Tính đến cuối phiên giao dịch ngày 12/1/2022, giá cổ phiếu FLC sụt đến 12,3% (so với ngày 10/1) còn 18.550 đồng/cổ phiếu. Hiện nay ông Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC và lả cổ đông lớn nhất sở hữu 215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn của tập đoàn. Tính đến hôm nay phần vốn của ông Quyết tại FLC có giá trị thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng.

Cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giá GAB hiện đang ở mức 195.400 đồng/cổ phiếu, giảm nhẹ 0,26% so với phiên liền trước. Ông Quyết hiện không nắm giữ chức vụ lãnh đạo nào GAB, nhưng đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 51,1%, tương ứng 7,05 triệu đơn vị GAB. Tính theo thị giá hiện nay, số cổ phiếu này có giá trị gần 1.380 tỷ đồng.

Mã ART của công ty chứng khoán BOS cũng giảm đến gần 20% giá trị (so với phiên 10/1) xuống còn 13.700 đồng/cổ phiếu. Hiện ông Quyết đang nắm giữ 3,156 triệu đơn vị ART, giá trị thị trường khoảng 43 tỷ đồng.

Mã ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros cũng sụt giá đến hơn 13% ( so với phiên 10/1) và hiện đang giao dịch ở mức 12.950 đồng/cổ phiếu. Theo báo cáo đến ngày 31/12/2020, ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu 23,7 triệu đơn vị ROS, tương ứng 4,17% vốn. Giả sử ông Quyết giữ nguyên tỷ lệ sở hữu này đến hôm nay thì số cổ phiếu ROS trong danh mục của ông có giá trị 307 tỷ đồng.

Tại ngày 1/6/2021, Bamboo Airways có vốn điều lệ 16.000 tỷ đồng, tương đương 1,6 tỷ cổ phiếu. Trong đó, Chủ tịch Trịnh Văn Quyết nắm 56,5%.

Đến tháng 9/2021, Bamboo tăng vốn lên thành 18.500 tỷ đồng. Giả sử tỷ lệ sở hữu của ông Quyết không thay đổi thì hiện nay ông đang nắm giữ khoảng 1 tỷ cổ phần Bamboo Airways.

Hãng hàng không này đang dự định đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với giá không thấp hơn 60.000 đồng/cp, tương ứng với vốn hóa 111.000 tỷ đồng. Phần vốn góp của ông Quyết sẽ có trị giá khoảng 60.000 tỷ đồng.

CTCP Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes hiện có vốn điều lệ 4.160 tỷ đồng. Ngày 27/11/2019, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) bắt đầu nhận lưu ký và cấp mã chứng khoán FHH cho 416 triệu cổ phiếu FLCHomes.

Tính đến cuối năm 2020, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất sở hữu 52,49% vốn của FLCHomes, tương đương 218,3 triệu cổ phiếu FHH.

FLCHomes có kế hoạch đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM với giá ban đầu 35.000 đồng/cp, tức là phần vốn của ông Quyết có thể trị giá khoảng 7.600 tỷ đồng.

FLCHomes cũng như Bamboo Airways hiện chỉ đang giao dịch phi tập trung trên thị trường OTC nên khó xác định chính xác giá trị thị trường. Kế hoạch đưa hai doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán tập trung (HOSE, HNX hoặc UPCoM) đã được công bố từ lâu nhưng bị hoãn lại vì nhiều lý do. Giá trị thực tế của các cổ phiếu này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn đáng kể so với ước tính kể trên.

4. Giấc mơ bay Bamboo AirWay của ông Quyết

"Con gà đẻ trứng vàng'' cho tỷ phú Trịnh Văn Quyết nổi tiếng không kém cạnh FLC là Bamboo Airways. Tuy vừa mới chính thức cất cánh từ tháng 1/2019, Bamboo Airways vẫn báo lãi trong 2 năm liên tiếp 2019-2020 bất chấp Covid-19, là 1 trong 2 hãng hàng không của Việt Nam không báo lỗ bên cạnh Vietjet. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế năm 2020 của hãng tăng 34% so với năm 2019, lên 400 tỷ đồng, được xem là một trong những ''kỳ tích'' của ngành hàng không.

