Trò Chơi Toán Học Lớp 1 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Mầm non - Tiểu học >>
- Lớp 1
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 30 trang )
TIẾP THU NHANH VỚI TRÒ CHƠI TOÁN HỌC LỚP 11.1. Trò chơi toán lớp 11.Trò chơi "Chọn đúng đồ vật"- Mục đích: Nhận biết các số 1; 2; 3; 4; 5 tương ứng với các nhóm đồ vật…- Chuẩn bị: Các thẻ có hình vẽ các nhóm đồ vật,con vật: nhóm cái bút chì, nhóm con mèo, nhóm các chiếc kéo, (mỗi nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật,con vật). Hai miếng bìa lớn hình chữ nhật chia thành 5 ô có các số tương ứng từ 1 đến 5 không theo thứ tự và có que gài (hoặc nam châm). 2 5 3 1 4- Tổ chức chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 bạn, mỗi đội nhận một chiếc hộp có chứa các thẻ đồ vật, con vật. Hai tấm bìa đã chuẩn bị được gắn lên bảng. Các đội sẽ lựa chọn các thẻ đồ vật, con vật có trong hộp để cài vào các ô có số tương ứng trên miếng bìa chữ nhật. Nhóm nào gài đúng và hoàn thành trước sẽ thắng cuộc.*Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức trong các bài dạy từ số 1 đến 10 và nâng dần mức độ ở các bài tiếp theo bằng cách thay đổi số, các thẻ đồ vật có thể nhiều hơn các số đã cho để học sinh phải lựa chọn khó hơn.2. Trò chơi "Tạo cho đủ 10"- Mục đích: ĐÕm các số trong phạm vi 10, nắm được 10 đơn vị bằng một chục, rèn kĩ năng đọc sè; phát triển kĩ năng nhận biết số (đọc số).1que gµi- Chuẩn bị (cho một nhóm) : Một xúc xắc 6 mặt ghi các số từ 0 đến 5, các thanh chục và các ô vuông đơn vị (như hình vẽ).- Tổ chức chơi: - Chơi theo nhóm 4 người.- Mỗi bạn trong nhóm sẽ gieo xúc xắc một lần để xác định thứ tự chơi, bạn náo gieo được xúc xắc có mặt 0 thì được chơi đầu tiên, các bạn còn lại sẽ chơi theo thứ tự tiếp theo căn cứ vào con số ở mặt xúc xắc mà bạn đó gieo được. Ví dụ : bạn A tung được mặt xúc xắc 3; bạn B tung được mặt xúc xắc 5 ; bạn C tung được mặt xúc xắc 4.Thứ tự tiếp theo được xác định lần lượt như sau :bạn A, bạn C, bạn B.- Người chơi lần lượt gieo xúc xắc và đọc to con sè tung được ở mặt xúc xắc rồi nhặt đủ số ô vuông tương ứng . Hết lượt 1 đến lượt 2 và cứ thế chơi cho đến khi nào có một người trong nhóm tạo được số 10 đầu tiên( gộp được 10 ô vuông ) thì trò chơi dừng lại và người đó sẽ được nhận một thanh chục tương ứng với 10 đơn vị.Lưu ý:người chơi nào từ lượt 2 mà đổ được một số khi thêm vào với số đổ ở lượt trước quá 10 thì sẽ bị loại khỏi trò chơi.*Phát triển trò chơi: Vạt liệu chơi có thể thay đổi các ô vuông đơn vị bằng các viên sỏi, hạt na, hạt bí , các thanh chục thay đổi bằng các đoạn que có độ dài bằng nhau. 3. Trò chơi "Kết nhóm"2-Mục đích: Củng cố kiến thức về nhận biết sè; đọc, viết các số trong phạm vi 10; rèn phản xạ nhanh nhạy.- Chuẩn bị: a/ Các thẻ số: từ 1 đến 10 có dây đeo. b/ Các thẻ trên đó có ghi các từ : “mét”, “hai”, “ba”,… “mười” có dây đeo. c/ Các thẻ có vẽ các nhóm đối tượng có số lượng tương ứng từ 1 đến 10.VÝ dô:- Tổ chức chơi: Tổ chức nhóm chơi 15 người, mỗi bạn sẽ nhận một trong các thẻ trên để đeo vào cổ mình. Các em đọc kĩ thẻ đã nhận. Khi giáo viên hô "kết nhóm" thì những bạn có thẻ số, thẻ từ hoặc thẻ hình tương ứng sẽ kết lại một nhóm. Những bạn tìm đúng nhóm của mình thì sẽ được khen. Bạn nào bị "lạc nhóm" sẽ bị nhảy lò cò một vòng. Cả lớp vỗ tay kết thúc lượt chơi. Giáo viên cho tiếp nhóm khác lên chơi tiếp tục với cách chơi như vậy và có thể đổi hiệu lệnh là "nhóm bèn" hoặc "nhóm bảy",… các em đeo thẻ thuộc nhóm được hô phải nhanh nhẹn chạy lại kết nhóm với nhau. Cả lớp cùng vui.- Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức khi dạy các số tròn chục bằng cách thay các tấm thẻ bằng các số 10,20, 30,….; một chục, hai chục, ba chục,…; mười, hai mươi, ba mươi,… 4. Trò chơi "Bingo"- Mục đích: Củng cố kiến thức về các số từ 1 đến 10.- Chuẩn bị: Các tấm thẻ bingo từ 0 đến 10 được trình bày dưới dạng số, từ, hay hình (như hình vẽ) – số thẻ bingo được chuẩn bị theo sĩ số học sinh.324Bèn Hai S¸uS¸u6Một bộ thẻ số từ 0 đến 10.