Trò Chơi Dân Gian Hàn Quốc Trong Các Lễ Hội - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn hóa - Lịch sử
Trò chơi dân gian Hàn Quốc trong các lễ hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 25 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011TRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC TRONG CÁC LỄ HỘISVTH: Nguyễn Thị Phương Thúy, Vũ Thị Thanh Tâm (3H-09)GVHD: Vũ Thanh HảiI. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÓI CHUNG VÀTRÒ CHƠI DÂN GIAN HÀN QUỐC1. Định nghĩaTrò chơi dân gian là hình thức sinh hoạt cộng đồng có tổ chức được truyền lạiqua nhiều thế hệ. Thông qua hình thức trò chơi để thể hiện ước vọng nào đó của ngườidân, đồng thời thắt chặt tình cảm, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng. Trò chơi dângian rất đa dạng như: xiếc, kịch…Trò chơi được tạo thành dựa trên nền móng là đặcđiểm về văn hóa, tôn giáo, các quy tắc riêng của cộng đồng.1.1 Phân loại trò chơi dân gianTheo đặc điểm của trò chơi có thể chia thành: trò chơi chuyên nghiệp và trò chơiphổ biến, mà theo thời gian có thể chia thành trò chơi theo mùa hoặc chơi hàng ngày.Ngoài ra chia theo độ tuổi người chơi có trò chơi cho người lớn và cho trẻ con, chia theogiới tính thì có trò chơi dành cho nam và cho nữ, chia theo số lượng người thì có tròchơi tập thể và cá nhân. Ngoài ra còn có trò chơi địa phương và trò chơi toàn quốc.1.2 Đặc điểm trò chơi dân gianTrên thế giới, mỗi lãnh thổ, mỗi dân tộc đều có những trò chơi dân gian khác nhau,số lượng của các trò chơi nhiều tới mức không đếm được. Nhưng trong rất nhiều tròchơi dân gian đó, không có trò chơi nào hoàn toàn giống trò nào, mỗi trò chơi đều cóđiểm độc đáo riêng biệt không thể thay thế được. Cho dù là loại hình giống nhau nhưngnội dung và phương thức biểu đạt lại khác nhau. Lí do tạo nên sự khác biệt này có thểdo nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là sự khác biệtvề nền tảng văn hóa dân tộc, vị trí địa lí, điều kiện khí hậu, mức độ phát triển về công cụsản xuất, quan hệ giao lưu với các nước láng giềng, kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệmtích lũy được truyền lại cho đời sau. Trò chơi dân gian được truyền lại từ đời này sangđời khác, nhưng sự lưu truyền đó ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh kinh tế, văn hóa,xã hội nên sự sai khác trong quá trình đó cũng là điều không tránh khỏi.Trò chơi dân gian không phải là kết quả của một cá nhân, hay chỉ một thời đạinhất định. Dù cá nhân là người sáng tạo ra trò chơi nhưng chỉ khi nó được cộng đồngchấp nhận, trở thành sở hữu của cả cộng đồng thì mới có thể gọi là trò chơi dân gian.Sáng tạo của cá nhân trong quá trình tiếp nhận của cộng đồng dần dần bị biến đổi chophù hợp với suy nghĩ, xúc cảm của cộng đồng nên hầu như yếu tố mang tính cá nhânđều biến mất. Nếu tìm hiểu sâu trò chơi dân gian không chỉ là trò chơi đơn thuần mà làsự tập hợp của nhiều nhân tố như giai điệu, lời hát, cử chỉ, nét mặt, nhạc khí, dụng cụchơi, trang phục, địa điểm, người chơi hòa quyện cùng nét văn hóa độc đáo của mỗi dântộc, mỗi quốc gia làm nên trò chơi dân gian có màu sắc riêng biệt.213HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011Dân chúng thông qua các trò chơi này vừa có thể thỏa thích vui đùa, cảm nhậnhương vị cuộc sống mà còn dần hình thành được những lý tưởng cao đẹp. Trò chơi dângian còn nhằm hướng tới một xã hội sung túc thông qua sự hòa hợp và thăng hoa củathần linh và con người, âm và dương, hiện tại và lý tưởng.1.3 Đặc điểm chung của trò chơi dân gian Hàn QuốcTrò chơi dân gian Hàn Quốc mang tính sân bãi, mọi người tập trung ở sân vàcùng nhau nhảy múa, chơi đùa theo nhịp điệu. Trò chơi dân gian thông qua âm nhạc,khiêu vũ, kịch…mang tính sáng tạo của người dân thể hiện ước vọng mong muốn củahọ trong tương lai cũng như biểu hiện được phương thức sống sinh hoạt của xã hội nôngnghiệp. Thuyết Âm dương-Ngũ hành, thập nhị thần tướng đều ẩn chứa sâu xa trong cáctrò chơi Hàn Quốc. Các trò chơi mang nội dung thần thoại, truyền thuyết, sự hài hòa vềcả âm và dương, phê phán xã hội hiện thực đồng thời phản ánh khát vọng về một mùavụ bội thu của người nông dân.II. TRÒ CHƠI TRONG CÁC DỊP LỄ HỘI1. Tết âm lịch - 설Tết Âm lịch là một trong những ngày lễ lớn có lịch sử lâu đời ở Hàn Quốc. Trướcngày Tết người Hàn Quốc cũng chuẩn bị rất nhiều thức ăn đặc biệt và may quần áo mới.Trẻ con háo hức mong chờ ngày Tết khi thấy mẹ mình may quần áo và cả gia đình cùngrộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết. Những người sống xa quê cũng cố gắng trở về nhà tụhọp cùng gia đình.Vào buổi sáng ngày Tết, cả gia đình cùng làm lễ tạ tổ tiên để cầu mong một nămmới an lành. Sau đó người trong nhà cùng cúi lạy người lớn tuổi nhất trong nhà, trẻ consau khi làm lễ được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. Bữa sáng ngày Tết có rất nhiềumón ăn truyền thống như bánh ttok hấp시루떡; bánh làm từ bột gạo nếp인절미; bánhttok chiên với hành và đậu xanh빈대떡; món yangsik약식làm từ gạo nếp và pha trộnvới hạt dẻ, táo tàu, hạt thông; bánh yakkwa약과 có hình hoa làm từ bột, dầu và mật ong;rượu gạo식혜…Có một món ăn không thể thiếu đó chính là canh bánh ttok떡국, ngườiHàn Quốc có quan niệm là ăn một bát canh bánh ttok là thêm một tuổi. Sau bữa sáng cảnhà cùng nhau tới chơi nhà họ hàng, hàng xóm hay thầy cô hoặc cùng nhau chơi tròchơi truyền thống như yut, thả diều hay bập bênh…1.1 Yut - 윷놀이1.1.1 Giới thiệuYut (윷) là trò chơi được chơi bằng các dụng cụ như bàn chơi, thẻ mal và các queyut là 4 mẩu gỗ. Đây là một trò chơi mà không phân biệt giới tính, tuổi tác, dù ở bất cứđâu mọi người đều có thể chơi một cách vui vẻ. Trước đây mọi người thường chơi yutvào năm mới cho đến rằm tháng giêng, nhưng dần dần yut đã trở thành trò chơi đượcchơi quanh năm, không nhất thiết phải vào dịp đặc biệt nào. Các thành viên trong giađình thường quây quần trong phòng khách chơi yut và ngày tết còn dân làng thì thườngtụ họp lại chơi yut trên một cái chiếu ở một khoảng sân rộng.214HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20111.1.2 Nội dungThanh yut có thể được phân lại theo hình dạng hay chất liệu. Có loại yut mảnh, cóloại to như miếng củi, cũng có loại tròn như hạt dẻ. Có loại làm bằng hạt đậu đỏ (콩윷)cũng có loại làm bằng hạt đậu nành (팥윷). Yut đậu đỏ và đậu nành thường được sửdụng trong trò chơi trong không gian hẹp hay khi người nông dân nghỉ ngơi sau khi làmviệc trên cánh đồng đỗ. Họ lấy hai hột đỗ đập vỡ làm đôi rồi cho vào bát hoặc để vàolòng bàn tay để lắc lên rồi hất xuống đất (giống như cách dùng xúc xắc).Bàn chơi yut (윷판) có đường đi và vật để để đánh dấu nước đi gọi là thẻ mal(윷말) thường được vẽ trên giấy, trên vải hoặc trên mặt đất. Hình vẽ gồm một hình trònlớn bao bọc bên ngoài và hai đường vuông góc nhau đi qua bán kính của hình tròn. Trênbàn chơi, vòng tròn to tượng trưng cho bầu trời và chữ thập tượng trưng cho mặt đất.Hình dạng của bàn chơi là hình ảnh tượng trưng cho sự giao thao của trời và đất. Trênbàn chơi có tất cả 29 vòng tròn nhỏ.Hình 1: Thanh yutHình 2: Bàn chơi yutSau khi chia đội và quyết định thứ tự đi hai đội lần lượt ném các thanh yut để quyếtđịnh bước đi của thẻ mal dựa trên thanh yut, đội nào hoàn thành toàn bộ các bước đitrên bàn chơi trước và lên hết bốn bậc thì chiến thắng. Nếu ba trong bốn cái yut bị úpngược xuống thì gọi là to-도 và đi một bước, hai cái bị úp xuống thì gọi là ke_개 vàđược đi hai bước, nếu ba cái bị úp xuống thì gọi là kol_걸 và được đi ba bước, cả bốncái đều bị úp xuống thì gọi là yut_윷 và được đi bốn bước, nếu cả bốn cái đều ngửa thìgọi là mo_모 và được đi năm bước. Nếu khi được 윷 và 모 thì gọi là sali_사리 đượcném một lần nữa. Việc quy ước các bước đi như vậy thực chất dựa vào kích thước và sựnhanh nhẹn của các loại động vật:도 biểu trưng con lợn, 개 biểu trưng con chó, 걸 biểutrưng cho con dê, 윷 biểu trưng cho con bò, 모 biểu trưng cho con ngựa. Các thẻ malđược đi theo hướng ngược với hướng kim đồng hồ. Số bước đi của thẻ mal dựa theo cácthanh yut. Nếu các thẻ mal đi vào phần đất của đội mình và cùng đi đến một điểm thìphải xếp hai thẻ mal cạnh nhau, còn nếu thẻ mal vào phần đất của đối thủ chơi và cùngdừng ở một điểm thì có thể “đá” thẻ của đối phương