Ngày 9/7/2018, Bamboo Airway được chính phủ cấp phép bay với vốn điều lệ ban đầu 700 tỷ đồng.

Sau đó, FLC Group đã tăng vốn điều lệ lên thành 1.300 tỷ đồng. Đây là hãng hàng không được nhiều hành khách trong nước và quốc tế kỳ vọng sẽ mang lại một trải nghiệm mới về đất nước, con người Việt Nam với chất lượng dịch vụ hiện đại, giá thành hợp lý.

Tháng 9/2021, Bamboo Airways tăng vốn điều lệ lên 18.500 tỷ đồng, tương ứng với 1,85 tỷ cổ phần lưu hành. Lãnh đạo Bamboo Airways nhiều lần nhắc đến kế hoạch IPO với giá không thấp hơn 60.000 đồng/cp, ngang mức vốn hóa tạm tính là 111.000 tỷ đồng, tương ứng gần 5 tỷ USD và gần bằng giá trị niêm yết của cả Vietnam Airlines và Vietjet Air cộng lại.

Trong năm 2021 và 2022, Bamboo Airways vẫn không ngừng mở rộng quy mô và liên tiếp công bố mở các đường bay thẳng quốc tế sang Anh, Úc, Đức,...

Sau hơn 3 tháng cất cánh, Hãng bay non trẻ Bamboo Airway đã lỗ 329 tỷ đồng. Tuy nhiên, hãng này lại lạc quan đã đề xuất tăng số lượng máy bay từ mức được phê duyệt lên mức 22 máy bay năm 2019 và 30 chiếc đến năm 2023. Tổng mức đầu tư dự án cũng được tăng lên 8.300 tỷ đồng.

Mục tiêu của ông Quyết là đưa thương hiệu Bamboo Airways xuất hiện cùng với đội bóng này, qua đó biến Bamboo Airways trở thành thương hiệu quốc tế, toàn cầu để khi nhắc đến Bamboo Airways, mọi người sẽ biết ngay là hãng hàng không của Việt Nam.

5. Trịnh Văn Quyết - Từ Tỷ phú USD sau một đêm

6. Phong thái đầu tư của ông Trịnh Văn Quyết

Chủ tịch AMD Group đúc rút ra 6 điểm đặc biệt của ông Quyết:

Một là nhìn thấy trước nhu cầu sắp bùng nổ của thị trường;

Hai là tạo được lòng tin với những người làm cùng, đối tác;

Ba là hiểu cách làm người ta biết đến mình;

Bốn là tiếp cận và phục vụ nhu cầu của số đông; năm là sử dụng công nghệ thông tin; và cuối cùng là đi theo cách riêng”.

Với phong thái làm việc đầy nhiệt huyết, ông Trịnh Văn Quyết từng khẳng định "không chỉ trong thể thao, ngay cả đầu tư bất động sản, tỉnh nào cứ đầm lầy, cát trắng sa mạc không ai làm thì FLC làm".

7. Hình ảnh siêu hiếm thời sinh viên của ông chủ tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Là một doanh nhân nổi tiếng nhưng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC không phải là người sống khép kín với MXH. Ông vẫn đăng tải những hình ảnh liên quan đến cuộc sống cá nhân và công việc lên trang Facebook của mình. Vào dịp sinh nhật cách đây 2 năm, ông đã chia sẻ bức ảnh thời còn sinh viên của mình.

Vẫn dáng vẻ gầy gò, ông Trịnh Văn Quyết của thời quá khứ khi ấy chỉ mặc áo sơ mi trắng đơn giản, quần âu xắn gấu và đi dép cao su với số cân nặng tính cả áo quần chắc được 48-50 kg. Bức ảnh này được chụp trong một chuyến đi dã ngoại ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc hồi tháng 8/1998. Ông chia sẻ về bức ảnh: "Nhìn chúng ta đều vô tư hồn nhiên quá".

Bởi ông từng nhận định mình dành quá nhiều thời gian cho công việc và phát triển sự nghiệp. Ông khẳng định số tài sản mình có hiện tại là do ông làm giàu chính đáng bằng hai bàn tay trắng và do ông đã đánh đổi từng ấy ngày tháng thanh xuân của mình.