- Các viên sỏi, chấm tròn, ngôi sao, để đặt trên các ô của tấm thẻ bingo. -Tổ chức chơi: phát cho HS trong lớp mỗi em mét tấm thẻ bingo. Giáo viên trộn đều các thẻ số từ 0 đến 10 và đặt rời từng thẻ trên bàn giáo viên, sau đó lấy thẻ bất kỳ và đọc to con sè ghi trên thẻ. Học sinh tìm con số này trong thẻ bingo của mình các số ( từ hoặc hình) phù hợp để đặt vào ô đó một viên sỏi (chấm tròn , ngôi sao).Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi có một em đặt được 3 viên sỏi (dấu chấm tròn, …) cùng nằm trên một đường thẳng và hô to "bingo"thì dừng lại, bạn gần bên cạnh bạn đó sẽ kiểm tra và lượt chơi khác được tiếp tục. 4526 4B¶y chÝn B¶y0 1 2 3 4 56 7 8 9 10Chó ý: mỗi lần giáo viên đọc số, học sinh chỉ được để một viên sỏi vào ô trong thẻ bingo nếu trong thẻ của mình có cả số và từ như vậy.- Phát triển trò chơi: để tăng độ khó và độ hấp dẫn, các tấm thẻ bingo được chuẩn bị sẽ có số ô lớn hơn tấm thẻ bingo mẫu ( 5 5 = 25 ô)5. Trò chơi "Ai có số lớn nhất"- Mục đích: giúp học sinh nhận biết về số chục và số đơn vị; biết lập các số và so sánh số có 2 chữ số.- Chuẩn bị: (cho một nhóm)Các thanh chục và que tính rời( có ở bộ đồ dùng toán lớp 1)Mọt xúc xắc 6 mặt có ghi số từ 1 đến64 bảng con, phấn, các bông hoa - Tổ chức chơi: chơi theo nhóm 4 người, thời gian khoảng 5 phót.Mỗi học sinh lần lượt đổ 2 lần xúc xắc, lần đổ đầu tiên được số chỉ số chục, lần đổ thứ hai được số chỉ số đơn vị. Sau mỗi lần đổ xúc xắc, học sinh nhặt các bó chục chỉ số chục và các que tính chỉ số đơn vị tương ứng lên bảng con rồi viết lại số lập được dưới các bó chục và que tính. Sau lượt chơi 1, nhóm chơi tìm ra người có số lớn nhất ghi trên bảng con và tặng cho một bông hoa.Trò chơi cứ tiếp tục như vậy với các lượt chơi tiếp theo.Kết thúc trò chơi, người chơi cùng đếm số hoa của mình để phân định thứ tự nhất, nhì…- Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức ở lớp 2chỉ việc mở rộng vòng số với cách chơi tương tự.6. Trò chơi "Hãy kết đôi với mình"- Mục đích: luyện tập phép cộng trong phạm vi 7.- Chuẩn bị: một số lá cờ đỏ và cờ xanh.5Ba trêng hîp th¾ng cuéc víi c¸c viªn sái cïng n»m trªn mét ®êng th¼ng- Tổ chức chơi: giáo viên chọn 2 nhóm chơi và phát cờ xanh cho nhóm 1, cờ đỏ cho nhóm 2. Số cờ trong tay mỗi học sinh trong nhóm không giống nhau và có số lượng nhỏ hơn 7. Hai nhóm chơi đứng thành hàng quay mặt vào nhau. Theo hiệu lệnh của giáo viên: "kết đôi" thì các học sinh cầm cờ xanh phải tìm được bạn cầm cờ đỏ tạo cặp với mình sao cho số lượng cờ đỏ cộng với cờ xanh phải có tổng bằng 7. Học sinh nào tìm được cặp của mình trước thì thắng cuộc. Bạn nào tìm sai cặp sẽ phải nhảy lò cò.- Phát triển trò chơi: trò chơi có thể thực hiện tương tự với các bảng cộng khác trong phạm vi 10, phạm vi 20 (ở lớp 2).Vật liệu chuẩn bị có thể thay đổi bằng mũ có gắn số hoặc những bông hoa có ghi số ở nhị hoa 7. Trò chơi "Tôi đã nghĩ về con số nào"- Mục đích: tập khả năng tính nhẩm các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học.- Chuẩn bị: Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 em lên bảng đứng thành hàng quay mặt vào nhau.- Tổ chức chơi: Hai đội chơi bốc thăm giành quyền đi trước. Đội giành quyền đi trước sẽ hội ý 30 giây và đưa ra câu đố. Chẳng hạn: "Tôi nghĩ về một con số, nếu lấy đi 3, còn lại sau đó lại lấy đi 2 thì ta nhận được số 10. Vậy tôi đã nghĩ về con số nào?". Đội đối phương sẽ nhanh chóng hội ý và đưa ra con số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì được giành quyền ra câu đố tiếp theo. Nếu trả lời không đúng số "tôi đã nghĩ" là số 15 thì không được giành quyền ra câu đố và đội bạn tiếp tục ra câu đố tiếp theo. Nếu đội giành quyền ra câu đố mà phạm luật có nghĩa là nghĩ ra một số và phép tính không trong phạm vi đã học thì cũng mất quyền ra câu đố ở lượt đó. Hết thời gian đội nào giành quyền ra câu đố nhiều hơn sẽ là đội thắng cuộc 6- Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức được ở các lớp 2,3 với các vòng số được mở rộng. 8. Trò chơi "Còn thiếu bao nhiêu nữa để được 10"- Mục đích: củng cố phép cộng trong phạm vi 10.