ra ngoài, và được tung thanh yutthêm một lần nữa. Gần đây để trò chơi thêm phần hấp dẫn có một vài luật chơi đượcthêm vào. Ví dụ như trên một thanh yut có đánh dấu X, nếu chỉ có thanh yut đó bị úpxuống thì phải lùi lại một bước.215HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20111.1.3 Ý nghĩaTrò chơi yut không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí mà trong xã hội nông nghiệpxưa, nó còn ẩn chứa ước vọng của người nông dân về một mùa màng bội thu. Bàn chơiyut được coi như là đất ruộng, bước đi của người chơi được quyết định bằng việc tungthanh yut tượng trưng cho sự biến đổi về các mùa hứa hẹn sẽ mang lại một mùa màngbội thu.1.1.4 So sánhCó thể thấy trò chơi dân gian yut của Hàn Quốc phần nào có nét tương đồng vớitrò cá ngựa ở Việt Nam. Nhưng cá ngựa vốn là trò chơi du nhập chứ không phải là tròchơi dân gian. Thẻ mal giống như quân cá ngựa, thanh yut thì giống như là xúc sắc.Nhưng cho dù về cách chơi cá ngựa và yut là giống nhau nhưng sự khác biệt về dụng cụchơi đã làm nên nét đa dạng độc đáo của từng trò chơi. Thanh yut, thẻ mal đều là nhữngđồ vật làm từ gỗ hoặc thậm chí là hạt đỗ mang đậm nét văn hóa nông nghiệp trong khicá ngựa, xúc xắc cũng là những đồ vật quen thuộc xuất hiện trong rất nhiều trò chơi cónguồn gốc từ phương Tây như cờ vua, gieo xúc xắc.1.2 Bập bênh_널뛰기(nolttwiki)1.2.1 Tên gọi khác답판(踏板), 도판(跳板), 초판희(超板戱), 판무(板舞).1.2.2.Giới thiệuMột tấm ván dài được đặt lên trên bao trấu, hai đầu là hai bé gái mặc trang phụctruyền thống liên tục nhún chân để làm tấm ván di chuyển lên xuống liên tục. Bập bênhlà trò chơi dành cho phụ nữ trong những ngày lễ hội. Theo một số tài liệu thì trong sửsách từ thời Joseon (조선) đã có nói về trò chơi bập bênh nên cũng có dự đoán là bậpbênh xuất hiện từ thời Koryo(고려). Trò này thường được chơi vào: Tết Nguyênđán(설), Rằm tháng giêng (대보름), 상진일 (上辰日), 귀신날(鬼神-).Hình 3: Những hình ảnh về trò bập bênh216HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20111.2.3 Nguồn gốcCó một số sự tích kể về sự ra đời của trò chơi bập bênh. Tích truyện thứ nhất làcâu chuyện về hai người vợ vì muốn nhìn mặt chồng mình trong tù nên đã cùng nhauchơi bập bênh để mỗi khi tấm ván đẩy lên cao qua hàng rào có thể nhìn thấy được mặtchồng. Tích truyện thứ hai kể về những cô gái bị bó buộc sau bức tường rào vì muốnđược nhìn ngắm khung cảnh cuộc sống bên ngoài nên đã cùng nhau chơi bập bênh đểmỗi khi được bay lên không, có thể lén nhìn gương mặt của những chàng trai và khungcảnh bên ngoài.1.2.4 Nội dungBập bênh là trò chơi chủ yếu dành cho phụ nữ, dồn lực vào chân để đẩy tấm vánlên cao, đồng thời rèn luyện khả năng giữ thăng bằng. Cách chơi bập bênh ở mỗi nơi cócũng có nhiều điểm khác nhau. Ở vùng Kyong Kee, thường thì hai bên sẽ có hai ngườivà một người ngồi giữa để giữ thăng bằng. Cũng có nơi để không bị ngã, người chơiđược buộc bằng ba sợi dây. Khi một người nhảy lên và chạm vào ván thì người kia phảitiếp tục nhảy lên. Hai người phải liên tục thay phiên nhau đến khi nào một người mấtthăng bằng và ngã xuống thì người kia sẽ thắng cuộc.1.2.5 Ý nghĩaSo với các trò chơi của con gái thì bập bênh có phần năng động hơn, đặc biệt giúpquá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn vào mùa đông. Trò chơi vừa rèn luyện cho ngườichơi khả năng giữ thăng bằng và phối hợp, qua đó rèn luyện cho các bé gái một cơ thểkhỏe mạnh.1.3 Thả diều_연날리기(yonnalriki)1.3.1 Giới thiệuLà trò chơi dân gian chủ yếu dùng gió mùa đông để làm cho diều bay lên. Diềuđược làm từ mành giấy nhiều hình thù có dán các nhành cây và sau đó nối với một cuộnchỉ dài. Thả diều được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thứ 4.1.3.2 Nguồn gốcTài liệu lâu đời nhất có ghi chép về trò chơi thả diều là vào thời Tam Quốc, 647năm trước, sau khi nữ hoàng Sin Dok qua đời, nữ hoàng Chin Dok lên ngôi, thả diềuban đầu vốn được dùng vào mục đích quân sự. Khi thả diều trở thành trò chơi giải trí thìcũng có nghĩa là dân tộc được hợp nhất, thời kì cánh diều thực sự bay cao cũng bắt đầu.Sau thời Joseon thì việc thả diều vào đầu năm và rằm tháng giêng để trừ tà.1.3.3 Nội dungThường thì vào tháng 12 âm lịch, sau khi trăng khuyết, trò chơi thả diều dần dầnđược bắt đầu. Địa điểm diễn ra trò chơi có thể trước ngôi làng hoặc ở bãi biển. Ngườichơi diều viết chữ tà hoặc đuổi tà đón phúc cùng với tên tuổi ngày sinh lên diều, sau khi217HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011diều bay lên cao dần dần thì nới lỏng dây buộc diều tới khi hết dây thì cắt dây diều đểdiều bay đi với ý nghĩa mang tai họa đi. Ở một số nơi còn có lệ nếu nhà nào bị diều rơivào thì năm đó sẽ gặp nhiều tai họa. Thả diều là một trò chơi khá phổ biến trên toàn thếgiới nhưng trò chơi thả diều của Hàn Quốc có một nét độc đáo mà có lẽ không một đấtnước nào có. Với màn trình diễn nhào lộn diều và đấu diều trên không thì có thể nói thảdiều đã trở thành một nghệ thuật và người chơi diều đã trở thành nghệ nhân chơi diều.Kĩ thuật thả diều điêu luyện tới mức có thể khiến cánh diều lượn vòng sang trái, sangphải lên trước hoặc về sau dễ dàng giống như là được gắn với một thiết bị điều khiển từxa. Trên bầu trời trong xanh cánh diều đủ màu sắc, hình thù với hình ảnh diều bay lượntrong gió khiến người xem có cảm giác như đang quan sát những sinh vật sống đangbay lượn. Nhưng nói đến nghệ thuật thả diều không thể không nhắc đến đấu diều. Đấudiều gồm có thi thả diều cao và làm đứt dây diều dối phương. Sự linh động của sợi dâydiều là yếu tố quyết định sự chiến thắng, người nào có khả năng điều khiển diều củamình bay cao hơn, trình diễn những kĩ thuật khó hơn hoặc làm đứt dây diều đối phươngsẽ là người chiến thắng. Một số người chơi chưa thành thạo có thể lấy vụn thủy tinhhoặc gốm trộn với keo hoặc cơm nếp bôi lên dây diều để làm đứt dây diều đối thủ. Bíquyết của những màn trình diễn diều ngoạn mục đó nằm ở chính cấu tạo của chiếc diều.Chiếc diều đặc trưng của người Hàn Quốc có hình chữ nhật và có một cái lỗ ở giữa.Điểm đặc biệt của diều chính là cái lỗ ở giữa giúp giảm lượng gió đón đầu, vừa giúpdiều rơi vào trạng thái chân không ngay lập tức nên không chỉ giúp diều duy chuyểnnhanh hơn mà dù có gặp gió mạnh cũng không bị rơi hay bị rách.1.3.4 Ý nghĩaThả diều là một trong những trò chơi dân gian hết sức lâu đời và đã trở thành mộthình ảnh đẹp trong kí ức của nhiều thế hệ người Hàn Quốc. Thả diều cũng là một trongsố những phong tục có ý nghĩa xua đuổi điềm xấu và cầu mong hạnh phúc. Trong thờitiết lạnh giá, so với việc ngồi trong phòng ấm áp thì lên núi hay ra bãi đất trống thả diềulại là một trong những hoạt động yêu thích nhất của trẻ em. Thả diều là trò chơi khôngchỉ để giải trí mà còn vận động tốt cho sức khỏe. Dù cho cách chơi diều hay hình dạngcánh diều biến đổi đa dạng hơn nhưng dù là trước đây hay bây giờ thì niềm vui đượcngắm nhìn chiếc diều mình làm ra bay lượn tự do trên bầu trời vẫn mãi không thay đổi.Hình 4: Hình ảnh chơi thả diều218HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20111.3.5 So sánhTrò chơi thả diều của Việt Nam có hoàn cảnh ra đời hơi khác so với trò chơi thảdiều của Hàn Quốc. Diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều đượcmô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ conthấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên dokhông có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân ngườiMinh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi trong những chuyến làm ăn dàingày. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu, sáng tạonên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.Nếu nét đặc biệt của diều Hàn Quốc là có một cái lỗ ở giữa diều thì nét đặc biệtcủa diều Việt Nam chính là sáo diều. Diều sáo Bắc Bộ là sự kết hợp tinh tế giữa hìnhdạng đơn sơ của cánh diều và tiếng sáo vi vu không trung. Trò chơi thả diều của ViệtNam không hẳn được chơi vào một ngày lễ đặc biệt như ngày rằm tháng giêng màthường được chơi vào mùa hè. Hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo thảdiều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian ViệtNam. Từ những cánh diều rất đơn giản, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phongphú, diều được sáng tạo theo hình tượng và sự tích trong văn hóa dân tộc truyền thốngnhư chim Lạc trên Trống đồng, hình Rồng, Phượng, chim Công...hay sự tích Đại Bàngcứu Công chúa, chú Cuội lên cung Trăng.1.4 Đá cầu_제기차기 (jekichaki)1.4.1 Giới thiệuĐá cầu là một trò chơi dân gian thường được chơi vào các dịp đầu xuân. Trò nàydùng quả cầu để đá, đúng như tên gọi là đá cầu. Quả cầu truyền thống của Hàn Quốcđược làm từ những tờ giấy có chất lượng đủ khỏe quấn vào một đồng xu có tác dụng tạotrọng lượng cho quả cầu, phần giấy phía trên được cắt thành các dải có tác dụng như làlông của quả cầu thông dụng hiện nay.1.4.2 Nguồn gốcNhững tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên tại TrungQuốc. Ở Hàn Quốc thì những ghi chép đầu tiên về trò đá cầu vào thời Koryo, có nguồngốc từ một trò tương tự bóng đá. Trò bóng đá này vào thời Koryo được mọi tầng lớpyêu thích tuy nhiên đến thời Joseon thì có nhiều biến đổi. Người xưa sáng tạo ra kon(건), konja (건자), chokkonja (척건자) có hình dạng khá giống cầu ngày nay. Đặc biệtthì chokkonja (척건자) có hình dáng giống quả cầu nhất, nó được làm bằng giấy xémảnh hay lông thú bó lại. Chính vì thế thời đó phát triển hai hình thức chơi đá cầu sửdụng bóng gọi là chukkuk (축국) - đá bóng và một hình thức nữa sử dụng chokkonja.Vào thời Joseon nó rất thịnh hành và được chơi ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Đây là trò chơicủa màu đông và xuân. Vào những ngày thời tiết lạnh, ra khỏi nhà chơi đá cầu một chút,mồ hôi đổ ra, không những là trò giải trí mà còn giúp rèn luyện thể lực nhẹ nhàng trongnhững ngày giá rét. Sau đó thì dần dần người ta phát minh ra cầu đồng xu và được chơirộng rãi trên toàn quốc. Khi mà trò bóng đá phương Tây du nhập vào Hàn Quốc thì trò219HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011đá cầu sử dụng bóng dần biến mất. Vì thế ngày nay ở Hàn Quốc nếu nhắc đến đá cầu thìngười ta sẽ chỉ nghĩ đến trò đá cầu đồng xu.Hình 5: Hình ảnh trò chơi đá cầu1.4.3 Nội dungĐá cầu rất linh hoạt trong cách thức chơi nên không phân biệt tuổi tác, giới tính, aicũng có thể chơi một cách dễ dàng. Trò này chủ yếu dùng các bộ phận của chân: lòngbàn chân, máng bàn chân, mũi bàn chân, gót chân, đầu gối…và có khi dùng cả vai, đầu,thân để chơi, tuyệt đối không được dùng tay. Đá cầu chơi theo hình thức đá đơn hay đátheo nhóm. Người chơi đá sao cho quả cầu không chạm đất là được. Nếu như đá đơn thìtính theo số lượng cầu tâng được để quyết định người thắng. Ai tâng được nhiều cầuhơn sẽ là người thắng. Người có kĩ thuật cùng lúc có thể tâng được liên tục vài trăm quả.Nếu mà ai bị rơi cầu xuống đất thì phải truyền lượt cho người tiếp theo. Đối với đá cầutheo nhóm thì họ đứng thành hình tròn rồi đá truyền cho nhau. Đá cầu theo nhóm khôngphân thắng thắng bại. Nếu như bắt cầu lỗi thì người đó phải đá cầu lại cho những ngườikhác.Vào các dịp lễ tết mùa đông và xuân bây giờ, người ta vẫn thấy hình ảnh nhữngcậu bé, cô bé mặc quần áo rực rỡ sắc màu chơi đùa với chiếc cầu một cách rất vui vẻ.1.4.4 Ý nghĩaMọi người cùng nhau đá cầu, nói đùa vui vẻ, giúp quên đi mọi phiền muộn trongcuộc sống. Đá cầu không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng trong công việc mà còn giúp rènluyện sức khỏe một cách nhẹ nhàng, chứ không nặng nề như các môn thể thao khác.1.4.5 So sánhỞ Việt Nam cũng có trò đá cầu. Trong quá khứ quả cầu đá được làm bởi đồng xuvà lông gà. Bây giờ nó được cải tiến với cao su và nhựa, lông được thay bằng sợi lylonsặc sỡ. Sự cải tiến này làm cho quả cầu nhìn dễ hơn cũng như tăng tốc độ của nó.Những cách thức chơi đá cầu ở Hàn Quốc hoàn toàn tương tự như ở Việt Nam.Tuy nhiên ở Việt Nam, đá cầu không chỉ là một trò chơi truyền thống chỉ chơi vào cácdịp lễ hội như Hàn Quốc mà đó còn là môn thể thao đường phố mang tính giải trí caomà người dân Việt Nam chỉ cần có quả cầu và có thể chơi vào những lúc rảnh rỗi ở bất220HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011kì đâu. Không những thế, đá cầu còn là một môn thể thao quốc gia quan trọng. Môn đácầu thi đấu có luật chơi khá giống bóng chuyền. Có ba hình thức là đấu đơn, đôi và ba.Họ phải đỡ được cầu của đối phương và đá qua lưới. Nếu cầu đá chưa qua lưới, ra ngoàisân thì đội bên kia sẽ được điểm. Mỗi trận thi đấu hai hiệp, đội nào có điểm cao hơn sẽlà đội chiến thắng. Nhắc đến thi đấu đá cầu trên thế giới thì Trung Quốc và Việt Namvẫn là hai nước xuất sắc nhất.2. Rằm tháng giêng_ 대보름Rằm tháng giêng cũng là một trong những ngày lễ quan trọng không kém gì Tếtâm lịch. Trước kia khi lịch âm được sử dụng rộng rãi thì thậm chí ngày rằm của mỗitháng đều được coi trọng. Mọi người dành một ngày để cúng lễ, ăn uống và vui chơi.Trong ngày rằm tháng giêng một món ăn không thể thiếu đó là cơm ngũ cốc(오곡밥).Nguyên liệu chủ yếu của cơm ngũ cốc là nông sản thu hoạch vào năm trước đó gồmnăm loại ngũ cốc: gạo, đậu đỏ, đậu nành, ngô nếp, kê. Theo người Hàn Quốc nếu ăn giáđỗ thì có thể vượt qua được cái nóng của mùa hè nên mọi người còn luộc giá đỗ để ăncùng với cơm ngũ cốc. Mọi người còn uống rượu귀밝이술, đúng tên gọi của nó ngườita nghĩ nếu uống rượu này vào rằm tháng giêng thì cả năm sẽ không bị đau tai và có thểnghe được những tin tức tốt. Họ chơi các trò như놋다리밟기, 쥐불놀이, 줄다리기,석전,기세배,차전놀이. Rằm tháng giêng là lễ hội diễn ra không lâu sau ngày Tết nênđó là dịp để mọi người chuẩn bị cho năm mới, cầu mong một mùa vụ bội thu và cùngchống lại cái nóng của mùa hè.2.1. Kéo Co (줄다리기)Tên gọi khác조리희(照里戱), 줄땡기기, 줄당기기, 갈전(葛戰), 도삭(綯索), 동줄다리기, 귀줄싸움, 게줄쌈, 줄쌈, 줄싸움, 조리지희(照理之戱).2.1.1 Giới thiệuKéo co là trò chơi dân gian thường được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng, ngườichơi thường được chia làm hai đội, mỗi bên đầu dây là một đội (một bên là nam, mộtbên là nữ), dùng hết sức mình kéo để giành chiến thắng, qua kết quả của trò chơi kéo cogiữa các làng để dự đoán về mùa vụ trong một năm tới.2.1.2 Nguồn gốcLịch sử ra đời của trò chơi kéo co tới giờ vẫn chưa thể xác định được do không cósử sách ghi lại chính xác khoảng thời gian mà trò chơi xuất hiện. Theo dự đoán thì tròchơi kéo co có khoảng từ 300 năm đến 400 năm trước.2.1.3 Nội dungTrong số các trò chơi tập thể thì đây là trò chơi cần nhiều người tham gia nhất vàkhâu chuẩn bị cho trò chơi cũng rất công phu. Trước rằm tháng giêng khoảng một tháng,mọi người bắt đầu chuẩn bị bằng cách đi thu lượm rơm ở các nhà để bện dây thừng. Độdày cũng như độ dài rất đa dạng, dày khoảng từ 0.5m đến 1.4m, chiều dài có thể từ 50221HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011mét đến 200m-300m. Mỗi đội làm một nửa sợi dây và sau đó nối lại với nhau. Hai đầucủa sợi dây được quấn lại như thòng lọng. Đầu dây phía đông là đội nam còn đầu dâyphía tây là của nữ. Đầu dây của nam được làm nhỏ hơn trong khi bên đầu dây nữ làmrộng hơn để người trước dễ dựa vào người sau hơn. Trò chơi kéo co ở Việt Nam thì dâythừng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều, độ dày chỉ vừa đủ để cầm, dài tối đa khoảng 20mét – 30 mét. Hai đội thường cùng là nam hoặc là nữ và không có người cầm cờ để điềukhiển đội của mình.Người ta tin rằng nếu để phụ nữ nhảy qua sợi dây thì dây sẽ bị đứt và người phụnữ đó sẽ có thai nên bên đội nữ các cô gái luôn tìm cách nhảy qua dây khiến cho cácchàng trai luôn phải canh chừng sợi dây. Sợi dây thừng được làm rất to nên thay vì kéotrực tiếp lên sợi dây chính người ta làm những sợi dây nhỏ gắn liền với sợi dây chính đểkéo. Theo phong tục thì nếu bên nữ giành chiến thắng thì sẽ có một mùa màng bội thu.Mỗi bên đều có người chỉ huy điều khiển đội mình bằng một lá cờ. Đội chiến thắng sẽlà đội kéo được dây vượt qua vạch phân chia về phía mình nhiều nhất, sau ba hiệp đấuđội nào thắng hai hiệp sẽ là đội thắng toàn cuộc. Sợi dây thừng sẽ thuộc về người chiếnthắng hoặc thuộc về cả hai đội. Thường thì mọi người sẽ quấn sợi dây vào cổng làng đểtrừ tà hoặc cắt nhỏ ra để rài lên đồng làm phân bón hoặc làm thức ăn cho gia súc vìngười ta tin rằng nếu làm vậy thì năm sau sẽ có một mùa màng bội thu nên sau khi tròchơi kéo co kết thúc mọi người đều cố gắng cắt được một mẩu dây mang về.Hình 6: Hình ảnh về trò kéo co2.1.4 Ý nghĩaTrò chơi kéo co là một phong tục diễn ra vào khoảng đầu năm, lúc chưa vào mùavụ xuất phát từ mong