TRÒ CHƠI DÂN GIAN - Trường Mầm Non Nam Tiến
Có thể bạn quan tâm
THẢ CHÓ
- Cách chơi:
Một bạn đóng vai “chú chó”
Một bạn đóng vai ” ông chủ”
Các bạn còn lại đóng vai “thỏ con”
Các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”
Một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại
- Luật chơi:
Khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ
Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào trong một khoảng thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó
Khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chại nhanh đến chổ vật ông chủ tả chạm vào và quay về chạm ông chủ. Khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum,2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay.
Nếu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vay chú chó thay cho bạn làm chú chó
Người biên tập
Tạ Thị Tâm
CHÙM NỤM
- Cách chơi
Tất cả các bạn chơi phải nắm tay lại và xếp chồng lên nhau. Tay người này xen kẽ tay người kia không được để hai tay của mình gần nhau.
Người nào để tay đầu tiên chỉ đặt một tay và cũng được xem là người bị đầu tiên, tay còn lại dùng để chỉ mỗi từ trong bài đồng dao tương ứng với một nắm tay. Tất cả cùng hát :
Chùm nụm chùm nẹo
Tay tí tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hạt lúa ba bông
An trộm ăn cắp
Trứng gà trứng vịt
Bù xe bù xít
Con rắn con rít
Nó rít tay này
Đến từ cuối cùng “này” trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra hoặc người chỉ chặt ngang nắm tay của người đó. Lúc này người bị phải chỉ thay cho người đầu tiên vừa hát vừa chỉ các nắm tay các bạn chơi. Cuộc chơi cứ thế tiếp tục đến hết các nắm tay thì trì chơi kết thúc.
Người biên tập
Tạ Thị Tâm
LỰA ĐẬU
– Chuẩn bị
Đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, rá đựng, mỗi đội 3 bát nhỏ đựng 3 loại đậu.
-Cách chơi
– Có 3 đội chơi với nhau, mỗi đội 3 trẻ
– Đậu được chộn lẫn lộn với nhau, mỗi đội một rá đậu đã chộn lẫn.
– Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các đội nhanh tay phân hạt đậu ra 3 bát.
– Luật chơi:
Đội nào phân loại hạt đậu xong trước và không bị lẫn là đội thắng cuộc.
Người biên tập
T rần Thị Vân
BỎ DẺ
- Chuẩn bị:
Một chiếc dẻ cuốn dài 20 cm
- Cách chơi
– Mỗi nhóm chơi khoảng 5-7 trẻ. Trẻ chơi trò Oẳn tù tì trẻ nào thua làm người “bỏ dẻ”, những trẻ còn lại ngồi thành vòng tròn và nhắm mắt lại.
– Người “bỏ dẻ” cầm dẻ đi xung quanh các bạn rồi nhẹ nhàng bỏ vào 1 bạn, sau đó đi quanh một vòng đến chỗ bạn vừa bị “bỏ dẻ”.
- Luật chơi
– Nếu bạn phát hiện đồ vật ở sau mình, bạn mở mắt ra, nhặt đồ vật đó đuổi theo người “bỏ dẻ”, nếu người “bỏ dẻ” chạy về đúng chỗ ngồi của người “ bị bỏ dẻ”, thì người bị bỏ dẻ phải làm thay người “bỏ dẻ”.
– Nếu người “bỏ dẻ” chạy không kịp bị bắt được thì vẫn phải làm người “bỏ dẻ” tiếp.
Người biên tập Đỗ Thị Nhạn
ĐẬP NIÊU ĐÂT
* Chuẩn bị:
– Trồng ở giữa sân hai chiếc cột cách nhau 5m, buộc dây thừng nối 2 thân cột làm giá treo niêu. Những chiếc niêu treo lủng lẳng, trong niêu có phần thưởng. – Một vạch mốc cách giá treo niêu khoảng 1 đến 2m được kẻ làm điểm xuất phát.
* Cách chơi
– Cô trao cho trẻ một chiếc gậy dài khoảng 50cm, trẻ tham gia chơi đứng dưới vạch mốc và bị bịt mắt nên trẻ phải định hình hướng đi và ước lượng khoảng cách treo niêu để đập cho trúng một trong những chiếc niêu đang treo trên dây.
* Luật chơi
– Nếu đập trúng niêu sẽ có được phần thưởng trong chiếc niêu bị đập vỡ.