- Chuẩn bị: (cho mỗi đội)1 chiếc bút dạ; 1 mảnh bìa cứng (20x10 cm2), được chia thành hai hàng với các ô nhỏ. Trong đó các ô của hàng trên miếng cứng được viết các số từ 1 đến 9 nhưng không theo thứ tự liên tiếp của dãy số. Các ô của hàng dưới là các ô trống như hình vẽ sau: 4 7 9 5 1 3 6 2 8 - Tổ chức chơi: tổ chức hai đội chơi cùng một lúc, mỗi đội 5 người. Nhiệm vụ của các đội là phải chuyền tay nhau chiếc bút dạ để điền các số vào ô trống sao cho các sè được điền vào ô trống cộng với các sè đã có ở hàng trên sẽ có tổng bằng 10. Đội nào điền nhanh và đúng là đội thắng cuộc. Kết thúc trò chơi cả lớp vỗ tay khen thưởng đội thắng cuộc, những bạn điền sai sẽ hát một bài.-Phát triển trò chơi: đối với lớp 2,3 trò chơi được tiến hành tương tự chỉ cần giáo viên thay đổi vòng số.9. Trò chơi "Ngày nào trong tuần bị thiếu"- Mục đích: Nhớ tên các ngày trong tuần và thứ tự của chúng.- Chuẩn bị(cho một nhóm):7 tấm thẻ bằng bìa(10 x 7 cm) trong đó một số thẻ ghi tên ngày trong tuần một số thẻ còn để trống; bút dạ; nam châm.- Tổ chức chơi: Tổ chức cho 2 đội chơi, mỗi đội 3 em, trong khoảng thời gian 5 phót.710 Giáo viên phát cho mỗi đội một bộ thẻ đã chuẩn bị và mét bút dạ. Học sinh trong đội có nhiệm vụ kiểm tra trong bé thẻ của mình ngày nào trong tuần còn bị thiếu thì dùng bút dạ viết bổ sung ngày đó vào thẻ còn bỏ trống rồi nhanh chóng cùng nhau gắn lên bảng từ theo đúng thứ tự các ngày trong tuần. Hết thời gian đội nào hoàn thành và xếp đúng thứ tự sẽ thắng cuộc.-Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức ở các bài dạy các tháng trong một năm, các ngày trong một tháng giáo viên chỉ cần thay đổi nội dung trong các thẻ cho phù hợp.10. Trò chơi "Xem đồng hồ"- Mục đích: tập xem đồng hồ giờ đúng.- Chuẩn bị(cho một nhóm) Tờ giấy khổ lớn có vẽ các mô hình đồng hồ với các giờ đúng.-Tổ chức chơi: Giáo viên cho hai đội chơi lên bảng và phát cho mỗi đội một giấy tờ giấy khổ lớn đã vẽ sẵn các mô hình đồng hồ với các giờ đúng. Học sinh mỗi đội chơi có nhiệm vụ xem giờ trên các mô hình đồng hồ và đọc cho bạn của mình viết vào bảng lớp số giờ mà mô hình đồng hồ đã chỉ sao cho nhanh và đúng nhất trong vòng hai phót. Hết thời gian, đội nào viết đủ và đúng theo các giờ trong mô hình đã vẽ thì thắng cuộc. Kết thúc trò chơi cả lớp đọc bài thơ "Đồng hồ quả lắc". - Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức ở líp 2,3 trong các bài dạy HS tập xem giê.11. Trò chơi "Mấy giờ rồi?"8- Mục đích: Tập xem giờ đúng.- Chuẩn bị: Hai mô hình đồng hồ có kim phút cố định, kim giê xoay quanh trục (trong bộ đồ dùng toán lớp 1).-Tổ chức chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử ra 10 em lên để thực hiện trò chơi. Hai nhóm chơi quay mặt vào nhau, mỗi nhóm cần một mô hình đồng hồ trên tay. Hai nhóm bốc thăm để giành quyền đi trước. Trò chơi bắt đầu, một bạn trong đội đi trước dùng tay xoay kim giờ vào một số bất kỳ trên mặt đồng hồ và giơ cho đội bạn xem rồi hỏi "mấy giờ rồi?" đội bạn có nhiệm vụ đọc đúng số giờ trên đồng hồ nếu trả lời sai sẽ bị mất lượt, nếu trả lời đúng sẽ được 1 bông hoa và được quyền xoay kim giờ để hỏi lại đội bạn. Trò chơi được lặp lại 10 lần. Trò chơi kết thúc, đội nào nhiều bông hoa hơn sẽ là đội vô địch. Trọng tài là các bạn còn lại ở dưới lớp.*Chó ý cần để các bạn trong nhóm lần lượt xoay kim đồng hồ.- Phát triển trò chơi: trò chơi có thể tổ chức ở các lớp 2, 3 trong các bài tập xem đồng hồ .1.2. Trò chơi toán lớp 21. Trò chơi"Gắn tên cho bạn"- Mục đích: nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.- Chuẩn bị: 9 thẻ số, 3 thẻ dấu cộng, 3 thẻ dấu bằng (có dây đeo); 6 mò mang tên "số hạng", 3 mò mang tên "tổng".