ước một năm mới mùa vụ thuận lợi và dần dần trở thành hoạtđộng tập thể có liên quan mật thiết tới sự đoàn kết của cộng đồng. Ý nghĩa của trò chơinày cơ bản có thể phân làm hai ý nghĩa lớn là ý nghĩa mang tính xã hội và mang tínhnghi lễ. Trò chơi kéo co đã vượt qua ý nghĩa ban đầu là giải trí vào lúc nông nhàn để trởthành một sự kiện mang tính nghi lễ đối với những khu vực canh tác nông nghiệp. Hìnhảnh già trẻ trai gái không phân biệt giới tính hay tầng lớp cùng thi đấu và cổ vũ hết sứcmình đã trở thành một nét đẹp văn hóa của những dịp lễ hội. Tinh thần đồng đội, tinhthần đoàn kết thể hiện qua công việc chia nhau rơm để làm dây thừng và hợp lực cùng222HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011nhau kéo co đã làm tăng cường sự thống nhất gắn bó trong cộng đồng. Vì trò chơi kéoco là sự kiện không giới hạn ở bất kì tầng lớp nào trong xã hội dù là giai cấp nông dânhay giai cấp thống trị mà toàn dân đều có thể tham gia nên nó đã trở thành cơ hội thúcđẩy ý thức đoàn kết không chỉ của người tham gia mà của toàn thể dân đồng thời cũngthắt chặt sự thống nhất giữa các khu vực.2.1.5 So sánhTrò chơi kéo co ở Việt Nam cũng là một trò chơi có nguồn gốc từ rất lâu đời. Vềcơ bản luật chơi kéo co cũng tương tự như trò chơi kéo co của Hàn Quốc. Hai đội chơicó khi cùng là nam, hoặc nữ nhưng cũng có khi là một đội nam và một đội nữ tham gia.Trong trường hợp đó bên nam, bên nữ thì dân làng thường chọn trai gái chưa vợ chưachồng. Dây thừng có kích thước nhỏ, độ dày chỉ vừa đủ để cầm, dài tối đa khoảng 20mét – 30 mét. Do quy mô cũng như số lượng người tham gia không lớn như trò chơikéo co của người Hàn Quốc nên không có người chỉ huy cầm cờ cho mỗi đội mà chỉ cóngười ra hiệu lệnh là người có chức sắc hoặc bô lão trong làng. Trước đây kéo cothường được tổ chức vào các dịp có hội làng nhưng gần đây trò chơi kéo co được tổchức rộng rãi hơn trong các hội thi như hội khỏe Phù Đổng trong nhà trường. Việt Namcòn có đội tuyển kéo co tham dự các giải châu Á và thế giới từ năm 2006.2.2 Đốt lửa chuột 쥐불놀이2.2.1 Tên gọi khác서화희(鼠火戱), 훈서화(燻鼠火)2.2.2 Giới thiệuLà tập tục đốt lửa trại ở các ờ ruộng hay bờ cỏ vào rằm tháng giêng để diệt chuộthoặc loại bỏ các loại côn trùng trên ruộng. Trò chơi này còn có ở cả Trung Quốc vàchâu Âu.2.2.3 Nội dungVào buổi tối ngày thứ mười bốn của tháng giêng nếu đốt lửa trên ruộng thì trứngcủa các loại sâu, côn trùng có hại cũng như các loại cỏ dại sẽ bị đối đi và sẽ giúp ích chomùa màng, cỏ dại bị đốt đi lại trở thành phân bón cho đất vừa giúp cho ruộng mới mọclen, vừa bảo vệ được đồng ruộng. Hơn nữa còn ngăn chặn được sự lây lan các bệntruyền nhiễm do chuột đồng gây ra.Thay vì chỉ đốt lửa đơn thuẩn mọi người đã biến đổi thành hình thức trò chơi. Cácbác nông dân hay thanh niên của làng trên làng dưới sau khi phân đội cầm đuốc thi nhauchạy xem ai đốt được khỏng ruộng lớn hơn hoặc cố làm tắt lửa của đối phươngMọi người tin rằng bên nào chiến thắng thì có thể tránh được tai ương và sẽ có một mùamàng bội thu2.2.4 Ý nghĩaĐốt lửa chuột không chỉ là một phong tục nông nghiệp với ý nghĩa đơn thuần làđể phòng thú dữ và công trùng mà nó còn biểu hiện quan niệm về sự mô phỏngsự kì223HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011diệu của các loại cây nông nghiệp và biểu tượng cho tài sản ngày một dồi dào. T rongđêm tối những ngọn lửa cháy cũng tạo nên một cảnh tượng rất rực rỡ. Ngắm nhìn nhữngngọn lửa cháy mà quên đi cái giá rét lạnh lẽo của mùa thu và cùng mong đợi một nămmới, mùa xuân mới đang tới.Hình 7: Hình ảnh người dân tiến hành 쥐불놀이2.3.고싸움(gossaum)2.3.1 Giới thiệuGossaum là trò chơi được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng tiêu biểu ở GwangJoo. Vào năm 1970, nó được công nhận là văn hóa phi vật thể thứ 33. Gossaum là mộttrong số những trò chơi dân gian tập thể có quy mô lớn với số lượng người tham gia rấtđông. Tên của trò chơi vốn được ghép lại từ hai từ “go”(sợi dây thừng có chiều dài vàđường kính lớn, phần đầu dây được cuộn tròn lại giống như hình dạng của chiếc thònglọng) và “ssaum”(đánh nhau).2.3.2 Nội dungGossaum thực sự bắt đầu vào ngày 15 tháng giêng. Nhưng quá trình chuẩn bị chotrò chơi diễn ra từ khoảng đầu tháng, sau khi người đại diện của làng trên và làng dướiđã thỏa thuận xong về trò chơi thì thanh niên trong làng tới từng nhà để chia rơm làm go.Những thành phần tham gia trò chơi gồm chỉ huy, người vác go, người cầm dây phíasau, ban nhạc, người vẫy cờ và người cầm đuốc, trung bình tất cả khoảng 300-400người tham gia.Người chỉ huy sẽ là người chỉ đạo những người vác go để triển khai trận đấu nênngười chỉ huy thường là người không chỉ hiểu rõ về trò chơi mà còn rất cường tráng, cókhả năng lãnh đạo và có uy tín trong làng. Đội vác go gồm khoảng 70-80 thanh niênkhỏe mạnh và hiếu thắng, đội cầm dây cũng khỏng 70-80 người phía sau chủ yếu là phụnữ. Đội nhạc có nhiệm vụ cổ vũ tinh thần người tham gia chơi và cũng như làm chokhông khí thêm sôi động.Để phô trương sức mạnh cũng như khiến cho không khí trước khi diễn ra trò chơithêm phần sôi động vào sáng sớm ngày diễn ra trò chơi hai đội cùng với đội nhạc vàngười cầm đuốc cùng diễu hành sang làng bên. Trận đấu go diễn ra quyết liệt trongvòng khoảng 1 tiếng.. Người chỉ huy và ba người nữa cùng đứng lên đầu của go gọi là224HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011gomori. Để chiến thắng cả hai đội cùng cố gắng đẩy đối phương ngã xuống đất hoặcnếu gomori bị đứt hay bị cong thì trò chơi cũng kết thúc. Sau vài lần lùi về sau hay tiếnlên trước chỉ huy hô “Đẩy đi” thì người vác go cùng hô to và dùng hết sức đẩy mạnh gothẳng về phía go của đối phương. Khi hai go tiến sát vào thì ở trên go xảy ra cuộc chiếngiáp lá cà rất căng thẳng. Khi thấy tình thế bất lợi thì chỉ huy lập tức hô to: ”Tách ra” vàđội vác go sẽ cùng nhau lùi lại nhịp nhàng với tiếng nhạc. Khi hai go tiến sát vào thì ởtrên go xảy ra cuộc chiến giáp lá cà rất căng thẳng. Khi thấy tình thế bất lợi thì chỉ huylập tức hô to: “Tách ra” và đội vác go sẽ cùng nhau lùi lại nhịp nhàng với tiếng nhạc.Tiếng hò reo cổ vũ không ngừng hòa cùng tiếng nhạc rộn rã đã tạo nên một bầu khôngkhí rất sôi động. Nếu đội thua tiếp tục thách đấu thì hai đội có thể hẹn nhau tái đấu bằngtrò chơi kéo co vào ngày rằm tháng sau.Hình 8: Hình ảnh mọi người chơi 고싸움2.3.3 Ý nghĩaNgoài ý nghĩa để cầu mong một năm mới mùa màng thuận lợi như rất nhiều tròchoi được tổ chức và rằm tháng giêng thì Gossaum còn là trò chơi có ý nghĩa quan trọngtrong việc kết nối cộng đồng. Để có thể tổ chức trò chơi một cách thành công cần sựtham gia và đồng tâm hợp lực của rất nhiều người nên trò chơi cũng thúc đẩy tinh thầnhợp tác làm việc, và đồng thời cũng là cơ hội để các chàng trai khỏe mạnh rèn luyện sứckhỏe trước khi bước vào mùa vụ mới.3. Tết Đoan Ngọ _단오Đoan ngọ là một trong bốn ngày tết quan trọng của Hàn Quốc được tổ chức vào5.5 âm lịch hàng năm. Ngày tết này trong gốc từ Hán là Dano (단오) nhưng trong tiếngthuần Hàn là suritnal (수릿날).Tháng 5 là thời điểm mưa nhiều trong năm tạo điều kiện cho sâu bọ phát triển từđó dẫn tới các dịch bệnh hoành hành. Chính vì thế ở Việt Nam mà ngày lễ còn được gọilà “tết giết sâu bọ”. Đó sẽ là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại chocây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi nhưlà chất bổ dưỡng. người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ;giun sán trong người sẽ bị chết hết.225HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011Ở Hàn Quốc người ta gọi tết Đoan ngọ với cái tên khác là suritnal(수릿날).Suri(수리) trong tiếng Hàn cổ là cao quý hay thần thánh nên suritnal là chỉ ngày caoquý hay ngày của các vị thần. Tương truyền thì lễ hội được phát hiện ra sớm nhất ởManhan phía tây nam bán đảo Hàn vào thời kì Samhan (đầu thế kỉ 3 sau công nguyên).Sau khi hoàn tất công việc đồng áng vào tháng 5, mọi người tập trung lại, cùng nhaucúng bái thần linh, hát hò nhảy múa, ăn uống suốt cả ngày đêm. Tết Đoan ngọ được coinhư một hoạt động tôn giáo của việc cầu mong cho một mùa màng bội thu sắp tới.Vào tết Đoan ngọ, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Quốc, người dân Hàn Quốccũng gội đầu, tắm trong nước có ngâm một loại thảo dược cùng họ với cây diên vĩ tên làChangpo hay uống nước ép từ lá Changpo nhằm trừ tà ma và những điều không maymắn. Người dân Hàn Quốc làm cả những chiếc quạt để tặng nhau vào ngày này. Khôngnhững thế họ còn treo bùa ở trước cửa nhà nhằm cầu mong hạnh phúc, cuộc sống ấm nocũng như xua đuổi ma quỷ. Không thể thiếu được các hoạt động vui chơi trong ngày tếtnày. Có 2 trò chơi đặc trưng cho ngày tết Đoan ngọ là đánh đu (그네뛰기) cho nữ vàvật (씨름_ ssirum) cho nam. Trong khi những cô gái xinh xắn trong bộ Hanbok tungbay trong gió trên những chiếc đu thì những chàng trai thể hiện sức mạnh của mình quatrò vật. Ngoài ra họ còn chơi múa mặt nạ (봉산탈춤) nữa.3.1 Đánh đu_그네뛰기3.1.1 Nguồn gốcĐánh đu là trò chơi du nhập từ nước ngoài nên nguồn gốc ra đời vẫn chưa được rõràng. Có giả thiết cho rằng trò chơi này được phát triển từ cái nôi cho trẻ em. Khi màngười nông dân phải ra đồng thì họ treo một thứ đung đưa mà con họ có thể chơi trên đó,sau đó thì dần phát triển lên thành cái đu. Ngoài ra cũng có gỉa thiết cho rằng trò này bắtnguồn vào thời Xuân Thu ở vùng Nhung Sơn Tộc Trung Quốc. Nhung Sơn Tộc diễn rachiến tranh với Hàn Quốc sau đó truyền lại trò chơi này. Đánh đu là trò chơi yêu thíchcủa cả giới quý tộc cũng như tầng lớp thường dân thời Koryeo. Ở Trung Quốc, đánh đulà trò thường được chơi vào dịp tết Hàn thực tuy nhiên du nhập đến Hàn quốc thì lạichơi vào khoảng thời gian lễ phật đản (5.4 âm lịch) đến tết Đoan ngọ (5.5 âm lịch).3.1.2 Nội dungĐánh đu là trò chơi thông dụng trên toàn quốc. Theo cuốn “Trò chơi dân gian thờiJoson” (조선의 향토오락) của tác giả Muramaya thì trong 227 vùng được điều tra thìcó tới 216 vùng chơi có chơi trò này. Không chỉ có con gái mà có những vùng con traicũng chơi đánh đu. Nếu như con gái đu nhẹ nhàng, duyên dáng, uyển chuyển thì contrai lại mang cho người xem một cảm giác khỏe khoắn, bay bổng và chắc chắn.Chiếc đu được treo lên bằng hai sợi dây được mắc vào cành lớn của cây zelkovahay cây thông, câu bạch dương ở góc làng hay là treo lên cột đu với 2 trụ dọc và thanhnganh bằng gỗ dày. Tay đu là 2 sợi dây thừng hay dây làm từ sợi gai dầu rất chắc chắnvà an toàn. Nếu như là đu thi đấu thì trên dây có chỗ nắm làm bằng vải bông mềm, bànđu có chỗ để chân tạo sự an toàn cho người đu.226HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011Trò đánh đu Hàn Quốc có 2 hình thức là đu đơn nam, đơn nữ và đu đôi nữ, nam,nam nữ. Đu đơn thì người đu có thể đứng hay ngồi trên thanh đu. Đu đôi thì hai ngườicó thể cùng đứng đối diện nhau hay 1 người đứng 1 người ngồi trên thanh đu. Để bắtđầu, người không ở trên cây đu sẽ đẩy tạo đà từ đó người chơi dùng lực ở chân đẩy chođu bay cao. Người chơi càng nhún mạnh, đu càng bay lên cao. Đu nam nữ được coi làhình thức đu đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất. Các đôi năm nữ tình cảm đung đưatrên chiếc đu bay trong gió thật lãng mạn và đẹp. Không chỉ đu cho vui mà họ còn thiđấu với nhau nữa. Hai người phụ nữ thường thi đấu với nhau nhằm giành chức vô địch.Ai đu cao hơn sẽ là người chiến thắng. Trong cuộc thi, nếu một trụ cao được đặt và gắntrên đó những chiếc chuông theo từng mức độ cao. Người thi đu đến mức nào thì nhấnvào chuông ở mức đó và từ đó có thể xác đinh được người thắng cuộc.Hình 9: Hình ảnh trò chơi đánh đu3.1.3 Ý nghĩaĐánh đu không chỉ là trò chơi đơn thuần cho sự giải trí thể hiện sức trẻ, sự dẻo daicủa những người cô gái mà còn có người tin rằng nếu như chơi đánh đu vào tết Đoanngọ có thể loại tránh được muỗi cũng như cái nóng oi ả của mùa hè sắp tới.3.1.4 So sánhNếu như ở Hàn Quốc người ta chơi đánh đu vào khoảng thời gian lễ phật đản đếntết Đoan ngọ thì ở Việt Nam thường được chơi vào ngày tết nguyên đán và những dịpđầu xuân.Cấu tạo cây đu ở Việt Nam cũng khác với cây đu Hàn Quốc. Cây đu Việt Namhoàn toàn đều được dựng từ những cây tre. Cây đu thường được dựng giữa bãi đất rộngở sân đình làng. Nó gồm có trụ đu, thượng đu, tay đu và bàn đu. Trụ đu gồm 4 cây trelớn tạo thành hai cột trụ, thượng đu làm bằng thanh tre đặt ngang nối hai phần trụ đu vớinhau. Tay đu là hai cây tre già nhỏ vừa với tay cầm và được chốt chắc chắn để người đucầm khi đu, bàn đu là chỗ người chơi đứng lên trên đó để đu.Các hình thức đu thì ở hai nước có sự tương đồng nhau.227HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20113.2 Vật _씨름(ssireum)3.2.1 Nguồn gốcVật là trò chơi ra đời khá sớm, từ khi con người ra đời. Bởi lẽ vào thời nguyênthủy, để đấu tranh sinh tồn con người phải chiến đấu với thú dữ cũng như với các bộ tộckhác. Nếu chiến thắng, họ không chỉ có quyền tự do mà còn có thể lên nắm quyền lãnhđạo. Và từ đó những trò chơi mang tính đối kháng phát triển rộng rãi và dần dần trởthành trò chơi. Tuy nhiên nguồn gốc của vật thì vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Vậttồn tại ở các nước châu Á cũng như phương Tây với những tên tương tự nhau. Ssireum(씨름) có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Mông Cổ. Ssi(씨) có nghĩa là đàn ông,reum (름) trong từ 겨름(kyeorum) nghĩa là tranh đấu. Người ta đã phát hiện ra một bứctranh trong lăng mộ của thời Kokuryo. Bức tranh tái hiện lại hình ảnh 2 người đang vậtnhau. Từ đó có thể thấy ssireum là một trong những trò chơi dân gian lâu đời nhất. Từthời Tam Quốc, ssireum đã được sử dụng cho việc đào tạo quân sự nhằm tăng thể lựccũng như tinh thần chiến đấu của các binh sĩ. Đến thời Koryo thì ssireum trở nên kháphổ biến, thậm chí được chơi cả trong cung điện. Trò chơi được cả giới thượng lưu vàdân thường rất ưa thích. Vào thời Joseon thì ssireum bắt đầu chính thức được chơi trongcác lễ hội truyền thống như Tết Đoan ngọ hay Rằm trung thu. Không những thế còn cónhững cuộc thi ssireum lớn được tổ chức nữa trong suốt thời gian nông nhàn cho đànông. Họ thi đấu không chỉ vì danh dự của bản thân mà còn vì thanh danh của làng xóm..Người thắng sẽ được tặng một con bò như một biểu tượng của sức mạnh cũng như làmột thứ không thể thiếu trong công việc đồng áng của người dân Hàn Quốc.Hình 10: Vật thời xưa3.2.2 Nội dungHình 11: Vật hiện đạiSSireum là một trò chơi đối kháng mà 2 người tham gia phải dùng sức mạnh vã kĩnăng của mình để hạ gục đối thủ. Hai đối thủ cố gắng kiềm chế đối phương bằng cáchnắm, kéo, vặn, đè… nhưng không được trực tiếp đấm hay đá. Người chiến thắng làngười vật được đối thủ chạm đất trước. Họ cởi trần và mặc quần ngắn và thắt satba(샅바). Satba là dải dây dài quân quanh eo và đùi, là chỗ đối thủ nắm vào để vật. Sở dĩcởi trần là để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được.Cũng có giả thiết cho rằng việc cởi trần mô phỏng lại thời nguyên thủy, con người228HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011không mặc gì nhưng vẫn phải đấu tranh sinh tồn. Cuộc thi thường được tổ chức ở nhữngbãi cát tự nhiên nhằm tránh những va chạm, chấn thương không cần thiết do bề mặt sànđấu gây ra. Tùy theo phương thức, tuổi tác khác nhau mà người ta chia thành các hạngmục, cách thức vật khác nhau.- 선씨름_ Vật đứng: đứng rồi vật- 띠씨름_ Vật thắt lưng: dùng tay nắm vào đai đeo hông rồi vật- 바씨름_ Vật chân: nắm đai ở chân và cánh tay phải rồi vật- 완씨름_ Vật trái: dùng tay trái nắm lấy đai satba đeo bên phía phải của chân đối-thủ rồi vật오른씨름_ Vật phải: dùng tay phải nắm lấy đai satba đeo bên phía trái của chânđối thủ rồi vật애기씨름: hạng mục vật của trẻ em중씨름: hạng mục vật của thanh thiếu niên상씨름: hạng mục vật của người lớnSsireum chủ yếu là cuộc thi đấu dành chon nam, tuy nhiên cũng có trường hợp cócả nữ tham gia nhưng không nhiều và không phổ biến. Ssireum vẫn được coi như mộttrò chơi của nam giới.3.2.3 Ý nghĩaSsireum không chỉ giúp chính người tham gia hay cả những khán giả giải tỏa hếtnhững căng thẳng, mệt mỏi không chỉ là sức khỏe mà còn về cả tinh thần. Điều đó làđảm bảo cho họ có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể làm việc tốt hơn trong một vụmùa mới tiếp theo.3.2.4 So sánhNếu vật của Hàn Quốc được chơi vào tết Đoan ngọ thì ở Việt Nam, vật lại thườngđược chơi vào các lễ hội xuân như tết nguyên đán hay rằm tháng riêng…Về cách thức chơi cũng không khác nhiều so với vật Việt Nam. Có điều khác biệtđặc trưng của vật Việt Nam là muốn thắng phải vật cho đối phương "ngã ngựa trắngbụng" hoặc nhấc bổng được đối phương lên. Ngoài ra đô vật để mình trần và chỉ đóngmột chiếc khố. Trước khi vật, hai đối thủ cùng nhau lên đài, múa tay co chân, đi lại rìnhmiếng lẫn nhau. Sau đó hộ xông vào nhau ôm lấy nhau mà vật.3.3.