Trò Chơi Thả Diều

 THẢ DIỀU

Tên trò chơi: THẢ DIỀU

Thể Loại: Trò chơi dân gian.

Dân tộc/ Khu vực: Việt – Việt Nam

Lịch sử:

–  Thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Hoa cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên được chế tạo từ Lỗ Ban với nguyên liệu được làm bằng gỗ. Đến thời nhà Hán, ngành giấy hình thành, diều giấy bắt đầu xuất hiện. Đến thời nhà Tống, diều được lưu truyền rộng rãi, phát triển và lân ra các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam.

–  Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng thả diều từ lâu đã gắn bó với đời sống của người dân Việt. Thả diều trở thành một trong những trò chơi dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Mục đích, ý nghĩa: 

–  Thả diều giúp các bé có thời gian giải trí vui vẻ sau giờ học.

–  Quá trình làm diều giúp các bé rèn luyện được tính kiên nhẫn, kiên trì, khéo léo,… hiểu được các nguyên tắc vật lý cơ bản như lực nâng, trạng thái cân bằng. Ngoài ra việc trang trí diều giúp các bé phát huy khả năng sáng tạo.

Số lượng người chơi: Thả diều thích hợp đối với mọi lứa tuổi, từ người lớn đến trẻ em. Mỗi một cánh diều sẽ được điều khiển bởi một người chơi.

Chuẩn bị:

Dụng cụ chơi

–  Cánh diều có thể mua ngoài quán hoặc tự làm cánh diều cho mình.

Dây thả diều nên chọn những loại dây dù, hạn chế chơi dây cước vì có thể làm các bé đứt tay.

Không gian chơi

–  Cần chọn không gian rộng, thoáng mát để diều bay cao hơn, tránh tình trạng bị mắc vào ngọn cây, dây điện,… Không nên chơi ở khu vực tham gia giao thông. Nên chọn thả diều vào buổi chiều mát có nhiều gió, tránh thả vào lúc mưa gió, sấm chớp sẽ rất nguy hiểm.

Cách làm diều

Vật liệu cần chuẩn bị

– 2 thanh tre đã vót để làm khung diều

– Giấy khổ A2 hoặc loại giấy khổ lớn, không nên dùng các loại khổ giấy nhỏ như A4, A5. Nên chọn loại giấy có độ bền cao

– Dây cước, dây cotton hay dây bện, dài tối thiểu 2,5 – 3m.

– Hồ dán, keo dính

Ảnh: Internet

Dụng cụ hỗ trợ

– Thước

– Kéo

– Dao rọc giấy

– Bút chì

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các vật dụng ở trên là chúng ta có thể bắt đầu với việc làm diều giấy đơn giản rồi.

Bước 1: Đo và làm áo diều

Đầu tiên, để làm diều giấy bạn hãy dùng bút chì vẽ một hình vuông 40cmx40 cm và cắt ra bằng kéo.

 Ảnh: Internet

Sau đó tiếp tục cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cmx60cm và 1 vài dải giấy có kích thước 3cmx25cm.

 Ảnh: Internet

Bước 2: Làm khung diều

Để làm khung diều, bạn đo và cắt một thanh tre, thanh tre này dài hơn đường chéo hình vuông khi nãy đã cắt là  5cm. 

 Ảnh: Internet

Tiếp theo, bạn uốn cong thanh tre này, dùng dây cước nối hai đầu lại với nhau để giữ độ cong. Dùng hồ và các băng giấy để cố định cánh cung này vào diều, sao cho dây cước chạy theo 1 đường chéo của diều.

Ảnh: Internet

Sau đó, lấy thanh tre còn lại dán vuông góc với cánh cung, chạy dọc theo đường chiếu còn lại của diều. Nhớ dán ở mép để cánh diều được cứng cáp nhé bạn. Đảm bảo áo diều dính chắc vào khung để tránh bị bung khi gió thổi.

 Ảnh: Internet

Bước 3: Làm Đuôi diều

Diều sẽ bao gồm 3 đuôi: 1 đuôi chính ở giữa, và 2 đuôi ở 2 cạnh.

Dùng các dải ruy băng  3cmx25cm dán sang 2 góc đối xứng nhau qua thanh tre ở giữa.

 Ảnh: Internet

Bạn sử dụng các mảnh giấy 4cmx60cm dán liền với nhau thành một đuôi dài chừng 2m, rồi dán vào cạnh giữa của diều ( chiều ngược lại với cánh cung)

 Ảnh: Internet

Bước 4: Gắn dây diều

Để làm dây diều, bạn dùng kéo đâm một lỗ nhỏ ngay bên trên nơi hai cây que giao nhau. Lỗ phải đủ rộng để bạn có thể luồn dây qua. Sau đó bạn kéo một đầu dây qua lỗ và cột chặt dây quanh giao điểm. 

Ảnh: Internet

Tiếp tục luồn 2 dây ở 2 đầu thanh tre hình cung, và 1 dây  cuối con diều. Buộc 4 dây này lại với nhau. Độ dài mỗi dần tầm 50cm

Sau đó bạn có thể cột thêm dây vào dây thả để nó dài hơn, tùy vào chiều dài cánh tay và chiều cao của bạn. Đôi khi việc cột thêm dây vào dây thả có thể giúp diều bay thẳng đứng hơn.

Bước 5: Trang trí diều 

Sau khi ráp diều xong, bạn hãy dùng bút marker trang trí cho diều bằng những từ ngữ hay, khích lệ tinh thần. Bạn cũng có thể dùng bút marker tô màu cho diều với các hình dạng vui nhộn như đường sọc hay chấm. Thử cắt giấy màu thành các hình xoắn ốc, tam giác hay hình tròn để dán lên áo diều.

Ảnh: Internet

Mô tả chi tiết (luật chơi, cách chơi):

– Chuẩn bị trước khi thả: Di chuyển diều đến vị trí thả diều đã được định sẵn, tiếp đến đưa diều ra gió. Lưu ý, hướng gió là hướng thổi từ phía đối diện với con diều trở lại. Cầm diều của bạn ở vị trí liên kết giữa các sợi dây diều.

– Bắt gió cho diều: Di chuyển đi bộ hoặc chạy khoảng 20m về phía trước. Lưu ý trong quá trình di chuyển cần chú ý quan sát để tránh những vật cản bên đường. Khi diều đã bắt được gió thì thả diều ra.

(1) Thả diều: Sau khi diều của bạn bắt được gió, hãy từ từ thả dây diều ra. Dây diều không nên quá căng hay quá chùng.

(2) Để điều chỉnh diều, dùng tay nắm sợi dây diều và giật lại. Điều này giúp cho diều bay cao hơn.

– Lưu ý quan sát việc thay đổi hướng gió và tốc độ gió. Nếu con diều của bạn chúc xuống, nghĩa là diều của bạn đang không đủ gió, hãy điều chỉnh dây và giật dây diều để làm cho nó ổn định lại.

– Thu diều: Cuộn dây diều lại để dần dần thu diều. Khi bạn cuộn dây, đi về phía diều của bạn cho đến khi nó hạ cánh an toàn trên mặt đất.

Mở rộng.

–  Ngoài các loại diều thông thường, diều sáo là một nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Khi diều bay lên, sáo phát ra âm thanh như những bản nhạc du dương.

Sưu tầm: Nguyễn Hà Anh

Video minh họa: 

Thông tin bổ sung: 

Nguồn tham khảo: Internet; ảnh:

Hashtags: #thadieu; #tha-dieu; #thuvientrochoi

Từ khóa » Trò Chơi Dân Gian Thả Diều Là Gì