- Tổ chức chơi:GV chọn 15 bạn tham gia chơi rồi chia thành 3 nhóm và phát cho mỗi bạn một thẻ đã chuẩn bị, . Các mũ “số hạng” và mũ “tổng” để ở bàn giáo viên. Các nhóm chơi "oản tù tì" để chọn ra thứ tự chơi của các tổ. Khi có lệnh phát ra "Tổ 1 xếp hàng theo thứ tự" thì phép tính thứ nhất (tổ 1) sẽ 9chạy lên xếp theo hàng ngang trước lớp theo đúng thứ tự của mình. Khi nghe dưới lớp đồng thanh gọi tên "số hạng! số hạng!" thì những bạn mang thẻ số đang đứng ở vị trí "số hạng” sẽ tách hàng đứng lên phía trước, miệng nói to "có tôi! có tôi". Lớp lại tiếp tục gọi tên "tổng đâu? tổng đâu?" thì người đứng ở vị trí tổng lại tiếp tục tách hàng đi lên và nói to "tôi đây! tôi đây!" cuối cùng còn lại hai người mang thẻ dấu sẽ đứng xen kẽ giữa ba bạn để tạo thành phép tính cộng. Khi tổ 1 đứng ổn định thì 2 bạn ở dưới lớp chạy lên bàn giáo viên chọn mũ và gắn tên cho đúng bạn của mình là "số hạng" và "tổng". Tổ 1 lùi về phía sau để tổ 2, tổ 3 tiếp tục cuộc chơi với cách tiến hành tương tự. Sau mỗi lượt chơi, cần đánh giá kết quả để tìm ra người nhận tên hoặc gắn tên sai và để loại người đó ra khỏi cuộc chơi. Trò chơi kết thúc, ai sai sẽ bị làm "người lùn", cả lớp cùng vui.-Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể thực hiện ở bài dạy: Số bị trừ - hiệu; thừa số – tích; số bị chia - sè chia - thương. Giáo viên thay đổi các thẻ dấu, thẻ số và mò.2. Trò chơi "Làm tính với các con xúc xắc"- Mục đích: Tạo lập được phép tính cộng và tính tổng ở dạng 9 cộng với một số.- Chuẩn bị: Hai xúc xắc 6 mặt, xúc xắc thứ nhất ghi các số: 9; 8; 7; 6; 5; 4 và xúc xắc thứ hai ghi các số 9; 19; 29; 39; 49; 59. Giấy A4 và bút dạ.- Tổ chức chơi: Chia lớp thành 4 nhóm chơi, mỗi nhóm nhận 2 viên xúc xắc. Thành viên trong nhóm lần lượt tung 2 viên xúc xắc và ghi lại sè sau mỗi lần tung rồi đặt thành các phép tính cộng vào giấy A4. Đến lượt bạn nào thì bạn đó sẽ tự đặt tính và tìm kết quả của lần tung đó. Sau 5 phút, đại diện của nhóm sẽ chạy nhanh lên gắn tờ giấy đã ghi các phép tính của nhóm vừa lập được lên bảng. Giáo viên cùng cả lớp sẽ rà soát cách đặt tính và kết quả của từng nhóm. Mỗi phép tính đúng sẽ được 10 điểm. Nhóm nào được nhiều điểm nhất sẽ là đội vô địch, các nhóm còn lại sẽ xếp theo thứ tự tiếp theo.10Phát triển trò chơi: Trò chơi có thể tổ chức ở các tiết học: 8 cộng với 1 sè; 7 cộng với 1 số bằng cách thay đổi các số trên các viên xúc xắc.3. Trò chơi "Thêm vào cho đủ 100".- Mục đích: Củng cố về phép cộng các số có tổng bằng 100.- Chuẩn bị: Bộ thẻ số: 60; 74; 87; 30; 48; 23; 62; 50, 40, 26, 36, 13, 70, 52 ; Bảng con và phấn.- Tổ chức chơi: Tổ chức chơi tập thể trong 7 phút. Giáo viên giơ một thẻ số bất kỳ trong bộ thẻ số, học sinh có nhiệm vụ thêm vào một số nào đó (bằng cách nhẩm hoặc tính viết) đÓ sao cho số của học sinh viết trên bảng con khi cộng với thẻ số ở thẻ của cô giáo giơ lên vừa đủ 100. Bạn nào nhanh chóng tìm được số đúng theo qui định sẽ được nhận một bông hoa. Trò chơi lại tiếp tục nh vậy cho đến hết thời gian. Kết thúc trò chơi, ai có nhiều hoa sẽ là người đoạt giải nhất của cuộc chơi, các bạn khác xếp theo thứ tự theo sè hoa các bạn nhận được. -Phát triển trò chơi:trò chơi tổ chức được ở các bài dạy trừ các số trong phạm vi 100; cộng, trừ các số tròn trăm, tròn nghìn8. Trò chơi ”Tính quay vòng"- Mục đích: Thực hành luyện tập phép trừ: 11 trừ đi một số.- Chuẩn bị: mét số mảnh bìa cứng, một mặt ghi những phép tính trừ dạng: 11 trừ đi một số (chẳng hạn 11 - 5; 11 - 7 ), mặt bìa còn lại được viết đáp số của những phép tính đã ghi trong thẻ (mỗi thẻ tương ứng với một đáp số), số mảnh bìa làm thẻ bằng sĩ số học sinh trong líp.- Tổ chức chơi: Giáo viên chia cho tất cả học sinh trong lớp mỗi em một tấm thẻ. Bắt đầu trò chơi mét HS bất kỳ đọc to phép tính có ghi trong thẻ của mình (Ví dụ 11 - 2) cả lớp cùng nhẩm(hoặc tính viết) ra đáp số, sau đó lật mặt kia của tấm thẻ để chỉ ra kết quả phép tính của bạn vừa nêu mà đáp số được viết trong tấm thẻ của mình. Em nào chỉ đúng và nhanh nhất 11thì sẽ được đọc phép tính có ghi trong thẻ đang có để cả lớp tiếp tục trò chơi. Trò chơi cứ diễn ra như vậy cho đến hết thời gian quy định (khoảng từ 4 đến 5 phút). Kết thúc trò chơi giáo viên viết bảng trừ: 11 trừ đi một số lên bảng, cả lớp đọc vài lượt. -Phát triển trò chơi:trò chơi được tổ chức ở các bài cộng, trừ trong phạm vi 100,GV thay các số trên tấm thẻ cho phù hợp với bài dạy9. Trò chơi "Con tàu số"- Mục đích: Củng cố luyện tập về phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.