– Nếu trong thời gian nhất định mà không đập trúng được niêu hay bỏ cuộc thì sẽ phải ra ngoài một lần chơi
Người biên tập
Tạ Thị Tâm
BẪY CHUỘT
– Cách chơi: Trẻ đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài to, vòng tròn trong nhỏ hơn vòng ngoài. Trẻ đứng cùng vòng tròn nắm tay nhau.
Hai vòng tròn cùng di chuyển vừa đi vừa hát:
“Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đau vắng nhà
Chú chuột đi chợi đằng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”
Khi cô hô đứng lại lập tức trẻ vóng ngoài đứng lại vẫn nắm tay nhau, giơ cao lên làm bẫy. Trẻ ở vòng trong biến thành chuột chiu ra ngoài. Khi cô hô “sập bẫy” ngay lập tức tay của trẻ vòng ngoài hạ xuống thật nhanh. Lúc này chú chuột nào không chiu ra khỏi “bẫy” coi như bị bắt
– Luật chơi
Trẻ nào bị bắt thì phải chuyển ra vòng tròn ngoài.
Người biên tập
Vũ Thị Hạnh
ĐÚC CÂY DỪA, CHỪA CÂY MỎNG
– Cách chơi:
Tất cả người chơi ngồi xếp hàng xuống thềm nhà, hai chân duỗi thằng ra phía trước, người ở đầu hàng đếm chuyền xuống đến người ở cuối hàng và tiếp tục người ở cuối hàng đếm chuyền đến người ở đầu hàng. Vừa đếm vừa đọc bài ca dân gian:
Đúc cây dừa
chừa cây mỏng
cây bình đỏng
cây bí đao
cây nào cao
cây nào thấp
chầp chùng mùng tơi chín đỏ
con thỏ nhảy qua
bà già ứ ự
chùm rụm chùm rạ
mà ra chân này
– Luật chơi
Khi đọc hết bài ca “mà ra chân này”, ở cuối câu tới chân người nào đó, thì thụt chân vào, người nào thụt hết hai chân thì thắng, còn lại người sau cùng người nào chưa thụt cân vào thì thua. Khi đó những người thắng cuộc chuẩn bị chạy để người thua cuộc đuổi bắt, bắt được bất cứ người nào thì người đó phải cõng người đó phải cõng người thua 1 vòng quanh sân, và trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
Người biên tập
Tạ Thị Tâm
PHÁO NỔ
* Chuẩn bị:
– Đất sét hoặc đất thịt đủ để làm pháo.
– Chỗ trẻ chơi nhãn, khô, không bụi bẩn.
* Cách chơi
– Lấy một ít đất sét nặn thành một cái chén nhỏ để làm pháo (dàn đất thật mỏng ở phần đáy, sau đó cô để lên lòng bàn tay. Khi cô nói “pháo nổ lang thang cả nhà nghe thấy” lúc đó trẻ hất mạnh pháo xuống đất thế là pháo sẽ nổ.
* Luật chơi:
Pháo của trẻ nào nổ to được coi là thắng cuộc, pháo của trẻ nào không nổ thì là người thua cuộc và phải ra ngoài 1 lần chơi.
Người biên tập
Đỗ Thị Dừa
Chơi U
* Chuẩn bị:
Một khoảnh sân rộng, phấn (băng dính xanh vạch giữa làm đường ranh giới).
* Cách chơi
Các bạn chơi sẽ chia thành 2 đội với một đường ranh giới ở gữa. Khi chơi, 1 thành viên của đội 1 sẽ chạy qua “phần đất” của đội 2, vừa đi qua vừa phải liên tục phát ra âm “u…”, không ngắt hơi và phải để đối phương nghe thấy. Trong lúc đó, những người của đội 2 sẽ tìm cách bắt thành viên này và làm cho họ không thể nói ‘u” được nữa để trở thành “tù nhân” của mình.
Người biên tập
Đỗ Thị Đào
ĐỖ (ĐỒ)
– Cách chơi
Mỗi nhóm 5-7 trẻ, trẻ chơi “Oẳn tù tì” với nhau, nếu bạn nào thua trong trò chơi “Oẳn tù tì” thì phaỉ đuổi bắt các bạn khác. Khi bạn đuổi chạm tay vào bạn khác mà bạn ấy chưa kịp giơ tay nói “đỗ (đồ)” trước khi bạn đuổi chạm vào thì bạn đó phải đuổi bắt thay bạn kia. Cứ thực hiện như vậy đến khi trẻ không thích chơi nữa thì thôi.