Ông từng chia sẻ với Tri thức trẻ: “Tôi mất những năm tháng tuổi trẻ ít sôi nổi và... yêu đương. Những năm tháng đó là để tích lũy kinh nghiệm và kinh doanh“.

8. Quan điểm khởi nghiệp & lãnh đạo của ông

"Năm nay 47 tuổi, Ông Quyết đã buôn bán hơn 30 năm, mọi thứ cũng rất tuần tự đi lên, đương nhiên kinh doanh phải có sự may mắn, hợp thời cuộc. Và ông chưa gặp "sóng gió" nào làm cho mất hết tiền bạc, mọi thứ vẫn hanh thông, bài bản".

  • “Khởi nghiệp là một hành trình nhiều gian khổ và lắm đắng cay”
  • "Tôi mất những tháng năm tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương. Những năm tháng đó là để tích lũy kinh nghiệm kinh doanh".
  • "Trong kinh doanh, sự cẩn trọng không bao giờ thừa"
  • "Tài sản của tôi có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là những tài sản chính đáng".

8.1 Trịnh Văn Quyết tiếp tục tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư tại Vương Quốc Anh

Sau “Tuần lễ hoạt động xúc tiến đầu tư vào Việt Nam” tại CHLB Đức và Hà Lan, Tập đoàn FLC và và hãng hàng không Bamboo Airways tiếp tục phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư tại London vào ngày 30/3/2022.

Cụ thể vào ngày 30/3/2022, Trịnh Văn Quyết tiếp tục tổ chức Diễn đàn Xúc tiến đầu tư tại Vương Quốc Anh, diễn đàn do FLC tổ chức có chủ đề "Khám phá hệ sinh thái đa ngành độc đáo nhất Việt Nam" với sự tham gia của lãnh đạo các cấp chính quyền Việt Nam và Anh, lãnh đạo đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức tài chính, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, doanh nghiệp, nhà đầu tư cá nhân tiềm năng tại Anh và châu Âu, các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam và quốc tế.

Ngoài mục tiêu cung cấp thông tin về những lĩnh vực thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam như hạ tầng du lịch, hàng không, bất động sản, cũng như hợp tác trong việc khai thác thị trường du lịch giữa Việt Nam và Anh, sự kiện đồng thời giải đáp các thắc mắc liên quan đến khung pháp lý, chính sách thu hút đầu tư, môi trường đầu tư tại Việt Nam,...

FLC tổ chức thành công “Tuần lễ xúc tiến đầu tư vào Việt Nam” tại Đức và Hà Lan trong tháng 3/2022
FLC tổ chức thành công “Tuần lễ xúc tiến đầu tư vào Việt Nam” tại Đức và Hà Lan trong tháng 3/2022

9. Danh hiệu, khen thưởng cá nhân và doanh nghiệp

  • Bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC về thành tích trong hoạt động tư pháp năm 2007.
  • Cúp vàng “Doanh nhân Văn hóa” do Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt Nam trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
  • Kỷ niệm chương “Bảo vệ Công lý” do Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng Tổng Giám đốc SMiC năm 2009.
  • Cúp vàng “Doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam” do Liên Bộ trao tặng SMiC năm 2009.
  • Cúp vàng “Lãnh đạo xuất sắc” do Liên Bộ trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC năm 2009.
  • Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2009”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2009”.
  • Bằng khen của Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động hành nghề và góp phần xây dựng Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội vững mạnh 2010.
  • Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác bổ trợ tư pháp năm 2010.
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng SMiC đã có thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao tặng Tổng Giám Đốc SMiC đã có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật Luật sư.
  • Danh hiệu “Hãng luật tiêu biểu của năm 2012”, “Luật sư tiêu biểu của năm 2012”.
  • Top 10 Giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014 trao cho ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Tổng Giám đốc Công ty Luật SMiC.
  • Tập đoàn FLC hai lần được vinh danh tại giải thưởng Sao Vàng Đất Việt vào các năm 2013 và 2015.
  • Danh hiệu “Gương sáng tư pháp năm 2015” trao cho Tổng giám đốc Công ty Luật SMiC.
Quyết định mở Bamboo Airways là đúng thời điểm
Quyết định mở Bamboo Airways là đúng thời điểm