- Chuẩn bị: Các tấm thẻ có ghi các số 5; 6; 7; các tấm thẻ lớn hơn ghi các phép tính: 12 - 5; 23 - 16; 52 - 45; 34 - 27; 45 - 38 (kết quả của các phép tính này là 7).11-5; 72-66; 33-27; 55-49; 44-38 (kết quả của các phép tính này là 6) 21 - 16; 32 - 27; 43 - 38; 54 - 49; 60 - 55 (kết quả của các phép tính này là 5).- Cách chơi: Giáo viên chia cho 3 học sinh 3 tấm thẻ có ghi sè 5; 6; 7. Số học sinh còn lại cứ 2 đến 3 em nhận chung một thẻ ghi phép tính. Học sinh ở nhóm đôi (nhóm 3) giải phép tính trong thẻ của mình trong 30 giây. Khi nghe hiệu lệnh “đầu tàu khởi hành với con sè 7" thì bạn mang thẻ số 7 đứng ra làm đầu tàu, đại diện của mỗi nhóm có các phép tính có kết quả là 7 nối làm toa tàu. Tay phải cầm thẻ có phép toán, đoàn tàu khởi hành về cuối lớp, miệng kêu "xình xịch". Khi đoàn tàu số 7 chạy xong thì tiếp tục đoàn tàu số 5 hoặc số 6 xuất hiện vào ga với cách làm như đoàn tàu số 7. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến đoàn tàu cuối cùng. Khi các đoàn tàu chạy cả về cuối lớp thì bắt đầu quay mặt lại phía bảng lớp để các bạn trong lớp kiểm tra bạn chơi đã đứng đúng số tàu của mình chưa. Ai 12đứng sai sẽ bị loại ra khỏi đoàn tàu và phải nhảy lò cò. Cả lớp cùng hát bài hát "Một đoàn tàu nhỏ xíu ". Trò chơi kết thúc trong 7 phót.- hát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức tương tự khi dạy các phép tính cộng, trừ các số tròn chục trong phạm vi 100.10. Trò chơi "Câu cá lấy điểm"- Mục đích: Ôn tập củng cố về phép cộng, trừ các sè trong phạm vi 100.- Chuẩn bị: Một số hình cá. Trên hình cá có ghim các phép tính cộng trừ trong phạm vi 100; 2 cần câu nhỏ gắn nam châm; bàn để cá.- Tổ chức chơi: Giáo viên lấy ra 2 đội chơi, mỗi đội 5 em, 1 em làm thư ký ghi điểm của 2 đội. Hai đội sẽ câu cá trong hồ(hồ là chiếc bàn để các con cá). Những con cá được câu lên phải là những con cá có phép tính khi thực hiện sẽ có kết quả tổng hoặc hiệu theo quy định của cô giáo (ví dụ tổng và hiệu là 50; 70 ). Lần lượt từng em trong đội thực hiện câu cá. Học sinh dưới lớp sẽ đếm chậm từ 1 đến 10, sau lượt đếm mà không câu được 13thì bị mất lượt, lượt câu đúng sẽ được 10 điểm, lượt câu sai sẽ bị trừ 5 điểm. Kết thúc trò chơi đội nào giành điểm cao hơn sẽ thắng. Trò chơi có thể thực hiện trong khoảng từ 5 đến 7 phót.-Phát triển trò chơi: Giáo viên có thể tăng độ khó của trò chơi bằng cách cho các phép tính cộng, trừ để gắn lên mình cá không phải là các số tròn chục.11. Trò chơi "Đô mi nô thực hiện dãy tính"- Mục đích: Củng cố về kĩ năng thực hiện dãy tính.- Chuẩn bị: Số thẻ bằng một nửa sĩ số lớp. Mỗi thẻ được chia làm 2 phần: một phần ghi đáp số ở bên trái, phần còn lại ghi phép tính ở bên phải.Ví dô:1 10: 2+ 18 23 2x5+12 100 4x3+18 30 3x6-1754 50:5+ 44 62 35:5-7 0 5 x 9+55 - Tổ chức chơi: Giáo viên phát thẻ cho học sinh, 2 em chung 1 thẻ. Cặp học sinh nào có phần thẻ bên trái ghi đáp số là 1 thì được chơi trước. Cặp bạn đó sẽ hô "bắt đầu" rồi đọc chậm 2 lần phần ghi phép tính của mình để cả lớp cùng tính kết quả. Cặp học sinh nào có thẻ ghi đáp số của dãy tính mà bạn vừa đọc thì sẽ đọc đáp số đó lên và được quyền đọc phần phép tính tiếp theo ở thẻ của mình để cả lớp cùng giải. Trò chơi cứ diễn ra liên tục với nhịp độ nhanh dần cho đến người cuối cùng . Cặp cầm thẻ có đáp số là 1 sẽ hô "về đích" và kết thúc trò chơi. trong quá trình chơi em nào nêu sai kết quả sẽ bị loại và phải nhường quyền chơi cho bạn cùng cặp của mình.14 -Phát triển trò chơi:trò chơi có thể tổ chức ở các lớp 3,4,5 bằng cách mở rộng vòng số.12. Trò chơi "Cửa hàng tạp hóa"- Mục đích: Củng cố về tiền Việt Nam mệnh giá 100đ; 200đ; 500đ; 1000đ; tập đổi tiền, trả lại tiền thừa khi mua bán.- Chuẩn bị: Một sè tiền xu, tờ giấy bạc mệnh giá 200đ; 500đ; 1000đ, tiền giấy 100đ; một sè đồ vật có giá trị không quá 1000đ nh tẩy, bút chì, tem, bì thư, cặp tóc, phấn, hồ dán, giấy màu, kẹo và 1 chiếc bàn con để bày hàng.