Người biên tập
Nguyễn Thị Lan
LÙA VỊT
– Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn làm chuồng vịt
– Cách chơi:
Tất cả t rẻ cùng chơi, số trẻ không giới hạn. Trẻ dùng trò chơi Oẳn tù tì để phân thắng thua, ai thua thì phải làm người lùa vịt. Người lùa vịt đứng ngoài vòng tròn, trẻ làm vịt đứng trong vòng tròn.
Khi có hiệu lệnh thì người lùa vịt chạy quanh vòng tròn, tìm cách đập vào người các bạn đứng trong vòng tròn.
– Luật chơi
Chú vịt nào bị đập trúng thì phải làm thay người đuổi vịt.
Biên tập
Ngô Thị Phượng
PHÁO NỔ
* Chuẩn bị:
– Đất sét hoặc đất thịt đủ để làm pháo.
– Chỗ trẻ chơi nhãn, khô, không bụi bẩn.
* Cách chơi
– Lấy một ít đất sét nặn thành một cái chén nhỏ để làm pháo (dàn đất thật mỏng ở phần đáy, sau đó cô để lên lòng bàn tay. Khi cô nói “pháo nổ lang thang cả nhà nghe thấy” lúc đó trẻ hất mạnh pháo xuống đất thế là pháo sẽ nổ.
* Luật chơi:
Pháo của trẻ nào nổ to được coi là thắng cuộc, pháo của trẻ nào không nổ thì là người thua cuộc và phải ra ngoài 1 lần chơi.
Người biên tập
Đỗ Thị Dừa
ÚP LÁ KHOAI
* Cách chơi:
Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất. Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp :
“ Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống xình
Úi chà , úi da!”
* Luật chơi:
Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt.
Biên tập
Đỗ Thị Cậy
THÌA LÀ THỈA LẨY
* Cách chơi:
Hai ba người nắm tay lại và xếp chồng lên nhau . Tất cả cùng hát :
Thìa là thìa lảy
Con gái bảy nghề
Ngồi lê là một
Dựa cột là hai
Theo trai là ba
An quà là bốn
Trốn việc là năm
Hay nằm là sáu
Láu táu là bảy
Một người đứng ngoài chỉ từ nắm tay trên cùng đến nắm tay dưới mỗi từ trong bài sẽ tương ứng vào một nắm tay, đến từ bảy trúng tay ai thì người đó phải rút nắm tay ra. Cứ như thế cho đến hết năm tay thì trò chơi chấm dứt
Biên tập
Đỗ Thị Mỳ
DU DE DU DÍCH
* Cách chơi:
1 người chơi xè tay ra và hát “Du de –du dích –bán mít trợ đông –bán hàng trợ cũ-bán hũ nước tương “.Người chơi thứ 2 sẽ đưa 1 ngón tay vào lòng bàn tay của người chơi 1 .
* Luật chơi:
Khi người chơi 1 hát đến chữ “ tương “ sẽ nắm tay lại nếu bắt dính được ngón tay của người chơi thứ 2 , xem như người chơi thứ 2 bị phạt .
Biên tập
Nguyễn Thị Dung
ME ME DE DE
* Cách chơi:
Hai bạn đối diện nhau, vừa tú xì vừa hát “ Me me de de
Cham bồ chát chát
Me me de de
Cham bồ chat chat”
* Luật chơi:
Ai mà tú xì thua thì sẽ bị người thắng tát vào má của mình.
Biên tập
Nguyễn Thị Dung
HÒ DÔ TA
* Cách chơi :
– Nội dung : Hò theo cô và làm động tác chèo thuyền.
– Hướng dẫn :
* Cô: “ Đèo cao ”
* Trẻ : “ Dô ta ”
* Cô: “ Thì mặc đèo cao ”
* Trẻ: “Dô ta ”
* Cô: “ Nhưng đèo quá cao ”
* Trẻ:” Thì ta đi vòng nào ”
* Trẻ: “ Dô hò là hò dô ta
– Lưu ý :
+ Thay lời của câu hò cho vui, như : “ Đường xa, thì mặc đường xa, nhưng đường xa quá, thì ta đi tầu ”
Biên tập
Hoàng Thị Hảo
CÁ SẤU LÊN BỜ
* Cách chơi:
Vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ. Sau khi oẳn tù tì, người thua sẽ làm cá sấu đi lại giữa hai vạch đó tìm bắt người nào ở dưới nước hoặc có một chân dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân qua khỏi vạch). Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (nghĩa là đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.