10. Sự kiện tỷ phú Trịnh Văn Quyết vừa "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu và bị phạt 1,5 tỷ đồng

Thông tin mới nhất, đầu năm năm 2022. Cụ thể tối 11/1/2022, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cho biết sẽ huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1 của ông Trịnh Văn Quyết. Lý do là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Tài khoản của ông Quyết đã bị phong tỏa và giao dịch này đã bị Sở thông báo hủy bỏ từ ngày 11/1. Cũng theo thông báo của Sở, việc hủy bỏ chỉ liên quan đến giao dịch bán gần 75 triệu cổ phiếu của ông Quyết, các giao dịch khác liên quan tới mã FLC trong phiên 10/1 vẫn giữ nguyên.

Theo đó, Diễn biến giá cổ phiếu họ FLC tiếp tục căng thẳng trong hai ngày liên tiếp liên quan đến thông tin Chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết bán "chui" 175 triệu cổ phiếu. Ông Quyết đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu FLC từ ngày 10/1 đến ngày 17/1. Văn bản thông báo được ký vào ngày 5/1 nhưng chỉ được đăng tải lên website công ty vào tối ngày 10/1 và chưa được gửi đến HoSE. Đến nay, thông tin này đã biến mất trên website của FLC.

Về mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, theo quy định tại nghị định 156 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tối đa 1,5 tỉ đồng, đình chỉ giao dịch chứng khoán có thời hạn từ 1 tháng đến 12 tháng.

10.1 Ông Trịnh Văn Quyết xin lỗi

Ngày 11-1, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC, đã giải trình với UBCKNN rằng do đi công tác vào ngày 4-1 nên giao cho bộ phận thư ký gửi thông báo đăng ký giao dịch bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10 đến 17-1. Tuy nhiên, do sơ suất không kiểm tra lại nên khi UBCKNN gửi công văn vào tối 10-1, ông mới biết không thực hiện đúng công bố thông tin theo quy định. Do đó, ông chỉ đạo bộ phận thư ký làm lại công bố thông tin trong ngày 10-1.

“Thực sự để xảy ra việc này, tôi lấy làm tiếc và sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, không để xảy ra sự việc tương tự” - ông Quyết cho biết.

10.2 Ông Trịnh Văn Quyết bị phạt 1,5 tỷ đồng

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) sáng 18/1 ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Mức phạt 1,5 tỷ đồng mức cao nhất theo quy định và đình chỉ giao dịch 5 tháng. Đây là mức phạt cao nhất theo Nghị định 128 về xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán có hiệu lực đầu năm nay.

Theo Nghị định này, người nội bộ hoặc cổ đông lớn không báo cáo về giao dịch dự kiến có thể chịu 8 mức phạt, thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 3-5% giá trị giao dịch thực tế nếu giao dịch đó hơn 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguyên tắc phạt tiền là tối đa không quá 1,5 tỷ đồng.

Đây là lần thứ hai Chủ tịch FLC nhận án phạt từ SSC. Trước đó vào tháng 11/2017, ông Quyết bị phạt 65 triệu đồng vì bán 57 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo với cơ quan quản lý thị trường. Giao dịch của người đứng đầu Tập đoàn FLC lúc đó được thực hiện ở vùng giá 7.100-7.700 đồng. Ngay sau đó, thị giá cổ phiếu này giảm gần 10%.

10.3 FLC của Trịnh Văn Quyết bị xử phạt 495 triệu đồng

Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), trong ngày 24/3, cơ quan này đã ban hành Quyết định số 164/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC). Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thông tin về việc xử phạt FLC được đăng tải trên website UBCKNN vào ngày 25/3 (thứ sáu).

Cụ thể, doanh nghiệp do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT bị phạt tiền 100 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

UBCKNN cho hay, FLC đã không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN (hệ thống IDS Plus) và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) đối với 34 Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về giao dịch với bên liên quan trong giai đoạn từ 24/3/2020 đến 13/5/2021.