봉산탈춤_múa mặt nạ Pongsan3.3.1 Giới thiệuNếu như ban ngày nam chơi vật, nữ chơi đánh đu thì đến đêm mọi người khôngkể già trẻ trai gái đều tập trung quanh đống lửa, chăm chú theo dõi múa mặt nạ và cùngnhảy múa, ca hát theo.3.3.2 Nguồn gốcChưa có sự xác minh rõ ràng về nguồn gốc của múa mặt nạ. Chỉ biết được rằngtrò chơi này rất được ưa thích trong hoàng cung thời 신라(Sillla) như một nghi thức để229HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011xua đuổi tà ma và đến thời 고려(Goryeo) và 조선 (Joseon) lại trở thành một loại hìnhbiểu diễn nghệ thuật dân gian. Người biểu diễn là những người ở tầng lớp dưới mà cótài năng ca hát, nhảy múa. Múa mặt nạ của tỉnh 황해(Hwanghae), phía bắc Hàn Quốctrở thành xuất sắc và phổ biến nhất, đặc biệt là múa mặt nạ봉산탈춤_ múa mặt nạPongsan và 강령탈춤_ múa mặt nạ Kangryeong.3.3.3 Nội dungMặt nạ được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đềuphản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn nhưng cũng có một sốloại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởngtượng. Hình dáng của các loại mặt nạ thường kì lạ và đã được cách điệu Những gươngmặt mang nhiểu cảm xúc: mặt quỷ đáng sợ, mặt hề khôi hài, mặt cười, mặt khóc… Cácmàu chủ đạo trên mặt nạ là đen, trắng, xanh, đỏ nâu và vàng. Một sân khấu biểu diễncủa giới bình dân, mỗi điệu múa chứa đựng sự những câu chuyện đa dạng về cuộc sốnghằng ngày đem lại tiếng cười sảng khoái cho người xem. Nếu như ở Hàn Quốc có múamặt nạ thì ở Việt Nam có một loại hình tương tự là múa rối nước. Người ta điều khiểncác con rối hoạt động, cũng mô phỏng cuộc sống lao động sinh hoạt trước kia.Trong các điệu múa thì múa sư tử là phổ biến nhất và được biểu diễn thườngxuyên trong cung đình thời thời kì cuối 조선 (Joseon). Vào đêm tết Đoan ngọ, múa mặtnạ và kịch mang tính trào phúng được biểu diễn ở những khu đất hay bãi cỏ rộng. Họbắt đầu với những bó đuốc sáng, kèm theo âm thanh rộn rã của trống, chiêng, sáo.Không chỉ những người biểu diễn mà cả những người xem cùng hòa vào âm nhạc, nhảymúa, ca hát. Cuộc vui chơi kéo dài qua đêm và thậm chí là đến cả rạng sáng.Hình 12: 봉산탈춤3.3.4 Ý nghĩaSau khi ca hát, nhảy múa xong thì các mặt nạ và trang phục biểu diễn, thứ màđược tin rằng chứa trong đó rất nhiều ma quỷ thì đều được đốt thành tro. Bằng sự xóa đinhững vong hồn ma quỷ thì cuộc sống của người dân sẽ được an bình, tránh đượcnhững điều không may mắn cũng như vụ mùa được bội thu. Do vậy mà người ta gọimúa mặt nạ là trò chơi mang tính đường phố, cũng bái thần linh và nhảy múa. Vào năm1967 thì múa mặt nạ được công nhận là di sản văn hóa phi vât thể thứ 17, được chọn là230HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011một trong 20 nét đặc trưng của Hàn Quốc. Múa mặt nạ được đánh giá như một loại hìnhnghệ thuật mang tính kịch truyền thống của Hàn Quốc.4. Trung thu_추석Trung thu vào rằm tháng 8 âm lịch được coi là một ngày lễ lớn nhất của ngườiHàn Quốc. Vào ngày này hầu như mọi công việc đồng áng trong năm đã xong.Vào thời kỳ Silla (57 trước CN- 935 sau CN), nhà vua đã đặt sáu văn phòng hànhchính dưới sự chỉ đạo của hai công chúa. Họ là những người chỉ đạo các cung nữ tổchức những cuộc thi dệt từ 16.7 âm lịch đến thứ 15.8 âm lịch. Trong cuộc thi này, haiđội tham gia sẽ thể hiện những kỹ năng của họ và bên thua cuộc sẽ phải dâng rượu, thứcăn cho bên kia và tổ chức các nghi lễ cùng với múa và hát. Các nghi lễ này được gọi làGabae (개배). Hơn thế nữa, từ thời xa xưa dân chúng nhận thức được tầm quan trọngcủa mặt trời và mặt trăng đối với cuộc sống của con người. Trong khi mặt trời tròn vàsáng hàng ngày thì mặt trăng chỉ sáng và tròn 1 ngày trong tháng. Tuy nhiên mặt trăngtròn, lớn và sáng nhất là vào ngày rằm tháng 8. Thêm vào đó thì đây cũng chính là thờigian thu hoạch vụ mùa quan trọng nhất trong năm, lương thực rất phong phú, dồi dào.Chính vì thế để cảm tạ mặt trăng, thiên nhiên, cảm tạ thần linh đã cho dân chúng mộtnăm an bình, sung túc thì họ tổ chức cúng bái tế lễ rồi cùng nhau vui chơi giải trí. Xétlại thì thấy trùng đúng với lễ Gabae ở trên, đều là rằm tháng 8 âm lịch. Và sau đó thìngày lễ Trung thu được tổ chức đều đặn hàng năm.Vào ngày này mọi người dù ở phương trời khác nhau đều trở về quê thăm bà conhọ hàng thân thích. Những người sống ở quê nhà thì tổ chức những hội hè như ngườiViệt đón Tết Âm lịch. Trung thu bắt đầu bằng việc vào tối ngày 14 dưới ánh trăng sáng,cả nhà quay quần lại với nhau làm bánh songpyeon (송편) là một bánh gạo hấp lá thông.Có tương truyền rằng nếu như làm bánh songpyeon đẹp thì có thể cưới được người vợhay chồng đẹp cũng như sinh ra những đứa con xinh xắn và gia đình được hạnh phúc.Vào sáng trung thu, người dân Hàn Quốc chuẩn bị mâm cơm thịnh soạn gồm nhữngmón ăn đều được làm từ nguyên liệu mới cũng như những hoa quả mới để cúng gia tiên.Sau đó họ cùng nhau ăn sáng vui vẻ. Đến chiều họ đi thăm mộ của tổ tiên, hoạt động gọilà seongmyo (성묘) trong tiếng Hàn. Họ cắt cỏ dại, dọn dẹp sach sẽ xung quanh mộ vàđặt lễ lên trên mộ. Khi tảo mộ kết thúc thì đến các màn vui chơi giải trí. Cảnh thườngthấy ở những ngày trung thu này là những dân làng tập trung lại cùng nhau theo dõi tròssireum đầy kịch tính. Ngoài ra họ còn chơi cả kéo co(줄다리기), chọi bò (소싸움) nữa.Đến tối, dưới ánh trăng sáng, các thiếu nữ mang trên mình bộ hanbok truyền thống rựcrỡ, cùng nhau chơi trò kangkangsullae (강강술래) một cách rộn rã và thân tình.4.1. Chọi bò 소싸움(sossaum)4.1.1 Giới thiệuỞ Hàn Quốc bò là một loài động vật thân thuộc và vô cùng quan trọng, cần thiếtcho công việc đồng áng của người nông dân tương tự như trâu ở Việt Nam. Chính vì thếmà từ lâu bò đã trở thành một biểu tượng của sức mạnh đối với người Hàn Quốc. Không231HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011chỉ sử dụng bò như một công cụ lao động, một loại lương thực cao cấp mà bò còn xuấthiện trong các trò chơi truyền thống của người Hàn Quốc. Dù khi làm việc hay khi giảitrí cũng đều có sự xuất hiện của loài vật này. Tiêu biểu nhất là trò 소싸움(sossaum) đấubò đã có từ rất lâu đời, khoảng 1000 năm trước đây. Về nguồn gốc rõ ràng của việc rađời trò chơi này vẫn đang là một dấu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu lịch sử.4.1.2 Nội dungSossaum là một trò chơi truyền thống mà mỗi làng sẽ chọn ra một con bò khỏenhất rồi mang đi tranh đấu với các bò làng khác. Trước khi trận đấu diễn ra người ta cóthể cho bò uống rượu sochu(소주) nhằm tăng hưng phấn, giúp con bò chiến đấu mãnhliệt và hùng dũng hơn. Ở nơi thi đấu, họ trải cát, chăng dây vòng quanh.Người ta chia thi đấu theo trọng lượng:••Hạng A: trên 741kgHạng B: 651kg -> 740kg•Hạng C: dưới 650kgKhi bắt đầu họ che giữa 2 con bò một mảnh vải. Khi phất mảnh vải lên, trận đấubắt đầu. Chúng dùng sừng húc đối thủ, dùng sức đẩy đối thủ. Con nào bị gục đầu gốixuống trước sẽ bị coi là thua. Tuy nhiên cũng có trường hợp làng có bò thua rồi có thểmang con bò khác đến để thách đấu tiếp. Làng thắng tuy không được phần thưởng gìđặc biệt nhưng sẽ được làng thua gọi là “형님 마을”_ làng anh. Ở thời xưa người ta coitrọng danh dự, thanh danh hơn là những vật chất. Nếu như thắng thì họ sẽ chuẩn bị độica nhạc làng xóm, người tá điền cưỡi bò đi khắp làng như một sự biểu dương cho chiếnthắng rồi sau đó đến nhà chủ của con bò, dùng con bò thắng còn sống để cúng tế thầnlinh và sau sẽ để lại để tiếp tục làm việc, sinh ra những con bò khỏe sau này. Con bòthua sẽ được giết thịt để ăn. Sau khi cũng tế xong, họ cùng nhau ăn uống, nhảy múa, cahát vui vẻ.Hình 13: Hình ảnh cuộc thi chọi bò232HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 20114.1.3 Ý nghĩaĐấu bò không chỉ đơn thuần là trò chơi giải trí trong dịp lễ hội mà việc đấu bò cònnhằm cúng tế thần nông, cảm tạ thần đã cho một vụ mùa bội thu, cuộc sống no đủ cũngnhư cầu mong cho cuộc sống tiếp theo cũng được giàu sang, hạnh phúc.Với sự ủng hộ của chính phủ thì kể từ năm 1998, sossaum có một sự hồi sinhmạnh mẽ ở vùng Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeuongsang, nơi hàng năm cứ mỗi dịp lễ hộisosaum về lại quy tụ trên 150 con trâu, thu hút trên 300000 khách du lịch.4.1.4 So sánhĐối với người Hàn Quốc bò là loài vật biểu tượng cho sức mạnh và rất gần gũi vớingười nông dân. Đối với Việt Nam thì đó lại là con trâu. Hình ảnh con trâu đi trước cáicầy đi sau đã trở thành hình ảnh rất đỗi quen thuộc của làng quê Việt Nam. Chính vì ởHàn Quốc có chọi bò thì ở Việt Nam có chọi bò. Nổi tiếng là chọi trâu Đồ Sơn.Sau khi thi đấu xong thì mọi người trong làng mang con trâu thắng ra tế, cùng nhaunhảy múa ca hát giống người Hàn Quốc. Tuy nhiên con trâu được nhất sẽ không bị giếtmà chỉ dùng tế thần, sau đó vẫn được tiếp tục sống và chỉ giết con thua. Khác với HànQuốc, ở Việt Nam, các con trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấymột bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao đểtiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc. Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắngcuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.4.2 Kangkangsullae _강강술래4.2.1 Giới thiệuKangkangsullae là trò chơi của nữ giới thường được chơi vào tối Trung thu đặcbiệt ở vùng ven biển của phía nam Jeolla trong thời gian chờ đợi trăng lên. Họ đứngthành hình tròn rồi cùng nhau nhảy múa, ca hát. Đây là trò chơi dân tộc mang nét đẹp,cũng như sự uyển chuyển của nữ giới, tiêu biểu cho các trò chơi dành cho nữ giới củaHàn Quốc. Vào ngày 15/2/1966, Kangkangsullae được chọn là di sản văn hóa phi vậtthể thứ 8.4.2.2 Nguồn gốcCó một vài truyền thuyết về nguồn gốc của trò chơi này, hầu như đều liên quanđến đô đốc 이순신(Lee Sun Sin) trong thời kì Nhật xâm lược 1592-1598. Để tránh sựchú ý của hạm đội Nhật, ông đã gửi quân lê bờ. Ở trên bờ, ông sắp xếp phụ nữ ở khuvực đó đứng thành những hàng lớn, đốt lửa ở giữa rồi ca hát, nhảy múa. Điều này làmthực dân Nhật tin rằng quân đội của đô đốc Lê quá mạnh mẽ nên họ không dám xâmlược khu vực này nữa. Mặt khác, cũng có giả thiết cho rằng kangkangsullae ra đời trướcđó khi mà các bộ lạc tôn thời mặt trăng. Chính ánh sáng của trăng đã xua tan đi nỗi sợhãi đêm tối. Để cảm tạ trăng thì người ta đã nghĩ ra điệu múa xếp thành hình tròn giốngvới hình dạng của trăng. Có thể là đô đốc Lee đã tận dụng tục lệ này để có thế lừa một233HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011cách tài tình quân Nhật bằng việc phối hợp gởi quân lên bờ với sự biểu diễn của điệumúa lễ hội.4.2.3 Nội dungTùy từng vùng mà con trai cũng có thể chơi kangkangsullae, tuy nhiên nó vẫnđược coi là trò chơi đặc trưng của nữ giới. Tùy theo nhịp điệu mà người chia trò chơithành 늦은강강술래 (kangkangsullae chậm), 중강강술래(kangkangsullaechung),잦은강강술래 (kangkangsullae nhanh). Theo điệu nhạc mà mức độ nhảytăng dần. Ban đầu là ở mức độ chậm sau đó tăng dần lên tầm chung và cuối cùng là tốcđộ nhanh. Kangkangsullae là bài hát kèm theo bước nhảy và những trò chơi, theo đó màngười ta chia ra thành kangkangsullae hẹp và rộng. Kangkangsullae hẹp (협의의강강술래) là các cô gái nắm tay nhau xếp thành hình tròn rồi nhảy. Kangkangsullaerộng(광의의 강강술래) cũng vậy nhưng có kèm theo một số trò chơi nữa. Các bài hátđược thể hiện trong Kangkangsullae thể hiện đầy đủ cảm xúc của con người_ hỷ lộ áilạc ái ố dục: thích, giận, đau thương, vui vẻ, yêu, độc ác, tham vọng.Hình 14: Hình ảnh các thiếu nữ chơi kangkangsullae dưới ánh trăng rằm4.2.4 Ý nghĩaNhư ta đã biết thì ngày được chia thành thời gian ban ngày và ban đêm. Theo tĩnngưỡng tâm linh, ban ngày là thế giới trần tục, ban đêm là thế giới tâm linh. Ban ngày làthời gian của nam giới, ban đêm là của nữ giới. Ban ngày là thế giới của con người, banđêm là thế giới của ma quỷ và thần linh. Vào đêm trăng sáng nhất trong năm, tiếngkangkangsullae vang lên trong trẻo và rộn rã của những cô gái trẻ giống như một lờithần chú đầy sức mạnh, giải những lời nguyền bí ẩn của màn đêm, xua đuổi đi tà ma vànhững thứ xấu xa đang tồn tại ngay xung quanh con người. Đó cũng là một sự cầu mongmột vụ mùa tiếp theo tốt đẹp, bản thân những người chơi kangkangsullae có sức khỏedồi dào, sinh nở tốt.III. HIỆN TRẠNG, PHƯƠNG THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁCTRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC1. Hiện trạngCác trò chơi dân gian Hàn Quốc giờ đây đang dần bị các trò chơi hiện đại, các trògiải trí khác thay thế. Có thể kể đến như karaoke, trò chơi điện tử, các trò chơi giải trí234HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011trong công viên …Các trò chơi này đều mang tính giải trí cao, khi chơi mọi người hoàntoàn nhập tâm vào trò chơi đó và vì thế có thể giải tỏa được hết những căng thằng hàngngày, trở nên rất được yêu thích và phổ biến, đặc biệt là giới trẻ.Karaoke: Ở Hàn Quốc không có từ tương ứng với karaoke, họ gọi loại hình giảitrí này là tiếng hát(노래_norae) và các quán karaoke là 노래방_noraebang. Hát karaokeđược du nhập từ Nhật Bản, nước láng giềng gần nhất của Nhật Bản, có lẽ vậy màkaraoke ở Hàn Quốc cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ không kém gì Nhật Bản. Ngườidân đến đây, chọn bài hát yêu thích rồi hát hết mình mà không cần lo lắng là làm ảnhhưởng đến ai.Trò chơi điện tử (game): Chỉ trong 15 năm du nhập vào Hàn Quốc mà giờ đây tròchơi điện tử đã trở nên vô cùng phát triển. Giống như norebang thì các quán net mọc lênnhư nấm. Nếu có một thống kê về việc đất nước nào có tỷ lệ người dân chơi game trựctuyến nhiều nhất thì câu trả lời chắc chắn sẽ là Hàn Quốc. Tại đây thì Game Onlinechưa bao giờ được coi là trò chơi giải trí thông thường mà luôn được đánh giá là mộtngành công nghiệp mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ. Hiện nay Hàn Quốc là nướcxuất khẩu game online hàng đầu thế giới.Các trò giải trí trong công viên: Vào cuối tuần hay khi có thời gian, các gia đìnhHàn Quốc thường dẫn con cái mình hay các nhóm bạn đi vào công viên để chơi các trògiải trí. Các công viên ở Hàn Quốc được đầu tư với quy mô lớn, nhiều trang thiết bị hiệnđại, chính vì thế mà mỗi khi vào đây, họ không thể cưỡng nổi trước sự hấp dẫn của cáctrò chơi vô cùng phong phú và đa dạng đó.Với rất nhiều trò chơi mới lạ, hiện đại, hấp dẫn được du nhập từ nước ngoài đãkhiến thị hiếu giải trí của người dân Hàn Quốc thay đổi đáng kể. Họ dễ dàng quên đinhững trò chơi dân gian và tiếp nhận những thứ mới một cách rất hào hứng.2. Nguyên nhânVậy tại sao các trò chơi có nguồn gốc từ nước ngoài lại dễ dàng chiếm được cảmtình của người dân Hàn Quốc đến vậy mà không phải là những trò chơi dân gian?2.1 Lý do khách quanCùng với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Hàn Quốc cũng như các nước khác trêntoàn thế giới đang cùng nhau hội nhập, không chỉ là về mặt chính trị, kinh tế, quân sự,an ninh quốc phòng mà còn về mặt văn hóa. Họ tiếp thu các thành tựu văn hóa của nhau,du nhập và dễ dàng trở nên phổ biến ở một hay nhiều nước nào đó nếu như có một sựđầu tiên phát triển đúng mức. Theo phương thức đó, các trò chơi hiện đại ở các nướckhác du nhập ồ ạt vào Hàn Quốc và đang gần thay thế các trò chơi dân gian mang tínhtruyền thống.Hơn thế nữa, cuộc sống hiện đại, kinh tế thị trường, phát triển như vũ bão, conngười cũng phải theo với xu hướng đó. Đặc biệt, Hàn Quốc là một nước phát triển, lànền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới theo khảo sát vào năm 2009.Chính vì vậy, hơn bất kỳ các nước nào khác trên thế giới, người dân Hàn Quốc làm việcvới cường độ rất lớn. Theo kết quả cuộc khảo sát: “Thời gian biểu trung bình của người235HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011Hàn Quốc” do chính quyền Seoul thực hiện và công bố ngày 30/3/2010 thì các chuyêngia đã phỏng vấn 21.000 người Hàn Quốc ở đủ mọi lứa tuổi. Khảo sát cho thấy 69,7%người được hỏi luôn cảm thấy bận rộn và chịu áp lực thời gian. Trung bình người HànQuốc ngủ 7 giờ 50 phút mỗi ngày. Học sinh trung học chỉ ngủ 7 giờ 11 phút, trong khihọc tới 9 giờ 10 phút mỗi ngày. Do không có nhiều thời gian, người Hàn Quốc chỉ dành1 giờ 45 phút mỗi ngày cho mọi bữa ăn. Trung bình, họ xem TV 1 giờ 51 phút mỗi ngày,46 phút cho hoạt động xã hội, 29 phút cho hoạt động thể thao, 8 phút để đọc sách. Cuộcsống căng thẳng, bận rộn là vậy nên họ rất cần đến những trò chơi mang tính giải trí