* Luật chơi:
Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm cá sấu. Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người trở lên thì những người bị bắt phải oẳn tù tì để xác định người thua. Nếu cá sấu không bắt được người thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc “chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì thôi. Trò chơi bắt đầu lại bằng cách oẳn tù tì để tìm con cá sấu khác.
Biên tập
Nguyễn Thị Nhẫn
1,2,3,4,5,6,7,8,9,10
Cách chơi:
Để chơi trò này, cần càng nhiều trẻ tham gia càng tốt để tăng phần kịch tính và hồi hộp. Đầu tiên những trẻ tham gia sẽ chơi oẳn tù tì với nhau, trẻ thua cuối cùng sẽ đóng vai “ Người tìm”. “Người tìm” đứng sát vào vách tường và bắt đầu đếm “1,2,3,4,5,6,7,8,9,10”, trong khi tất cả những trẻ khác sẽ chọn chỗ núp an toàn cho mình. Khi tất cả các trẻ đã tìm được chỗ ẩn trốn thì “người tìm” sẽ bắt đầu đi tìm những trẻ đang ẩn nấp xung quanh. Trẻ nào bị tìm thấy thì sẽ trở thành “người tìm” trong lần chơi tiếp theo.
Người biên tập
Tạ Thị Tâm
Đánh đáo
– Chuẩn bị:
+ Những tờ giấy cũ gấp lại thành quân đáo, mỗi trẻ trên tay có khoảng 10 quân đáo
+ Kẻ 1 vạch “xuất phát” và “vạch đích” cách nhau 1m
– Cách chơi: Trong mỗi nhóm chơi từ 5-6 trẻ. Trẻ đứng tại vạch xuất phát đánh quân đáo lên vạch đích trúng hay gần vạch đích nhất là bạn ấy thắng, bạn nào xa vạch đích nhất là người thua. Người thua phải đánh quân đáo trước, các trẻ còn lại lần lượt đánh làm sao cho quân đáo của mình trúng lên quân đáo của bạn đã đánh trước, nếu đánh trúng thì được ăn quân đáo của bạn ấy. Người đầu tiên ăn quân đáo của các bạn khác thì sẽ là người đánh đáo đầu trong lần chơi tiếp theo.
Người biên tập Vũ Thị Hằng
TỔNG CÓC
* Cách chơi:
Mỗi nhóm 4- 5 trẻ, trẻ dùng trò chơi oẳn tù tì để phân thắng thua, bạn nào thua thì phải làm “ người đoán”, “ người đoán”, ngồi vào giữa nhắm mắt lại, cúi đầu xuống, những bạn thắng “ người chạm” ngồi xung quanh và ra hiệu với nhau để 1 trong các bạn ngồi xung quanh chạm vào đầu bạn ngồi giữa. Bạn ngồi giữa mở mắt ra và đoán xem ai đã chạm vào đầu mình.
* Luật chơi
– Nếu đoán đúng bạn chạm vào đầu mình thì bạn ấy phải đổi vai chơi và phải làm người “người đoán” thay bạn, nếu không đón trúng thì phải làm “người đoán” cho đến khi đoán đúng.
Người sưu tầm
Trần Thị Thu
Từ khóa » Trò Chơi Bẫy Chuột Mầm Non
-
Bẫy Chuột
-
Hướng Dẫn Cách Tổ Chức Trò Chơi Bẫy Chuột Cho Trẻ Em
-
Bẫy Chuột
-
Trò Chơi "Bẫy Chuột" - MN Đồng Tâm
-
Trò Chơi Dân Gian BẪY CHUỘT - Trường Mầm Non Tề Lỗ
-
Top Trò Chơi Vận động Cho Trẻ Mầm Non Hay Vui Nhộn Hay Nhất Năm ...
-
Bẫy Chuột | Trò Chơi Sinh Hoạt Tập Thể
-
Cái Bẫy Chuột [Truyện Ngụ Ngôn ý Nghĩa Cho Bé] - Thế Giới Cổ Tích
-
Top 45 Trò Chơi Vận động Cho Trẻ Mầm Non Hay Nhất
-
Lịch Sử Giá Dù đập Chuột Cập Nhật 7/2022 - BeeCost
-
Trò Chơi Sinh Hoạt Vòng Tròn - Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp
-
Kiên Giang: Giăng điện Bẫy Chuột Cắn Lúa Gây Chết Người
-
Cái Bẫy Chuột