Theo Nghị định số 128/2021/NĐ-CP, FLC còn bị phạt tiền 200 triệu đồng với hành vi công bố thông tin sai lệch

FLC cũng bị phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 3 điều 42 Nghị định số 156/2020 do công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật.

FLC còn bị phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 6 điều 15 Nghị định số 156/2020 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập.

10.4 "Ma trận" các doanh nghiệp "họ" FLC liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết

Tập đoàn FLC không trực tiếp sở hữu cổ phần tại các công ty liên quan trên sàn chứng khoán nhưng ông Trịnh Văn Quyết và cộng sự lại nắm vị trí quyết định tại các doanh nghiệp này.

11. Sự kiện hoạt động gần đây của ông Quyết

Tháng 12/ 2019, Trịnh Văn Quyết bàn giao lại chức CEO Bamboo Airways cho ông Đặng Tất Thắng. Trước đó, ông Thắng cũng từng đảm nhiệm vai trò này từ khi Bamboo Airways thành lập giữa năm 2017 đến tháng 3/2019.

Ban lãnh đạo của Bamboo Airways gồm có 8 thành viên, gồm Tổng giám đốc Đặng Tất Thắng và 7 Phó tổng giám đốc. Sau gần một năm hoạt động, Bamboo Airways đã khai thác hơn 20 máy bay trên 34 đường bay nội địa và quốc tế. Hãng cũng vừa nhận máy bay thân rộng Boeing 787-9 đầu tiên.

Hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết chỉ còn giữ vai trò chủ tịch tại hãng hàng không của FLC. FLC đã thực hiện xúc tiến đầu tư tại Singapore trên nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, vận hành quản lý khách sạn và đặc biệt là hàng không.

Năm 2020, hãng hàng không của tập đoàn FLC đặt mục tiêu chiếm 30% thị phần nội địa, khai thác 30 máy bay và nâng mạng bay lên 85. Bên cạnh đó, Bamboo Airways cũng đặt mục tiêu IPO, nâng vốn hóa lên 1 tỷ USD trong năm tới.

Theo Tổng giám đốc Bamboo Airways, năm 2025, hãng dự kiến vận hành 100 máy bay, vận chuyển 50 triệu khách mỗi năm, khi đó hãng dự kiến đạt doanh thu gần 7 tỷ USD, lợi nhuận 400 triệu USD (hơn 9.200 tỷ đồng).

11. 1 Tổng hợp danh sách các dự án bất động sản của Ông Quyết đã và đang triển khai

Các dự án FLC của ông Quyết đang triển khai

1. Dự án FLC Sầm Sơn – Thanh Hóa.

  • Tên chính thức: FLC SamSon Beach & Golf Resort.
  • FLC được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong đưa du lịch nghỉ dưỡng cao cấp về với Sầm Sơn khi khánh thành quần thể 5 sao đầu tiên tại Thanh Hóa từ năm 2015, với tổng vốn hơn 12 ngàn tỷ đồng. FLC Sầm Sơn đã biến một khu đầm lầy hoang hóa không ai chú ý thành một quần thể du lịch tiêu quẩn quốc tế với đầy đủ tiện ích giải trí hiện đại.

2. Dự án FLC Quy Nhơn – Bình Định.

  • Tên chính thức: FLC Quynhon Beach & Golf Resort.
  • Một năm sau thành công của FLC Sầm Sơn, FLC khánh thành quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Quy Nhơn với quy mô 1.300 hecta, tổng mức đầu tư 20.000 tỷ đồng. Đây cũng là dự án nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên tại Bình Định. Dự án đã “biến những cồn cát ở Nhơn Hội đầy nắng gió trở thành một khu du lịch nghỉ dưỡng phủ sắc xanh cực kỳ cao cấp, một địa điểm giá trị”, theo TS. Trần Du Lịch.