cao,cảm giác mạnh nhằm giải tỏa được những stress do công việc căng thẳng cũng như cuộcsống bình thường gây nên. Trong khi các trò chơi dân gian gần như không có gì đổi mới,gần như không đủ để đáp ứng với nhu cầu đó của con người hiện đại.2.2 Lý do chủ quanCó thể nói việc trò chơi dân gian bị lãng quên, bị thay thế bởi các trò chơi hiện đạicũng một phần do sự quan tâm không đúng mức của chính phủ. Các trò chơi mới đemlại nhiều lợi nhuận như game, công viên giải trí nên họ quên đi mất việc bảo tồn, giữ gìnvà tiếp tục phát triển những trò chơi dân gian. Các trò chơi dân gian không được chơithường xuyên, nếu như có thì cũng chỉ là thưa thớt ở các tỉnh vào các dịp lễ hội trongnăm. Sự không quan tâm đúng mức đó đã vô hình chung dẫn tới việc người dân HànQuốc tạm quên đi những nét đẹp truyền thống và dễ dàng thu nhận, học hỏi những cáimới.3. Cách thức để bảo tồn, phát triển trò chơi dân gian Hàn QuốcVăn hóa truyền thống là thứ không thể thiếu được trong mỗi quốc gia, dân tộc.Văn hóa giúp ta có thể phân biệt được nét đặc trưng của từng đất nước, dân tộc, vùng,địa phương. Nếu như không có những nét đẹp mang tính truyền thống dân gian như vậythì vùng miền nào cũng giống nhau, không có nét khác biệt, thế giới này sẽ chẳng cònmàu sắc gì nữa. Chính vì thế việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa là mộtviệc làm hết sức cần thiết và quan trọng.Hàn Quốc cũng đang ra sức để giữ gìn, bảo tồn các trò chơi dân gian để khôngnhững chúng không bị mại một mà phải ngày càng phát triển, đi vào lòng mỗi ngườidân Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc đang có những hoạt động tích cực để người dânquay trở lại với trò chơi truyền thống. Họ tổ chức các trò chơi dân gian trong các cốcung hay các bảo tàng vào các dịp lễ tết như ở cố cung Gyeongbokgung (경복궁) vàBảo tàng Làng truyền thống Hàn Quốc (한국 민속촌) là hai trong số những bảo tàngdân tộc lớn nhất ở Hàn Quốc. Tại đây người thăm quan như được sống lại đúng vớikhông khí ngày lễ tết của thời xưa, vô cùng giản dị mà rất gần gũi, đầy tình cảm, trànngập màu sắc dân gian với các trò chơi dân gian quen thuộc: đi goòng, đánh cù, ném lao,nhảy dây…tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như mặc hanbok, làm diều,vẽ mặt nạ, làm các loại thức ăn truyền thống trong các dịp lễ hội. Họ còn được xemnhững nghi lễ được thực hiện trong các lễ hội xưa như đốt cây niêu, xem đua ngựa…Cóthể nói đây là một cách truyền bá văn hóa rất hữu hiệu, giúp người dân đến gần hơn với236HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5Tháng 3 - 2011các trò chơi truyền thống cũng như những nét đẹp văn hóa một cách tự nhiên. Thêm vàođó, Hàn Quốc cũng đang đầu tư đẩy mạnh phát triển các lễ hội trò chơi truyền thống. Cóthể kể đến như lễ hội chọi bò được tổ chức ở 청도경상남도_vùng Cheongdo, tỉnh BắcGyeuongsang, Chunhang Festival (춘향제) ở thành phố NamWon(남원) với lễ hộiđánh đu nổi tiếng...thu hút rất nhiều người tham gia cũng như thăm quan. Nhữngphương thức này cũng đang được áp dụng khá thành công ở Việt Nam. Tuy nhiên, ViệtNam và Hàn Quốc cũng cần nên đẩy mạnh hoạt động này một cách thường niên vớinhững hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn thì mới có thể thu hút được sự quan tâmcủa mọi người, đặc biệt là giới trẻ.Hơn nữa, chính phủ cũng cần nâng cao nhận thức của người dân về tầm quantrọng của những trò chơi truyền thống bằng cách truyền bá thông qua các chương trìnhtìm hiểu trên tivi, các showgame trên truyền hình để trò chơi truyền thống đến với nhậnthức của người dân một cách tự nhiên, thông qua internet, phát thanh, báo chí, sáchtruyện…Dần dần người dân sẽ thấy các trò chơi dân gian trở nên quen thuộc và sẽ tìmđến nó để giải trí, tìm hiểu chứ không phải là những trò chơi điện tử, karaoke, các tròchơi trong công viên hiện đại nữa.Việc bảo tồn, giữ gìn cũng như phát huy các trò chơi truyền thống không phải mộtviệc dễ dàng, trong một thời gian ngắn có thể làm tốt được. Chính vì thế mà rất cần đếnsự hợp sức của cả chính phủ cũng như người dân. Tất cả hướng đến một đất nước HànQuốc phát triển hiện đại nhưng vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống.IV. KẾT LUẬNTrò chơi dân gian không những mang nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời củamột quốc gia, dân tộc, phản ánh cuộc sống sinh hoạt xưa của người dân cũng như hàmchứa trong đó là những hy vong, ước mơ về một cuộc sống tốt lành, sung túc, một sứckhỏe dồi dào. Các trò chơi mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện đờisống tín ngưỡng của người dân. Thông qua các trò chơi, quan hệ con người cũng đượcthắt chặt hơn, củng cố sự đoàn kết trong cộng đồng, thể hiện tinh thần cộng đồng khăngkhít vốn là niềm tự hào của người Á Đông nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng.Trên đây là bài báo cáo khoa học của chúng tôi với đề tài “Trò chơi dân gian HànQuốc trong các dịp lễ hội”. Những nội dung có thể chưa đầy đủ, có thể có những điểmchưa hoàn toàn chính xác nhưng cũng đã phần nào giúp người đọc có cái nhìn tổngquan về những trò chơi dân gian được chơi trong các dịp lễ tết lớn của người Hàn Quốc,nguồn gốc, cách thức chơi cũng như ý nghĩa của chúng. Thông qua việc tìm hiểu này,bản thân chúng tôi cũng tích lũy thêm cho mình rất nhiều kiến thức về văn hóa HànQuốc cũng như phần nào nâng cao được khả năng tiếng Hàn trong kĩ năng đọc hiểu, đólà điều mà những người học tiếng Hàn luôn mong muốn.TƯ LIỆU THAM KHẢO1. Sách “Seasonal customs of Korea”_ David E. Shaffer_ Nxb Hollyum2. Sách “An illustrated guide to Korean Culture”_ Lee Woo Young, Huh Chul Gu,Oh Kwwang Keun, Park Moon Yuong_ Nxb Hakgojae3. Trang web:naver.comhanquocngaynay.comfolkency.nfm.go.krkoreagame.net237

Tài liệu liên quan

  • Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên thành phố vinh   tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên thành phố vinh tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay
    • 135
    • 578
    • 0
  • slide thuyết trình những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc h’mông huyện tủa chùa tỉnh điện biên slide thuyết trình những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc h’mông huyện tủa chùa tỉnh điện biên
    • 53
    • 2
    • 1
  • Giá trị văn hóa truyền thống trong các ấn phẩm lịch của Việt Nam hiện nay Giá trị văn hóa truyền thống trong các ấn phẩm lịch của Việt Nam hiện nay
    • 9
    • 605
    • 1
  • Báo cáo khoa học Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng tây bắc trong sự phát triển bền vững Báo cáo khoa học Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vùng tây bắc trong sự phát triển bền vững
    • 12
    • 593
    • 2
  • Văn hóa truyền thống việt nam   hàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa Văn hóa truyền thống việt nam hàn quốc trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
    • 318
    • 328
    • 0
  • Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
    • 112
    • 714
    • 5
  • Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thành phố Vinh  tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay Giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho đoàn viên thanh niên Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay
    • 135
    • 371
    • 0
  • THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
    • 140
    • 1
    • 1
  • GIÁO dục các GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THÔNG dân tộc CHO đoàn VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÔ VINH   TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY GIÁO dục các GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THÔNG dân tộc CHO đoàn VIÊN THANH NIÊN THÀNH PHÔ VINH TỈNH NGHỆ AN TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY
    • 135
    • 432
    • 1
  • Những khảo cứu từ văn hóa truyền thống (NXB đại học quốc gia 2010)   nguyễn hùng vĩ, 336 trang Những khảo cứu từ văn hóa truyền thống (NXB đại học quốc gia 2010) nguyễn hùng vĩ, 336 trang
    • 335
    • 832
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(1.8 MB - 25 trang) - Trò chơi dân gian Hàn Quốc trong các lễ hội Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Việt Nam Bằng Tiếng Hàn