Trợ Giảng Là Gì? Mô Tả Công Việc Trợ Giảng Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
Trợ giảng là gì hay công việc của một trợ giảng là làm gì đang là câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nghề trợ giảng và mô tả công việc trợ giảng thông qua bài viết dưới đây nhé!
Trợ giảng là gì
Theo khoản 2 Điều 54 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định: “Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư”.
Như vậy, trợ giảng có vai trò như một giảng viên trong giảng dạy. Là người đóng vai trò hỗ trợ trong quá trình giảng dạy bên cạnh các giảng viên, phó giáo sư hay các giáo sư.
Để đóng vai trò như một giảng viên, trợ giảng cũng phải đáp ứng các tiêu chí chung được quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018. Cụ thể cá nhân cần có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức, có sức khỏe và trình độ đáp ứng các yêu cầu theo luật định.
Những tiêu chí để trở thành một trợ giảng là gì
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, trong đó để trở thành trợ giảng cần những tiêu chí sau đây:
- Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo
- Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước
- Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).
Mặc dù trợ giảng không đóng vai trò như giảng viên trực tiếp giảng dạy nhưng các trợ giảng cũng có một số hoạt động liên quan đến nội dung giảng dạy.
Mô tả công việc trợ giảng hiện nay
Công việc quản lý lớp học của trợ giảng là gì
Quản lý lớp học là công việc thường có tại các trung tâm tư nhân, khi mà mỗi buổi học thường chỉ xảy ra khoảng 2-2,5h/buổi, giáo viên đến lớp chủ yếu chỉ chú tâm đến vấn đề giảng dạy nên vai trò của trợ giảng trong trường hợp này chính là quản lý lớp học về sĩ số, điểm danh học viên vắng mặt, lý do vắng mặt để báo cáo với trung tâm hoặc phụ huynh học sinh (nếu cần), nội quy, kỷ luật lớp học, quản lý giờ giấc và sắp xếp lịch học…
Trợ giảng là người chuẩn bị tài liệu, slide và hỗ trợ giảng dạy cho giáo viên
Đây là nhiệm vụ thứ hai khi trở thành một trợ giảng. Trợ giảng cần chuẩn bị slide bài giảng sao cho thu hút, sinh động và dễ hiểu từ các tài liệu của giáo viên và chương trình giảng dạy của trung tâm cũng như in các tài liệu, bài tập ra khi giáo viên yêu cầu trong khoảng thời gian vài ngày trước khi buổi học chính thức bắt đầu.
Ngoài ra, trợ giảng cần đến lớp học trước từ 10-20’ để chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị như mic, loa, máy chiếu để tránh gặp các trục trặc kỹ thuật khiến buổi học bị trì hoãn.
Đóng góp các ý tưởng, đề xuất các nội dung phù hợp để xây dựng một bài học cuốn hút hơn.
Thi thoảng, bạn cũng trở thành partner của học viên trong các giờ học thực hành (đặc biệt là các môn ngoại ngữ), hoặc là người dạy thế giảng viên trong trường hợp có việc đột xuất xảy ra.
Trợ giảng là người kiểm tra và chấm điểm bài tập của học viên
Giáo viên có thể đưa ra các bài tập cho học viên hoặc giao các bài tập về nhà vào mỗi buổi học. Và việc kiểm tra và chấm điểm các bài tập đó, theo dõi tình hình học tập của học viên và báo lại với giáo viên để có định hướng giảng dạy tốt hơn chính là một trong các công việc của trợ giảng.
Trong nhiều trường hợp, trợ giảng sẽ là người giải đáp các thắc mắc của học viên khi họ gặp khó khăn trong quá trình học tập, hay làm sai bài tập thông qua các group trao đổi hoặc trước mỗi buổi học mới. Từ đó tìm hiểu được các vấn đề và ghi nhận các góp ý từ phía học viên để đề xuất lại với giảng viên hay trung tâm để hoàng thiện hơn quá trình giảng dạy.
Kết hợp với nhiệm vụ quản lý lớp học để nắm được tình hình và thái độ học tập của từng học viên và đánh giá quá trình học tập của mỗi học viên một cách cụ thể và chính xác nhất.
Công việc phụ đạo cho học sinh kém của trợ giảng là gì
Phụ đạo cho những học viên có thành tích kém sau mỗi giờ lên lớp cũng là một trong các công việc của trợ giảng.
Đây không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với trợ giảng. Tùy thuộc vào dịch vụ tại mỗi trung tâm cũng như đặc điểm của từng khóa học để quyết định lớp phụ đạo này có tồn tại hay không. Thường thì những lớp học này chỉ xuất hiện khi các trung tâm có những cam kết đảm bảo đầu ra trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi được các học viên yêu cầu.
Trợ giảng là người tổ chức các hoạt động trên lớp và ngoại khóa
Để có không khí sôi nổi trong các giờ học, thường trợ giảng và giáo viên sẽ cần tổ chức thêm các trò chơi, cuộc thi giữa các nhóm để học viên tương tác tích cực học và hiểu bài hơn.
Nhiều trung tâm cũng sẽ có một khoản chi phí hỗ trợ để khuyến khích cho các hoạt động liên hoan hay sinh nhật của học viên để tăng tính tương tác, liên kết giữa các thành viên trong lớp cũng như giữa các học viên với giáo viên. Và trợ giảng sẽ là người triển khai các nội dung này với trung tâm để tổ chức các hoạt động kể trên.
Để trở thành một trợ giảng thì cần những yếu tố gì?
Yêu cầu về trình độ của trợ giảng là gì?
Tùy vào mỗi ngành nghề, mà trợ giảng cũng có yêu cầu về trình độ không giống nhau.Ví dụ: Trợ giảng tiếng Anh phải có trình độ về ngoại ngữ, thành thạo cả 4 kỹ năng Nghe - Nói – Đọc – Viết. Đa số các trung tâm tiếng anh đều yêu cầu trợ giảng phải IELTS tương đương 6.5 để đảm bảo chất lượng.
Yếu tố kỹ năng của trợ giảng
Công việc trợ giảng không chỉ yêu cầu trình độ cao mà còn cần phải đi kèm với kiến thức và kỹ năng về sư phạm, quản lý lớp học,… để xây dựng buổi học thú vị, cuốn hút hơn cũng như theo dõi lớp học một cách sát sao nhất.
Một số kỹ năng cần có của một trợ giảng sẽ bao gồm: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình, giải thích, kỹ năng quan sát và đánh giá, biết quản lý thời gian, sắp xếp công việc,...
Ngoài ra, các kỹ năng như PowerPoint, Word là không thể thiếu bởi trợ giảng là người tổng hợp tài liệu cũng như tạo slide bài giảng cho giảng viên.
Yếu tố về phẩm chất, tác phong của một trợ giảng
Công việc của một trợ giảng yêu cầu ứng viên phải có một sự tự tin, linh hoạt và hòa đồng để gần gũi hơn với học viên. Ngoài ra, trợ giảng cũng cần phải có sự kiên trì trong quá trình giảng dạy, phụ đạo và biết cách kiềm chế cảm xúc khi học viên không hòa nhã, không chịu học,...
Quyền lợi được hưởng và mức lương của trợ giảng là bao nhiêu
Hiện nay, mức lương của trợ giảng tương đối tốt, đặc biệt là trợ giảng tại các trung tâm đào tạo quốc tế. Trung bình lương cứng của một trợ giảng được trả theo hợp đồng có thể ở ngưỡng là 7 triệu/1 tháng.
Ngoài ra có một số nơi sẽ tính lương của trợ giảng theo số lượng buổi dạy, bình quân mỗi buổi dạy, trợ giảng có thể nhận được từ 200.000đ - 300.000đ. So với mức lương của một giảng viên thì mức lương của trợ giảng sẽ có phần khiêm tốn hơn, nhưng bù lại trợ giảng có thể hưởng các quyền lợi như:
- Có cơ hội học tập và nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn miễn phí bởi sự hướng dẫn của giảng viên chính và chính sách bồi dưỡng trợ giảng của trung tâm.
- Được làm việc trong môi trường hiện đại, có các thiết bị dạy học, máy móc, phòng ốc điều hòa, cơ sở vật chất đầy đủ.Cơ hội được đào tạo và thăng tiến thành giảng viên chính thức
- Đóng BHXH, BHTN, hỗ trợ ăn trưa, xăng xe, …
Câu trả lời cho câu hỏi trợ giảng là gì mà Việc làm Hà Nội đưa ra chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành nghề đặc thù này rồi nhé. Tuy là một nghề mang tính hỗ trợ, nhưng họ cũng vô cùng cao quý và thiêng liêng. Nếu bạn đang có ý định trở thành một trợ giảng thì đừng chần chừ nữa, hãy biến ý định đó thành hành động thực tế đi nào!
Từ khóa » Trợ Giảng Là Làm Gì
-
Trợ Giảng Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trợ Giảng Là Gì? Vai Trò, Nhiệm Vụ, Mô Tả Công Việc Trợ Giảng
-
Bản Mô Tả Công Việc Trợ Giảng đầy đủ Và Chi Tiết Cho ứng Viên
-
Trợ Giảng Là Gì? Kỹ Năng Cần Thiết để Trở Thành Trợ Giảng
-
Trợ Giảng Tiếng Anh: Điều Kiện để Làm Teaching Assistant
-
Trợ Giảng Tiếng Anh Là Gì? Cần Làm Những Gì? Có Khó Không? - Glints
-
Mô Tả Công Việc Của Trợ Giảng, Việc Làm Teacher Assistant - Joboko
-
Trợ Giảng Online Là Làm Gì? Kinh Nghiệm Xin Việc - Joboko
-
Trợ Giảng Tiếng Anh Là Gì? Làm Gì? Lương Bao Nhiêu? - ViecLamVui
-
Trợ Giảng - Thay đổi Công Việc Tại TPHCM
-
[PDF] Về Việc Ban Hành Quy Chế Về Trợ Giảng Của Trường Đại Học Sài Gòn
-
Trợ Giảng: Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp - VietnamWorks
-
Những Yếu Tố Cần Thiết để Trở Thành Trợ Giảng Tiếng Anh Xuất Chúng
-
Trợ Giảng Nên Làm Gì Trong Lớp Học? - Táo Giáo Dục