TRINITY - THIÊN CHÚA BA NGÔI - Hội Dòng Mến Thánh Giá Gò Vấp
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Giới Thiệu
- Tài Liệu
- Ơn Gọi
- Tin, Thông Báo
- Giáo Hội
- Suy Niệm
- Hình Ảnh
- Audio Đạo
- Video
- Trang Nhạc
- Vườn Thơ
- English Info
- Liên Kết
- Sức khoẻ
- Bài Mới
- Hiệp Hội MTG Tại Thế
- Liên Lạc
- Login
TRINITY - THIÊN CHÚA BA NGÔI15/6/2014 0 Comments Tiếng Nga là Троица, còn được gọi là "Thiên Chúa Ba Ngôi của Andrei Rublev" là một icon (biểu tượng) Chúa Ba Ngôi, được tạo ra bởi họa sĩ người Nga Andrei Rublev từ thế kỷ XV (không rõ chính xác vào năm nào). Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, cũng coi như một trong những thành tựu cao nhất của nghệ thuật Nga mô tả ba thiên thần đến thăm Abraham tại Mamre (X. St 18,1-15), nhưng bức tranh có đầy đủ các biểu tượng và thường được hiểu như là một biểu tượng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa của tấm hình mang nghĩa biểu tượng này. Ba nhân vật giống nhau như được nắn đúc từ một nguyên mẫu duy nhất. Đó là hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi đồng hình đồng dạng, đồng bản tính, cùng một khuôn mặt, một kiểu tóc thắt bím như nhau, vòng hào quang giống nhau, với đôi cánh biểu hiện tính chất linh thiêng thuộc về Thiên Giới. Ba Ngôi Vị tuy cùng một bản thể nhưng mỗi Ngôi có nét riêng của mình. Y phục của ba nhân vật đều là màu xanh biểu tượng bản tính Thiên Chúa; bên cạnh vẫn có những màu khác, các ngón tay có những cử chỉ không giống nhau.- Ngôi Cha ngồi bên phía trái. Dáng Ngài ngồi thẳng hơn hai Ngôi còn lại, gậy cũng giơ thẳng còn hai Ngôi kia ngồi nghiêng và đều hướng về Ngài như để nói: “Mọi sự đều phát xuất từ Cha”. Mái nhà sau lưng là nhà của Ngài, điểm quy tụ của mọi người con.- Người ngồi giữa là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Con yêu quý của Cha, Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế. Ngài ngồi với dáng và đầu nghiêng về Chúa Cha. Đôi mắt Ngài, chan chứa yêu thương, trìu mến, sẵn sàng tuân phục ý Cha, hiến mạng sống vì tình yêu Cha. Chiếc cánh phải của Ngài chắp nối với cánh của Ngôi Cha, nói lên mối tương quan độc nhất vô nhị giữa Cha và Con. Chiếc áo choàng xanh dương được khoác trên vai vì Ngôi Con là kẻ lữ hành xuống trần thực hiện Thánh ý Cha. Màu xanh này diễn tả bản lĩnh Thiên Chúa cũng là màu xanh chung y phục Ba Ngôi. Màu áo đỏ đậm gợi lên mầu huyết “tử đạo” cùng với chiếc khăn quàng trên vai là dấu chỉ Ngài là Thượng tế cử hành lễ Hiến tế cứu độ nhân loại. Bàn tay với hai ngón tách ra là Thiên Chúa nhập thể vừa là Chúa vừa là người. Cử chỉ của bàn tay đặt cạnh chén Thánh đựng máu Con Chiên hiến tế, là trọng tâm của Bí Tích Thánh Thể.- Người ngồi bên phải, nghiêng về phía Cha và cả phía Con là Ngôi Ba Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần. Trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, Ngài bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, được tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.” Ngài cũng mang áo màu xanh như hai ngôi vị Cha và Con. Áo choàng màu xanh lá mạ trên vai, tay cầm chiếc gậy lữ hành, cho đến thời viên mãn. Màu xanh lá mạ biểu hiện sự sống. Ngài là Đấng ban sự sống. Ngón tay thanh, nhọn kề cạnh chén Thánh Con Chiên, mầu nhiệm trọng tâm của Ba Ngôi là Thánh Thể.- Chén Thánh ở trung tâm icon, là chén thánh đựng máu Con Chiên. Chén thánh là điểm gặp của ba cái nhìn, của ba Đấng có nét mặt trầm buồn: Ngôi Cha trao Thánh giá tình yêu, Ngôi Con chết trên Thánh giá, Ngôi Ba chiến thắng tử thần nhờ sức mạnh vô song của Thánh giá. Bàn tiệc Thánh là nơi Ngôi Con trao hiến mình để tạo nên một giao ước mới, giao ước không thể bị hủy bỏ vì Chúa Giêsu luôn vâng lời Chúa Cha và không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Người đã hiến tế chính thân mình cho đến chết: “Các con hãy cầm lấy mà uống vì đây là máu Thầy, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửu đã đổ ra để tha tội cho các con và cho mọi người” (Mt 26/28-29).- Thân cây ở giữa icon gợi lại cây phân biệt lành dữ của địa đàng, của sự chết đã trở nên cây Thánh giá, cây của tình yêu, của sự sống, Thân cây nghiêng về bên trái và hòa vào hướng chuyển động của bức tranh, về Đức Chúa Cha. Tảng đá phía bên phải là dấu hiệu của các núi hiển linh: núi Sinai, Tabo…cũng nghiêng về phía trái. Ngôi nhà bên trái là biểu tượng nhà của Thiên Chúa Cha, điểm cao nhất của Icôn nơi hội tụ của mọi con cái Cha trong tính hiệp thông yêu mến bất tận giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Hình chữ nhật phía chân bàn diễn tả toàn thể nhân sinh quy về Giáo hội. 0 CommentsLeave a Reply. |
Từ khóa » Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi
-
62 Thiên Chúa Ba Ngôi. ý Tưởng | Công Giáo, Tôn Giáo, Chúa Kitô
-
Giáo Lý Hình ảnh: Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm B
-
Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi
-
Bức Tranh (icon) Chúa Ba Ngôi Của A. Rublew
-
Nghệ Thuật Tranh ảnh Về Chúa Ba Ngôi - Giáo Phận Qui Nhơn
-
Thiên Chúa Ba Ngôi Và Sự Thánh Thiện Của đời Sống Gia đình
-
Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Và Thần Học Về Gia đình
-
Thánh Kinh Bằng Hình: Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Năm C
-
Chúa Nhật Thứ XXI Thường Niên Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm C
-
Các Bài Suy Niệm Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi | GIÁO PHẬN XUÂN LỘC
-
Ba Ngôi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi Năm C (Ga 16,12-15) - TGP SÀI GÒN
-
Giống Hình ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi