Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non - Yêu Trẻ
Có thể bạn quan tâm
1. Lợi ích của trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
Trò chơi dân gian mai một theo thời gian và ở cuộc sống hiện đại có những giai đoạn hầu như chúng ta không còn thấy trò chơi dân gian xuất hiện. Tuy nhiên, không ai có thể phủ nhận những lợi ích của trò chơi gian gian với trẻ. Trò chơi dân gian giúp trẻ thấm nhuần truyền thống dân tộc.
Bên cạnh đó, quan trọng hơn là trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, thẩm mỹ, đạo đức và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ sau này một cách rất lành mạnh. Như vậy, với lợi ích mà trò chơi dân gian mang lại, chúng ta không thể bỏ qua việc khích lệ trẻ tham gia chơi các trò chơi dân gian. Từ độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể chơi trò chơi dân gian thú vị rồi và ngày nay, nhiều trò chơi dân gian được thêm thắt thay đổi chút ít, tạo ra các trò chơi mới, giúp trẻ có nhiều trò chơi vui tươi hơn để tham gia.
2. Một số trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non
2.1 Trò chơi Oẳn tù tì bằng chân
Trò chơi oẳn tù tì bằng chân được sáng tạo ra dựa trên trò chơi "oẳn tù tì bằng tay" thông thường. Dù là một biến tấu nhưng không mất đi điểm thú vị hay nét riêng của trò chơi oẳn tù tì, dễ mang lại cho trẻ sự sôi động khi chơi.
Ở trò chơi này, chúng ta có thể chia trẻ làm hai nhóm có số lượng bằng nhau, ngồi theo hai hàng đối diện nhau 1:1. Khi nghe hiệu lệnh, trẻ sẽ oẳn tù tì bằng chân. Bên nào thua thì bạn thua sẽ qua bên đội thắng. Sau khi chơi vài lượt, kiểm tra bên nào có nhiều người chơi hơn sẽ thắng (hai chân chéo vào là kéo; hai chân chụm lại là búa; hai chân dãn ra là bao).
2.2 Trò chơi ăn quả nhả hột
Đây là một trò chơi mới được sáng tạo do dựa vào trò chơi cũ là trò chơi " cá sấu lên bờ" mà ra.
Đầu tiên cho trẻ học thuộc đồng dao
Sang sông
Về sông
Trồng cây
Ăn quả
Nhả hột
Cho trẻ tự lựa chọn ra một số bạn đóng vai vật sống dưới sông như cá sấu, con cá, con cua... Những trẻ còn lại đóng vai người trồng trọt.
Khi đi qua sông, những người trồng trọt đọc câu đồng dao trên và sẽ di chuyển thật nhanh qua sông sao cho không để các con vật sống dưới sông bắt được. Cho đến câu cuối trẻ hát mà không bị các con vật dưới sống bắt được thì trẻ đó chiến thắng.
2.3 Trò chơi Ngũ long tranh đuôi
Đây là một trò chơi sáng tạo dựa trên một trong những trò chơi dân gian rất được yêu thích là "rồng rắn lên mây". Nhằm tạo vui vẻ, mới lạ hơn nên trò chơi ngũ long tranh đuôi được ra đời cho trẻ chơi.
Trong trò chơi này, trẻ lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối sẽ là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu lệnh bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ tìm cách cắt đôi rồng đội 3 và cứ tiếp tục như vậy với những con rồng còn lại. Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con vật khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị cắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục khi trong sân chỉ còn một con rồng trọn vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
2.4 Trò chơi Con chó và khúc xương
Đây là một trò chơi dân gian sáng tạo dựa trên trò chơi cướp cờ. Trò chơi con chó và khúc xương xuất phát từ Ấn Độ.
Chia trẻ thành hai đội và chọn một đội trưởng. Đội trưởng sẽ ấn định mỗi em một số. Hai đội trưởng quyết định điểm số thắng, thông thường 10 điểm sẽ là đội thắng cuộc.
Trọng tài gọi một số bất kỳ và những em mang số đó tách ra khỏi đội. Chạy đến chỗ khúc xương. Họ cố nhặt khúc xương, đồng thời ngăn cản không cho người kia nhặt nó. Khi một em đã nhặt được khúc xương, Em cố gắng không chạm vào đối phương và chạy nhanh vào chỗ của mình. Thực hiện xong em sẽ được 1 điểm. Đội nào đạt được số điểm chuẩn là đội chiến thắng.
2.5 Trò chơi dê mẹ tìm dê con
Đây là một trò chơi vô cùng mới, nhưng lại không kém phần hấp dẫn cho trẻ nhỏ khi được chơi. Trò chơi dê mẹ tìm dê con là dựa trên trò chơi "trốn tìm" và "cá sấu lên bờ" thông thường mà trẻ hay chơi.
Trò chơi với khoảng 5-7 trẻ. Một trẻ vào vai dê mẹ, một trẻ vào vào vai sói và những trẻ còn lại là đóng vai dê con. trong lúc sói bị mắt đến từ 1- 50 thì dê con phải tìm nơi kín đáo để nấp, sao cho sói không nhìn thấy. dê mẹ ngồi một nơi hoặc chạy đi chạy lại gọi con bằng câu hát " hú de de, về nhà mẹ, mẹ cho bú...". Dê con nghe thấy tiếng mẹ thì nhanh chân rời chỗ nấp, chạy ra chạm vào tay mẹ sao cho sói không chạm vào được. Nếu bị sói bắt, dê sẽ làm sói.
Trò chơi dân gian sáng tạo cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho trẻ hứng thú chơi vì sự mới mẻ và giúp trẻ phát triển thể chất lẫn tinh thần theo chiều hướng rất tích cực. Nhằm giúp trò chơi dân gian ngày một phát triển, gây hứng thú cho trẻ khi chơi, ngày càng có các trò chơi dân gian sáng tạo được chia sẻ, làm cho kho trò chơi dân gian ngày càng phong phú hơn. Đây cũng là một trong các nhân tố tốt, để chúng ta có thể giúp trẻ sinh hoạt tập thể một cách hứng thú, luôn vui tươi và không nhàm chán.
Nữ Phạm tổng hợp
Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo
-
Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo - .vn
-
Tổng Hợp 50 Trò Chơi Dân Gian Việt Nam Hay Và Phổ Biến Nhất - Du Lịch
-
Top 10 Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo - Hỏi Đáp
-
Top 9 Trò Chơi Dân Gian Phổ Biến Nhất Hiện Nay - ReviewNao
-
Trò Chơi Dân Gian Là Gì? Nguồn Gốc Lịch Sử Trò Chơi Dân Gian Việt Nam
-
Top 100 Trò Chơi Dân Gian Việt Nam Phổ Biến Trong Dịp Tết 2022
-
Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non
-
Trò Chơi Dân Gian Vừa Vui Vừa Bổ ích Cho Trẻ Mầm Non - Worldkids
-
Top 20 Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Trẻ Mầm Non Thú Vị Nhất
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Các Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Mầm Non Thú Vị Nhất
-
Trò Chơi Dân Gian Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non
-
Hướng Dẫn 101 Trò Chơi Dân Gian - THIẾT BỊ MẦM NON
-
Trò Chơi Dân Gian Là Gì? Khái Niệm, Lịch Sử Phát Triển Và đặc điểm.