Trò Chơi Kéo Co Cho Trẻ Mầm Non - Hướng Dẫn ... - Đồ Chơi Hoàng Hà
Có thể bạn quan tâm
Kéo co một trong những trò chơi dân gian vẫn luôn được gìn giữ và phát huy cho đến tận bây giờ. Không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng, trò chơi kéo co còn thể hiện sức mạnh của tập thể, sự đoàn kết đồng lòng của người chơi.
Kéo co thường được tổ chức trong các hội thi, các dịp lễ hội. Đây là trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự kiên trì và khả năng phối hợp đồng đội. Cách chơi kéo co như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
1. Giới thiệu về trò chơi kéo co
Để có thể tham gia trò chơi kéo co người chơi cần có một thể lực tốt, sự dẻo dai và kiên trì. Trò chơi kéo co trẻ mầm non thường chơi theo đội, mỗi đội từ 5 – 7 người tham gia. Kéo co và trò chơi vận động nên thường được tổ chức ở nơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
Trước khi vào cuộc chơi cần chuẩn bị một số dụng cụ như: một đoạn dây đay, dây thừng dài và mềm, tùy theo điều kiện và tập tục từng nơi sẽ chuẩn bị dụng cụ khác nhau, có nơi sử dụng cây tre nhỏ, dài và thẳng có nơi không cần dụng cụ mà hai đội chơi kéo trực tiếp bằng tay không.
Kẻ một vạch để làm ranh giới giữa hai đội chơi và ở giữa đoạn dây cũng buộc 1 mảnh vải màu để đánh dấu làm mốc phân thắng thua giữa hai đội.
Chia số người chơi thành 2 đội bằng số lượng và cân sức nhau, đứng đối mặt nhau ở hai bên vạch theo hàng dọc, người chơi trong đội nên đứng so le nhau chân trước và chân sau luôn trụ vững, tay cầm vào dây, thông thường người có sức khỏe tốt nhất sẽ đứng đầu hàng.
Trọng tài sẽ là người đứng giữa vạch để ra hiệu lệnh và quan sát hai đội chơi. Trong các cuộc thi chuyên nghiệp ở mỗi đội sẽ có huấn luyện viên theo sát để hướng dẫn và bắt nhịp cho đội của mình.
2. Những ai phù hợp trò chơi kéo co?
Kéo co là môn thể thao dành cho mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Trẻ con sẽ thi kéo co với trẻ con, người lớn thi kéo co với người lớn… để tạo sự cân bằng.
3. Số lượng người chơi kéo co là bao nhiêu?
Số lượng người chơi không giới hạn, ít nhất là 2 người chơi, chia đều cho hai đội, càng đông càng vui. Nên có một người điều khiển, làm trọng tài để đảm bảo công bằng và giải quyết mâu thuẫn.
4. Nên chơi kéo co ở đâu?
Vì số lượng người chơi lớn và ồn ào nên cần không gian lớn, đủ không gian cho người chơi và người cổ vũ.
5. Hướng dẫn cách chơi trò kéo co
Chuẩn bị:
Có thể chia thành các nhóm chơi, mỗi nhóm có số lượng người bằng nhau và tương đối đồng đều về thể lực. Trẻ có thể không đi giày dép khi chơi. Một người điều khiển bằng còi. Diện tích chỗ chơi đòi hỏi rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ.
Vạch một vạch làm ranh giới giữa 2 đội hoặc giữa 2 trẻ.
Có một sợi dây thừng chắc chắn, tùy số lượng người chơi mà độ dài của sợi dây sẽ khác nhau.
Quy luật trò chơi kéo co:
Khi có lệnh mới được kéo (thường là tiếng còi hoặc hô “bắt đầu” của trọng tài).
Đội nào bị kéo ra khỏi vạch ranh giới giữa 2 đội là bên đó thua cuộc.
Cách chơi kéo co như thế nào?:
Chơi tập thể (dùng dây thừng để kéo)
Mỗi đội đứng một bên đối diện với nhau qua vạch ranh giới, chọn một trẻ khỏe nhất đứng đầu hàng, các trẻ đứng sau cùng nắm tay vào dây để kéo, chân đứng ở tư thế chân trước – chân sau chắc chắn. Hai đội đứng thành hàng dọc.
Khi có hiệu lệnh của người điều khiển thì 2 đội bắt đầu dùng sức kéo, đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là đội đó thắng. Toàn đội phải biết hợp lực lại để có được sức mạnh tổng hợp. Trong quá trình kéo, toàn đội vừa kéo vừa đồng thanh hô thật to “hò dô ta nào, gò dô ta nào” hoặc “cố lên” để cả đội cùng có động lực chiến thắng.
6. Chơi kéo co có lợi ích gì?
Rèn khả năng chịu đựng, kiên trì giữ vững đội hình.
Rèn luyện thể lực, sức khỏe cho trẻ
Tăng thêm tính tập thể và thi đua của trẻ.
7. Những điều cần chú ý khi chơi trò kéo co
Để đảm bảo an toàn và công bằng khi chơi, cần chú ý những điều sau:
Hai đội phải chia cân sức, số lượng người bằng nhau.
Nên có trọng tài đủ uy tín để đảm bảo công bằng và giải quyết tranh chấp (bố mẹ, anh chị lớn, thầy cô giáo).
Nếu trẻ không đi giày dép thì cần đảm bảo mặt phẳng không có vật gì có thể gây tổn thương bàn chân.
Đây là trò chơi phối hợp đồng đội, nâng cao tinh thần tập thể rất tốt. Các thầy cô giáo mầm non nên áp dụng trong các giờ tập thể dục hoặc tổ chức hội thi kéo co trong các ngày kỷ niệm
Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Kéo Co Mầm Non
-
Trò Chơi: Kéo Co | Mầm Non Thủy Tiên
-
Trò Chơi Dân Gian: Kéo Co - Special Kid
-
Kéo Co
-
Hướng Dẫn: Trò Chơi Kéo Co
-
Luật Chơi, Cách Chơi Kéo Co Cơ Bản
-
Vui Học Cùng Trò Chơi Dân Gian Kéo Co | Trường Mầm Non KindyCity
-
Bé Học Được Gì Từ Trò Chơi Kéo Co Mầm Non, Trò Chơi - Tiên Kiếm
-
TRÒ CHƠI DÂN GIAN : KÉO CO - Trường Mầm Non Bình Minh
-
GIAO AN TRÒ CHƠI KÉO CO - Phòng GD&ĐT Huyện Vĩnh Tường
-
Trò Chơi Kéo Co Cho Trẻ Mầm Non - Hướng Dẫn Và Cách ... - Sen Tây Hồ
-
Giáo án Trò Chơi Kéo Co - Trường Mầm Non Tề Lỗ
-
Trò Chơi Dân Gian - Kéo Co - Các Bé Trường Mầm Non Sao Mai TP ...
-
Trò Chơi Dân Gian Kéo Co Trường Mầm Non Thuỵ Quỳnh 2013