Trò Chơi Dân Gian: Nhảy Dây Cao Su | Special Kid
Có thể bạn quan tâm
Nhảy dây cao su (hay còn có tên gọi khác là dây thun) đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ đẹp đẽ của lứa tuổi học trò. Trò chơi dân gian này thường được các bạn nữ ưa chuộng hơn các bạn nam. Chỉ cần sử dụng từng chiếc vòng thun nhỏ, sau đó nối thành một sợi dây thun dài là các bạn nhỏ có thể bắt đầu trò chơi thú vị này rồi.
Ý nghĩa trò chơi nhảy dây cao su
Nhảy dây cao su là một trò chơi rất hấp dẫn, đem lại cho các bạn nhỏ những phút giây thư giãn sau mỗi giờ học. Đó cũng là lý do vì sao mà từng cô cậu học trò vẫn bất chấp cái nắng nóng oi bức của mùa hè, cùng nhau chơi nhảy dây trong giờ ra chơi. Bên cạnh trò chơi này còn rèn luyện khả năng nhảy cao và sự linh hoạt của thân thể. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu cách chơi nhảy dây nhé.
Xem thêm sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ
Cách chơi nhảy dây cao su
Chuẩn bị
Dụng cụ: Sợi dây thun dài được thắt từ các vòng thun. Ít thun thì thắt đơn, còn nếu nhiều vòng thun thì có thể thắt đôi.
Số người chơi: Tối thiểu từ 3 bạn trở lên. Có thể chơi cá nhân hoặc chơi theo nhóm
Cách chơi
Oẳn tù tì chọn ra 2 bạn thua cuộc để cầm dây thun. Hai bạn đó sẽ đứng căng dây cho các bạn nhảy, từng bạn chơi lần lượt dùng cổ chân khéo léo ngoắc chéo vào dây rồi trả lại vị trí cũ, (ngoắc 1 chân rồi đến 2 chân vào dây, thực hiện động tác nhảy cả người vào trong dây, lộn chéo dây, nhảy trở lại vị trí cũ ) ... Nhảy hết động tác theo quy ước chung thì được nghỉ ra ngoài để chờ nhảy ở mức cao hơn
Trò chơi cứ như vậy theo mức dây từ thấp đến cao, động tác cũng từ đơn giản đến phức tạp theo chiều cao của dây và theo quy ước riêng của từng nhóm
Độ cao và độ mở rộng (to ) của dây tăng dần như sau: Cổ chân » 2 cổ chân » bắp chân = > 2 bắp chân = > đầu gối > 2 đầu gối = > đùi = > 2 đùi = > hông = > ngực = > nách.
Luật chơi
Hai bạn đứng căng dây phải ở đúng vị trí quy định và phải đứng im, không dịch chuyển trong khi các bạn khác đang nhảy. Người nhảy dây trong quá trình nhảy mà sai động tác hoặc không ngoắc được vào dây thì mất quyền nhảy, phải vào thay thế một trong hai bạn đang đứng căng dây.
Một khoảng sân vừa đủ và sạch sẽ là nơi các bé có thể thỏa sức chơi nhảy dây cao su rồi. Dù trò chơi này không còn phổ biến như xưa, nhưng nó đã để lại cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng những ký ức đẹp về sợi dây thun của tuổi thơ.
Các trò chơi dân gian cho trẻ em được các mẹ tìm kiếm nhiều nhất
- Top 10 trò chơi dân gian ngày Tết dành cho trẻ em
- Top 10 trò chơi dân gian hay nhất
Từ khóa » Trò Chơi Nhảy Dây Cao
-
Trò Chơi Dân Gian: Nhảy Dây - Special Kid
-
Bé Bún Nhảy Dây Thun – Trò Chơi Tuổi Thơ Cùng Các Em Ở Quê
-
Cuộc Chiến Nhảy Dây • Trò Chơi Tuổi Thơ Lộc TiVi - YouTube
-
Trò Chơi Nhảy Dây Cao Su
-
Trò Chơi Nhảy Dây
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Nhảy Dây Thun, Trò Chơi ...
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Nhảy Dây
-
Các Kiểu Nhảy Dây Thun - Học Tốt
-
Trò Chơi Trẻ Em - Đồ Chơi Nhảy Dây Cao Su Cho Bé | Shopee Việt Nam
-
Hướng Dẫn Cách Tổ Chức Trò Chơi Nhảy Dây Cho Trẻ Em
-
Thuyết Minh Về Trò Chơi Dân Gian Nhảy Dây - Bài Văn Mẫu Lớp 8
-
Luật Chơi Trò Chơi Nhảy Dây - Những Vấn đề Cần Lưu ý
-
Cách Chơi: Trò Chơi Dân Gian Nhảy Dây - Dr. Khỏe Review