- Tổ chức chơi: 1 em làm người bán hàng, một số em làm khách hàng mua hàng các em mua bán trao đổi với nhau. Ví dụ:Khách hàng: "Cô hãy bán cho tôi một cục tẩy".Người bán hàng: đưa tẩy và nói "Xin bác cho 800 đồng ạ".Khách hàng đưa cho người bán hàng đồng xu (hoặc tờ giấy bạc) mệnh giá 1000 đồng. Người bán hàng nhẩm tính rồi nói to cho mọi người nghe "Một nghìn đồng trừ tám trăm đồng còn hai trăm đồng, xin trả lại bác hai trăm đồng ạ". Nếu khách hàng nhẩm lại thấy đúng sẽ nói lời cảm ơn và cầm hàng trở về chỗ ngồi, bạn khác sẽ lên mua tiếp. Trò trò chơi đchơi tiếp tục cho đến hết thời gian quy định.- hát triển trò chơi: trò chơi dược tổ chức ở các lớp tiếp theo trong các bài dạy về tiền Việt Nam với các mệnh giá lớn hơn.13. Trò chơi "Giải toán vòng tròn"- Mục đích: Rèn kĩ năng về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia.- Chuẩn bị : 2 bộ thẻ (mỗi bộ 10 chiếc) có dây đeo. Ví dụ các thẻ viết các phép tính sau:Bộ thẻ 1:12 + 18 30 : 3 10 x 5 50 - 26 24 + 8155 X1025 :584-5919 + 6528-9 4 X 716: 422-610 +2250:550 :510 +2222- 6 16 : 44 x728 -919 +6584 -5925 :55 x 1032 : 4 8 x 5 40 - 20 20 +11 31 - 19Bộ thẻ 2:50 : 5 10 + 22 22 - 6 16 : 4 4 x 729 - 9 19 + 65 84 - 59 25 : 5 5 x 10Vẽ sẵn 2 vòng tròn dưới sàn lớp có đánh số từ 1 đến 10.Tổ chức chơi: Tổ chức cho 2 đội chơi mỗi đội 10 em, mỗi em nhận 1 thẻ đeo vào cổ. Các thành viên trong cuộc chơi sẽ phải “oản tù ti” để chọn bạn đi số 1. Họ nhẩm nhanh kết quả của phép tính của người số 1 để xác định vị trí tiếp theo là ai. Người đứng thứ 2 là người có số bắt đầu của phép toán là đáp số phép toán của người đứng số 1. Người đứng số 3 có số bắt đầu của phép toán là đáp số phép toán của người đứng thứ 2. Cứ như vậy thứ tự được xếp đến người thứ 10 là vòng tròn bởi vì đáp số phép toán của người thứ 10 là số bắt đầu phép toán của người thứ nhất. Sau khi 2 đội đã đứng thành vòng tròn các học sinh sẽ nhẩm kết quả để kiểm tra lại xem có ai đứng sai không. Nếu đứng sai thì vòng tròn sẽ bị đứt tại chỗ đó. Nếu vòng tròn của đội nào bị đứt nhiều sẽ bị thua trong trò chơi này. Trò chơi có thể tổ chức trong 5 phút đến 7 phót. Phương án thực hiện nh sau:16 -Phát triển trò chơi:trò chơi được tổ chức tương tự ở lớp 3 với vòng số lớn hơn.14. Trò chơi "Tìm hình đúng, tô màu tài"- Mục đích: Giúp học sinh nhận biết “một phần hai”; viết và đọc một phần hai.- Chuẩn bị: Một số hình vẽ trên tờ giấy: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật đã tô màu một phần; một số lưới ô vuông chưa tô màu; bút màu.- Tổ chức chơi: Lượt 1: Giáo viên phát cho các nhóm tờ giấy vẽ có các hình đã tô màu 1 phần. Học sinh phải lựa chọn hình nào đã được tô màu 1/2 và ghi 1/2 ở ngay dưới hình đó. Trong 1 phút nhóm nào hoàn thành sẽ được chơi tiếp lượt 2. Lượt 2: Giáo viên lại phát tiếp tờ giấy còn lại có vẽ các lưới ô vuông còn để trắng chưa tô màu. Học sinh có nhiệm vụ dùng bút màu để tô 1/2 các hình đó trong thời gian 2 phút. Hết thời 17gian giáo viên cùng cả lớp đánh giá kết quả các nhóm đã đạt được và chọn ra đội xuất sắc nhất.14. Trò chơi "Hái hoa xem lịch"- Mục đích: Rèn kỹ năng xem lịch tháng, nhận biết thứ, ngày, tháng trên lịch.- Chuẩn bị: Tập lịch tờ, ghim cài, chậu cây, những bông hoa có cài các số từ 1 đến 31 (chỉ ngày) và một số bông hoa cài những tờ giấy có ghi, ví dụ :• Ngày thứ bảy trong tháng 5 là những ngày nào?• Ngày thứ ba cuối cùng trong tháng 7 là ngày nào?• Tháng 10 em được nghỉ học bao nhiêu ngày?• - Tổ chức chơi: giáo viên treo cuốn lịch lên bảng và chọn tháng đã ghi trong nội dung câu hỏi ở bông hoa để thực hiện trò chơi. Học sinh lên bảng hái hoa và đọc phần nội dung gài ở bông hoa để trả lời. VÝ dụ bông hoa gài số 23 thì phải đối chiếu trên tờ lịch đã treo để xem ngày 23 là ngày thứ mấy của tháng và nêu rõ "thứ, ngày, tháng". Hái bông hoa có nội dung câu hỏi nào thì người chơi phải đối chiếu trên tờ lịch để trả lời câu hỏi đó. Bạn nào trả lời nhanh và đúng sẽ được nhận bông hoa vừa hái. Trò chơi kết thúc cả lớp cùng hát "thứ hai là ngày đầu tuần ".15. "Bạn chọn số nào?"- Mục đích: Luyện tập dạng toán tìm thành phần chưa biết của phép tính.