Trợ Từ Là Gì? Các Loại Trợ Từ. Phân Biệt Trợ Từ Và Thán Từ - Supper Clean

Lượt xem: 1.547

Trợ từ và thán từ là hai loại từ loại quan trọng trong tiếng Việt. Vậy trợ từ là gì? Thán từ là gì? Hai từ loại này khác nhau như thế nào? Những thông tin chia sẻ bên dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc trên nhé!

trợ từ là gì
Soạn bài trợ từ thán từ

Contents

  • Tìm hiểu về trợ từ
    • Trợ từ là gì?
    • Phân loại trợ từ
    • Vai trò của trợ từ là gì?
  • Tìm hiểu về thán từ
    • Thán từ là gì?
    • Phân loại thán từ
    • Vai trò của thán từ là gì?
  • Bài tập về trợ từ thán từ

Tìm hiểu về trợ từ

Trợ từ là gì?

Chương trình ngữ văn 8 đã định nghĩa về trợ từ như sau: Trợ từ là từ thường đi kèm với các từ ngữ khác trong câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc nhận xét, bày tỏ thái độ đối với một sự vật, sự việc đang được đề cập đến. 

Có thể kể đến một trợ trợ từ tiêu biểu như: chính, là, đó, ngay,… 

Trợ từ có thể đứng đầu câu hoặc đứng ở giữa câu. 

Ví dụ về trợ từ: 

  1. Chính Nam là người đã giúp bà nội tôi qua đường. 
  2. Lượn chợ một tí mà tôi đã mua hết những 1 triệu tiền quần áo. 

=> Trong hai ví dụ trên, trợ từ “chính” và “những” đều có tác dụng nhấn mạnh những thông tin đang được đề cập đến trong câu. 

trợ từ là gì
Trợ từ là gì?

Bài viết tham khảo: Thành ngữ là gì? Các câu thành ngữ hay cùng ý nghĩa của từng câu

Phân loại trợ từ

Trợ từ được chia làm 2 loại chính: 

  • Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh: Đây là những từ dùng để nhấn mạnh một sự việc, sự vật hay một hành động nào đó. Gồm có những từ như: mà, là, những,… 

Ví dụ: Nó ăn những 3 bát cơm. => Trợ từ “những” trong câu này có tác dụng nhấn mạnh, thể hiện sự ngỡ ngàng của người nói khi thấy nhân vật “nó” ăn cơm nhiều hơn so với thường ngày. 

  • Trợ từ biểu thị sự đánh giá về một sự vật, sự việc: Gồm có các từ như đích, ngay, chính,… 

Ví dụ: Bài thi toán lần này khó quá nên tôi chỉ được 8 điểm. => Trợ từ “chỉ” thể hiện sự đánh giá của người nói về bài thi môn Toán. 

Vai trò của trợ từ là gì?

Trợ từ là một từ loại quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Việt. Nó có tác dụng làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh một sự việc, sự vật nào đó được đề cập đến trong câu. 

Tìm hiểu về thán từ

Thán từ là gì?

Thán từ là những từ được dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói. Hoặc cũng có thể được dùng để gọi đáp. 

Thán từ thường xuất hiện đầu câu và được ngăn cách với các thành phần còn lại bằng dấu chấm than (!). 

Ví dụ về thán từ: U là trời! Chiếc váy kia mới đẹp làm sao!

=> Thán từ “U là trời!” được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói khi nhìn thấy một chiếc váy đẹp, nhìn là muốn mua luôn rồi!

trợ từ là gì
Thán từ là gì?

Phân loại thán từ

Thán từ được chia thành 2 loại như sau: 

  • Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc như: ôi, ơi, than ôi, trời ơi, quá… 

Ví dụ: Trời ơi! Bạn nam kia trông đẹp trai quá! Nhìn chỉ muốn rụng trứng!

  • Thán từ dùng để hỏi đáp như: dạ, vâng, hơi, này,… 

Ví dụ: Này, cậu có muốn đi chơi với tớ không?

Vai trò của thán từ là gì?

Thán từ được dùng để bộc lộ cảm xúc một cách xúc tích và ngắn gọn. Trong giao tiếp, nó cũng được dùng để gọi đáp. 

Bài tập về trợ từ thán từ

Ví dụ: Hãy xác định các trợ từ và thán từ trong những ví dụ dưới đây: 

  1. Tính ra cái Hồng xinh hơn cả cái Hoa nhỉ! Mỗi tội nó hơi đen và ăn mặc xuề xòa quá!
  2. Ngay cả tôi cũng không biết những chuyện nó đã làm.
  3. Bố tôi là chủ tịch tập đoàn FLC. 
  4. Tôi đã nhắc anh những 2 3 lần rồi mà anh vẫn không làm đúng. 
  5. Chính bố đã dạy tôi đi xe máy. 
  6. Vâng ạ, con sẽ quét nhà. 
  7. Chao ôi! Trời hôm nay nóng quá!

Lời giải:

  1. Trợ từ: cả
  2. Trợ từ: ngay 
  3. Không có trợ từ và thán từ. 
  4. Trợ từ: những
  5. Trợ từ: chính
  6. Thán từ: Vâng ạ
  7. Thán từ: Chao ôi!

Bài viết tham khảo: Truyền thuyết là gì? Những đặc trưng của truyện truyền thuyết

Hy vọng qua bài viết chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ trợ từ là gì, thán từ là gì. Nếu bạn có góp ý cho bài viết thì hãy để bình luận bên dưới cho mình biết nhé! Ngoài ra, để tìm hiểu xem trợ động từ là gì, bạn có thể truy cập vào website supperclean.vn để hiểu rõ hơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Ví Dụ Có Trợ Từ