Trò Chơi Thử Thách Cá Voi Xanh Nguy Hiểm đến Mức Nào ?

(VOH) - Những ngày gần đây, thông tin trò chơi "Thừ thách Cá Voi Xanh" đã xâm nhập vào Việt Nam đang gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư câu chuyện ra sao ?Vừa qua, thông tin một trò chơi mang tên "Cá Voi Xanh" (Blue Whale Challenge) đang tràn vào Việt Nam, và được cảnh báo tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm thần của trẻ em đã khiến không ít người lo lắng.Trò chơi "Cá Voi Xanh" là gì ?Theo thông tin, trò chơi này xuất phát từ Nga vào năm 2013 dưới dạng một ứng dụng di động và sau khi cài đặt người chơi không thể xóa nó khỏi smartphone. Sau khi được cài đặt vào máy, nó sẽ nhanh chóng đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.Bắt đầu vào game "Cá Voi Xanh" cũng gồm các cấp độ giống như một trò chơi thông thường với các nội dung và mức độ từ dễ đến khó. Game yêu cầu người chơi được thực hiện các thử thách trong 50 ngày như thức dậy lúc 4h20; Nói lời ghét bỏ người khác; Xem phim kinh dị lúc nửa đêm; Bước kế tiếp là công khai tình trạng của mình trên mạng xã hội với hashtag #imawhale (tôi là một con vá voi).Những ngày tiếp theo, tần suất thực hiện thử thách sẽ tăng dần, chẳng hạn xem phim kinh dị cả ngày, nghe những file nhạc do quản trị viên của trò chơi gửi. Độ khó cũng tăng thêm, với các hành động tự làm tổn thương bản thân, như lấy vặt nhọn khắc chữ lên tay, đâm kim vào da.Thử thách đầu tiên trong game là khắc hình cá heo xanh lên cánh tay, còn thử thách cuối cùng là tự sát.Trò chơi này còn cho người tham gia tương tác với nhau để tạo thêm "động lực" thực hiện thử thách.Đến giai đoạn này, tư tưởng tự sát bắt đầu được tiêm nhiễm mạnh hơn cho người tham gia, như gợi ý họ thử ngồi trên mái nhà, thành cầu, hay đường ray tàu hỏa. Từ ngày 30 đến ngày 49 là giai đoạn nước rút của thử thách.Người tham gia sẽ phải thực hiện liên tục các hành vi tự làm tổn thương bản thân. Tất cả là để chuẩn bị cho ngày 50 - ngày cuối cùng. Họ sẽ nhận được thông báo về thời gian và cách thức tự tử. Nhưng trước khi làm việc đó, họ sẽ phải đăng một bức ảnh lên mạng xã hội, kèm theo nội dung "Kết thúc", kết thúc trò chơi lẫn mạng sống của mình.Thực hư "Cá Voi Xanh" vào Việt NamTheo thông tin từ một số cơ quan báo chí, trò chơi "Cá Voi Xanh" đang xâm nhập vào Việt Nam, cụ thể là tại huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang).Về thông tin này, sáng ngày 9/5, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Nhiệm, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Cái Bè, khẳng định không có chuyện học sinh trên địa bàn huyện tham gia trò chơi “Cá voi xanh” (tên tiếng Anh là Blue Whale Challenge) như thông tin dư luận và một số báo điện tử đã phản ánh trong những ngày qua.Theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy, ngày 30/3, Ban đã tổ chức hội nghị sơ kết ba năm hoạt động của đội ngũ báo cáo viên và cộng tác viên dư luận xã hội huyện gắn với họp giao ban tháng 3. Trong cuộc họp, Ban đã ghi nhận phản ánh từ cộng tác viên nghiên cứu dư luận xã hội của huyện về trò chơi thử thách “Cá voi xanh” lan truyền trên mạng Internet đã gây hoang mang trong dư luận phụ huynh rất nhiều.Thầy Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Cái Bè khẳng định không có hiện tượng "Cá voi xanh" tại trường - Ảnh: PLO“Mấy ngày qua, một số tờ báo liên tục phản ánh vụ việc trò chơi “Cá voi xanh” xuất hiện tại Trường THCS thị trấn Cái Bè khiến dư luận hoang mang. Đến thời điểm hiện tại, tôi khẳng định tin trò chơi nguy hại này đã lan truyền tới huyện Cái Bè là không đúng sự thật.Đến nay Ban Tuyên giáo Huyện ủy khẳng định trên địa bàn huyện Cái Bè chưa phát hiện bất kỳ trường hợp học sinh nào tham gia trò chơi trên" - ông Nhiệm nói.Có cần cảnh báo ?Theo VTV, chỉ trong năm 2016, đã có thông tin ghi nhận về 130 gia đình tại Nga mất con vì trò chơi tử thần "Thử thách Cá Voi Xanh" này. Còn theo USA Today, tại Mỹ, đã có ít nhất 2 thiếu niên thiệt mạng liên quan tới game nói trên chỉ cách nhau gần 1 tuần, là một nạn nhân tên Natasha Cadena và một bạn trẻ ở San Antonio. Nếu tính gộp cả nạn nhân ở những quốc gia khác, con số người thiệt mạng vì trò chơi này khoảng 160.Bà Sandy Cadena và cháu gái Bella đang xem lại những hình ảnh của Natasha Cadena - nạn nhân của game "Thử thách Cá Voi Xanh". (Ảnh: USA Today)Trong một bài viết của mình, trang tin Forbes cũng một lần nữa phát đi cảnh báo về trò chơi này. Theo bài viết, nếu phát hiện một người chia sẻ bài đăng trên mạng xã hội kèm theo các hashtag #f57, #bluewhalechallenge, #curatorfindme hay #i_am_whale thì đó là dấu hiệu của việc họ đang tham gia các thử thách của game “Cá Voi Xanh”.Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất (nguyên giảng viên khoa tâm lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), người tham gia trò chơi "Cá Voi Xanh" thường là những thanh thiếu niên còn trong độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về nhận thức và tâm sinh lý.Ở tuổi này, các em thường có nhiều bất ổn về mặt tâm lý, lại thêm sự tác động khi các em bị bủa vây bởi quá nhiều áp lực từ điểm số, thi cử thì việc các em tìm đến những thứ được xem là “cứu cánh cho tâm hồn, giải thoát khỏi thực tại”. Hơn nữa, giới trẻ Việt Nam thường tiếp thu cái mới theo kiểu tò mò, cái gì càng bí hiểm, càng mang tính chinh phục sẽ càng hấp dẫn các em, chính vì thế việc chuyền tai nhau về trò chơi sẽ là chuyện khó tránh khỏi.Như vậy, dẫu trò chơi này chưa được ghi nhận chính thức tại Việt Nam, tuy nhiên mức độ độc hại là có thật và cần tăng cường cảnh giác để ngăn chặn không chỉ với riêng trò chơi này, mà còn với những trò chơi tương tự khác.Nguồn: http://voh.com.vn/khoa-hoc-giao-duc/canh-giac-voi-tro-choi-thu-thach-ca-voi-xanh-269921.html

Từ khóa » Trò Chơi Cá Voi Xanh Có Nguy Hiểm Hay Không