- Chuẩn bị: Những mảnh bìa nhỏ hình vuông có ghi sè, ghi dấu phép tính, dấu hỏi, chẳng hạn: 5 ? + - =(Số mảnh bìa được chuẩn bị tùy theo số học sinh), bảng cài, hộp đựng số.18- Tổ chức chơi: Giáo viên chia ra thành 2 đội chơi, mỗi đội sẽ nhận 1 hộp đựng số, giáo viên cài sẵn trên bảng những phép tính nhưng còn thiếu số. Học sinh phải lựa chọn 1 số nào đó trong hộp số của mình phù hợp với phép tính để gắn vào bảng cài. Ví dụ: học sinh phải lựa chọn mảnh bìa ghi sè 22 để hoàn chỉnh phép tính như sau: ? + 17 = 39 . Mỗi đội chơi sẽ phải thay 5 số. Hết thời gian đội nào xong trước và lựa chọn đúng sẽ giành phần thắng trong trò chơi. - hát triển trò chơi: trò chơi được mở rộng theo các vòng số để tổ chức ở các lớp 3,4,5.16. Trò chơi "Ai nhớ bảng chia” - Mục đích: Củng cố ôn tập về bảng chia trong phạm vi đã học ở lớp 2: Bảng chia 2, 3, 4, 5 - Chuẩn bị: Viên xúc xắc 6 mặt ghi các số 0, 1, 2, 3, 4, 5; những ngôi sao nhá với 4 màu khác nhau; một bảng số gồm 36 ô vuông như sau: 194 16 6 25 24 509 3 10 30 36 158 34 15 21 31 2714 20 32 12 45 2624 28 18 35 19 1618 19 7 5 8 40- Tổ chức chơi: Giáo viên chia ra các nhóm chơi, mỗi nhóm 4 người. Từng người trong nhóm chọn cho mình những ngôi sao cùng màu (mỗi bạn chọn một màu khác nhau).Từng người đổ xúc xắc, sau mỗi lần đổ sẽ lấy ngôi sao của mình đặt vào mét ô sè trong bảng nếu số trong ô đó chia được cho số trên mặt xúc xắc vừa tung được. Ví dô: Người chơi thứ nhất tung xúc xắc (giả định là xuất hiện mặt số 5). Người chơi có thể đặt ngôi sao vào một trong các ô sau:50; 10; 30; 20; 40; 25; 15; 45; 35; 5 vì 50 : 5 = 10; 25 : 5 = 5;…Tiếp theo người thứ hai chơi tương tự. Người chơi không thể đặt các ngôi sao vào những ô đã có ngôi sao rồi, nếu bị trùng như vậy sẽ mất lượt. Người thắng cuộc là người đặt được nhiều ngôi sao nhất. - Phát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức ở lớp 3 phạm vi bảng chia 6, 7, 1.3. Trò chơi toán lớp 31. Trò chơi “ghép hoa"- Mục đích: Giúp học sinh củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000.- Chuẩn bị:• 3 hộp giấy.20• Một số nhị hoa. Mỗi nhị hoa ghi kết quả của mỗi phép tính.• Một số bộ cánh hoa. Mỗi cánh hoa ghi một phép tính. Số cánh hoa phải nhiều gấp 4 lần số nhị hoa. Chẳng hạn bộ nhị hoa như sau:585 400 326Bộ cánh hoa tương ứng sẽ là:358 + 227 417 + 168 243 + 342 625 - 40700 - 300 640 - 240 162 + 238 213 + 187584 - 258 752 - 426 208 + 118 135 +191- Tổ chức chơi: Tổ chức 3 đội chơi, mỗi đội 3 em. Giáo viên chia cho mỗi đội một hộp đựng các cánh hoa và nhị hoa. Học sinh mỗi đội sẽ lựa chọn các cánh hoa ghép với các nhị hoa sao cho các phép tính trên mỗi cánh hoa có kết quả là những số nằm trong mỗi nhụy hoa. Mỗi cánh hoa ghép đúng nhụy sẽ được 5 điểm, ghép hoàn chỉnh một bông hoa sẽ được 20 điểm và thưởng thêm 10 điểm. Sau thời gian quy định, đội nào ghép được nhiều điểm thì đội đó sẽ thắng. - Phát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức trong các bài dạy về phép nhân và phép chia trong phạm vi nhân chia trong bảng.2. Trò chơi "Cánh cửa thần"- Mục đích: Rèn cho học sinh kỹ năng nhẩm nhanh 4 phép tính số học. - Chuẩn bị: Các tấm thẻ có ghi các phép toán chẳng hạn nh: 7x6 54:4 37+62 100-40 v.v…21- một số đồ vật nh: gấu bông, quyển sách….- Tổ chức chơi: Tổ chức chơi tập thể. Giáo viên cử hai học sinh đứng nắm tay nhau tạo thành “cánh cửa thần”. Giáo viên hoặc một học sinh đứng ở phía sau “cánh cửa”, tay cầm tấm thẻ có ghi các phép toán để học sinh trả lời. Học sinh nối theo hàng đứng trước cánh cửa thần lần lượt giải đáp phép toán mà tấm thẻ yêu cầu. Nếu nói đúng “cánh cửa thần” mở ra và người đó được đi qua “cánh cửa thần” để vào “kho báu” chọn lấy một đồ vật rồi đi về chỗ của mình. Nếu bạn nào nói sai sẽ phải bước sang bên cạnh để bạn khác tiếp tục mở cửa thần. Trò chơi kết thúc khi các tấm thẻ được giải đáp hoặc hết thời gian. Kết thúc trò chơi, những bạn không mở được cửa vào “kho báu” sẽ bị phạt nhảy lò cò. - Phát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức ở các lớp 1,2, 3 ,GV chỉ cần thay đổi vòng số trên các tấm thẻ.3. Trò chơi "Đô mi nô xem giê"- Mục đích: củng