3. Dự án FLC Hạ Long – Quảng Ninh.

  • Tên chính thức: FLC Halong Bay Golf Club & Luxury Resort.
  • Được xây dựng trên đỉnh đồi Văn Nghệ ở độ cao 100 m so với mặt nước biển, FLC Hạ Long đã thay đổi diện mạo của khu khai thác than trái phép cũ thành một quần thể du lịch 5 sao tổng vốn 10 ngàn tỷ đồng, với hơn 30 tiện ích đạt chuẩn quốc tế.

4. Dự án FLC Quảng Bình.

  • Tên chính thức: FLC Quang Binh Beach & Golf Resort.
  • Với quy mô “khủng” gần 2.000 ha, FLC Quảng Bình là dự án hạ tầng du lịch có quy mô hàng đầu miền Trung hiện nay. Dự án sở hữu nhiều kỷ lục ấn tượng như 5 km đường mặt biển; tổ hợp sân golf liên hoàn quy mô, khách sạn 5 sao, Trung tâm hội nghị quốc tế, đặc biệt là resort 6 sao và chuỗi tiện ích giải trí lần đầu tiên xuất hiện tại Quảng Bình như bến đỗ du thuyền, quán bar ven biển, con đường lễ hội, công viên đại dương, vườn thú bán hoang dã quy mô lớn…

5. Dự án FLC Vĩnh Phúc.

  • Tên chính thức: FLC Luxury Resort Vĩnh Phúc.

6. Dự án FLC Cù Lao Xanh Quy Nhơn.

  • Tên chính thức: FLC Cu Lao Xanh Beach & Golf Resot Quy Nhơn.

7. FLC Premier Parc (Hà Nội): Ra mắt chính thức thị trường giai đoạn 2020 – 2021, FLC Premier Parc có quy mô dự án lên đến 6,4 ha với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, đây là dự án khởi đầu cho phân khúc bất động sản thông minh của Tập đoàn FLC khi các căn hộ tại đây được ứng dụng toàn bộ giải pháp công nghệ từ Smart home đến Smart services.

8. FLC Tropical City Hạ Long (Quảng Ninh): Với quy mô gần 100 ha, đây đô thị đã tạo sức hút lớn trên thị trường BĐS Quảng Ninh và liên tục ghi nhận thanh khoản ấn tượng trong suốt giai đoạn 2018 – 2020.

Các dự án FLC của ông Quyết sắp triển khai

1. Dự án FLC Quảng Ngãi. Tên dự kiến: FLC Quang Ngai Beach & Golf Resort.

2. Dự án FLC Nghệ An. Tên dự kiến: FLC Nghe An Beach & Golf Resort.

3. Dự án FLC đảo Ngọc Vừng Vân Đồn Quảng Ninh. Tên dự kiến: FLC Ngoc Vung Beach & Golf Resort.

4. Dự án FLC Vũng Tàu. Tên dự kiến: FLC Vung Tau Beach & Golf Resort.

5. Dự án FLC Bình Phước. Tên dự kiến: FLC Binh Phuoc Beach & Golf Resort.

6. Dự án FLC Cần Thơ. Tên dự kiến: FLC Can Tho Beach & Golf Resort

7. Dự án FLC Đồng Tháp. Tên dự kiến: FLC Dong Thap Beach & Golf Resort.

8. Dự án FLC Phan Thiết. Tên dự kiến: FLC Phan Thiet Beach & Golf Resort.

9. Dự án FLC Ninh Thuận. Tên dự kiến: FLC Ninh Thuan Beach & Golf Resort.

10. Dự án FLC Gia Lai. Tên dự kiến: FLC Gia Lai Beach & Golf Resort.

11. Dự án FLC Kon Tum. Tên dự kiến: FLC Kontum Beach & Golf Resort.

12. Dự án FLC Phú Quốc. Tên dự kiến: FLC Phu Quoc Beach & Golf Resort.

12. Tóm tắt tiểu sử ngắn gọn, con đường khởi nghiệp của Tỷ phú Trịnh Văn Quyết

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Giáp Thìn 2024? Đếm ngược Tết 2024

Nguồn: Invert.vn

Đăng ký theo dõi kênh Bất Động Sản Invert để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Từ khóa » Flc Trịnh Văn Quyết Lừa đảo