cố cách xem giờ trên đồng hồ- Chuẩn bị: bé đô mi nô 12 quân( 16 quân, 24 quân hoặc 32 quân).Ví dô:2211giê 20 phót6 giê 12 phót2 giê 10 phót4 giê 38 phót10 giê 8 phót3 giê 27 phót9 giê 55 phót3 giê kÐm 18 phót6 giê 10 phót7 giê kÐm 5 phót11 giê kÐm 20 phót5 giê kÐm 23 phót12 giê 30 phót1 giê kÐm 15 phót4 giê ®óng10 giê 8 phót23- Tổ chức chơi Giáo viên phát cho mỗi nhóm một bộ đô mi nô, các nhóm chơi sẽ chia đều quân đô mi nô cho mỗi người chơi, các quân được chia óp xuống. Người có quân cái (quân có màu xanh) là người ra quân đầu tiên (đặt quân cái ra trước mặt), người ngồi cạnh bên trái sẽ ra quân tiếp theo, đặt tiếp một quân xuống nhưng phải phù hợp về thông tin. Nếu đến lượt chơi mà không có quân phù hợp sẽ bị mất lượt.Trò chơi cứ tiếp tục nh vậy theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải. Người thắng cuộc là người đầu tiên đặt hết thẻ.- Phát triển trò chơi: trò chơi được tổ chức ở các bài dạy về số, phép tính. GV thay các quân đô mi nô đồng hồ bằng các quân đô mi nô số, phép tính.Ví dô4. Trò chơi "Thêm cho đầy bảng"- Mục đích: Giúp học sinh thành lập bảng nhân.- Chuẩn bị: Một bảng nh hình vẽ(số bảng được chuẩn bị theo số nhóm).1 2 3 4 5 6 7 8 912 634 245 456 1278 5624243 x 6 1817 + 4 213 x 89 36- Tổ chức chơi: Tổ chức cho ba hoặc nhiều bạn cùng chơi một nhóm. GV cho các bạn trong nhóm cùng nhau thảo luận trong thời gian 1 phót để phát hiện ra quy luật của các số đã có sẵn trong các ô được tô màu rồi tìm sè điền vào các ô trống của bảng cho thích hợp, theo quy luật đã được phát hiện. Nhóm nào làm đúng và nhanh thì nhóm đó thắng cuộc.- Phát triển trò chơi: trò chơi thực hiện được với phép tính cộng trong phạm vi 20.5. Trò chơi "Chú lợn tiết kiệm" - Mục đích: Nhận biết các tờ giấy bạc với các mệnh giá đã học; biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng; củng cố về dãy sè liệu.- Chuẩn bị: Sè “chú lợn tiết kiệm” bằng số nhóm chơi, bên trong chứa các loại tiền với các mệnh giá đã học.25
Tài liệu liên quan
- trò chơi toán học lớp 1
- 30
- 2
- 4
- Một số một số trò chơi toán học lớp 3 gây hứng thú cho học sinh
- 46
- 478
- 4
- SKKN Trò chơi Toán học lớp 1
- 15
- 2
- 9
- SKKN tro choi toan hoc lop 1
- 31
- 551
- 2
- Sáng kiến kinh nghiệm SKKN tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 gây hứng thú cho học sinh
- 31
- 635
- 0
- Thiết kế và chỉ đạo tổ chức thực hiện trò chơi toán học lớp 1 mạch số học góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán tại trường tiểu học đông vệ 2 TPTH
- 22
- 330
- 0
- skkn tổ CHỨC một số TRÒ CHƠI TOÁN học lớp 1 NHẰM gây HỨNG THÚ CHO học SINH học tập
- 15
- 660
- 2
- Thiết kế và chỉ đạo tổ chức thực hiện trò chơi toán học lớp 1 mạch số học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán” tại trường TH đông vệ 2
- 24
- 108
- 0
- Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 2 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
- 23
- 69
- 0
- Tổ chức một số trò chơi toán học lớp 3 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh
- 22
- 73
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(5.39 MB - 30 trang) - trò chơi toán học lớp 1 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Trò Chơi đô Mi Nô ôn Lại Bảng Chia 2
-
Giải Câu 6 Trang 17 Toán 2 Tập 1 VNEN | Tech12h
-
Top 10 Trò Chơi Giúp Học Sinh Lớp 2, 3 Nhanh Thuộc Bảng Nhân
-
Top 2 Cách Chơi Domino Với Bé Yêu Cực Dễ ( How To Play Domino )
-
Top 10 Trò Chơi Giúp Học Sinh Lớp 2, 3 Nhanh Thuộc Bảng Nhân Mà ...
-
Top 18 Trò Chơi Khởi động đầu Tiết Học Hay Và Thú Vị Nhất Cho Học ...
-
Sử Dụng Trò Chơi Trong Học Tập Môn địa Lý Lớp 12
-
100 Trò Chơi Dân Gian | Giáo Dục Và Đào Tạo Quế Sơn - Quảng Nam
-
Hướng Dẫn Cách Chơi Cờ Domino Cơ Bản ( Straight Dominoes)
-
Cộng đồng Giáo Viên Sáng Tạo Việt Nam | BLOOKET - Facebook
-
Toàn Văn Phát Biểu: Putin Chê Trách Lenin, Lên án Ukraine Thậm Tệ
-
Một Số Hình Thức Tổ Chức Hoạt động Khởi động Cho Giờ Dạy Môn Ngữ ...
-
Tổng Hợp đáp án Game Đuổi Hình Bắt Chữ (2710 Câu) Mới Và đầy đủ
-
[PDF] Dạy Học Toán ở Tiểu Học Theo Hướng Tiếp Cận Phẩm