Trợ Từ Là Gì? Thán Từ Là Gì? Ví Dụ #CHUẨN XÁC Nhất Hiện Nay

Trợ từ, thán từ, tình thái từ là những từ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong văn cũng cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết định nghĩa chính xác trợ từ là gì? Thán từ là gì? Bạn hãy cùng mayruaxemini.vn đi tìm hiểu những kiến thức thú vị về trợ từ, thán từ, tình thái từ nhé!

1. Định nghĩa của trợ từ, thán từ và tình thái từ

1.1. Trợ từ là gì? Ví dụ 

Trợ từ là một loại từ chúng ta đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Trợ từ là chỉ các từ thường đi kèm với từ ngữ trong câu nhằm nhấn mạnh hoặc biểu lộ thái độ, đánh giá, nhận xét sự vật, hiện tượng được nhắc đến trong quá trình nói, viết. Trợ từ thường đứng đầu câu hoặc có thể đứng ở vị trí giữa câu. 

Một số trợ từ thông dụng chúng ta thường sử dụng hàng ngày như: những, nhưng, ngay, chính, đích, cái, thì, là, mà,… Ví dụ cụ thể đưa vào ngữ cảnh để các bạn nắm rõ hơn:

Ví dụ 1: Chính Trang là người chiến thắng cuộc thi “Rung Chuông Vàng”

Trợ từ “chính” để nhấn mạnh người chiến thắng cuộc thi là Trang.

Ví dụ 2: Huệ đã dọn vệ sinh nhưng chưa dọn kỹ

Trợ từ “nhưng” trong câu được sử dụng để đánh giá việc Huệ dọn vệ sinh không ký.

Ví dụ 3: Hôm nay, Huy ăn những 3 bát cơm

Trợ từ “những” được sử dụng để nhấn mạnh việc Huy ăn nhiều hơn so với bình thường.

Trợ từ là từ được thông dụng hàng ngày 
Trợ từ là từ được thông dụng hàng ngày

1.2. Thán từ là gì? Ví dụ

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng , tình cảm của người nói hoặc được dùng để gọi đáp. Thán từ sẽ thể hiện được tâm trạng, cảm xúc vui, buồn, lo lắng, hoảng hốt,…. của người nói.

Thán từ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong câu. Tuy nhiên, thông thường nó xuất hiện nhiều nhất ở đâu câu và sau nó thường có dấu chấm than. Thậm chí, thán từ có thể tách ra làm một câu riêng biệt nhằm bổ  nghĩa cho câu đứng phía sau nó. 

Thán từ là một loại từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta sử dụng nhưng không hề biết nó là thán từ. Một số thán từ thường gặp là: vâng, vâng ạ, dạ, than ôi, ôi, a, á, trời ơi , ô hay, ừ, ơi,… Ví dụ cụ thể khi sử dụng trong câu:

Ví dụ 1: Một câu thơ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: “Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu”.

Thán từ “than ôi” có vị trí ngay đầu câu được tách thành một câu cảm thán riêng, theo sau có dấu chấm than để bộc lộ cảm xúc chán nản, tiếc nuối về thời huy hoàng.

Ví dụ 2: Ô hay, sao mày vẫn chưa đi làm?

Thán từ “ô hay” dùng để biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên của người nói.

Ví dụ 3: Vâng ạ, con sẽ đi học bài ngay

Thán từ vâng ạ dùng để đáp lại, trả lời ai đó.

1.3. Tình thái từ là gì? Ví dụ

Bên cạnh tìm hiểu trợ từ, thán từ là gì? Chúng ta cũng phải biết thêm về tình thái từ. Đây cũng là một loại từ đặc biệt bên cạnh hai loại từ là trợ từ và thán từ. Tình thái từ là các từ được đưa vào câu để tạo nên câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán nhằm mục đích biểu thị sắc thái tình cảm, biểu cảm của người nói.

Từ thái từ có chức năng quan trọng trong việc tạo ra một câu theo mục đích nói. Đồng thời, thán từ giúp biểu thị thái độ khác nhau trong câu nói như hoài nghi, nghi ngờ, ngạc nhiên bất ngờ, cầu mong trông chờ. Ví dụ:

  • Nam đi chơi chưa về hả chị? (Biểu thị thái độ hoài nghi, nghi ngờ)
  • Anh giảng lại bài toán này cho em với nhé! (Biểu đạt thái độ mong chờ, cầu mong)
  • Xe máy của cậu vừa mất thật ư? (Biểu đạt thái độ ngạc nhiên, vô cùng bất ngờ).

2. Phân loại của trợ từ, thán từ, tình thái từ

2.1. Trợ từ

Trợ từ là từ được sử dụng phổ biến nhất trong câu. Nó được chia làm hai loại là trợ từ để nhấn mạnh và trợ từ để đánh giá sự việc, sự vật. Phân biệt đúng loại trợ từ sẽ có cách sử dụng đúng. Cụ thể:

  • Trợ từ để nhấn mạnh: nó được dùng để nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động nào đó được nói đến trong câu. Các trợ từ thuộc trợ từ nhấn mạnh bao gồm: cái, thì, mà, là, những,… Ví dụ: Người học giỏi nhất lớp là Quang Minh.
  • Trợ từ để đánh giá sự vật, sự việc: loại trợ từ này bao gồm các từ chính, đích thị, ngay,… Ví dụ: Chính bạn Ngọc đã nói chuyện trong giờ học.
Trợ từ, thán từ và tình thái từ có bao nhiêu phân loại?
Trợ từ, thán từ và tình thái từ có bao nhiêu phân loại?

2.2. Thán từ

Đây cũng là một loại từ được học tại chương trình Ngữ Văn lớp 8. Thán từ được chúng ta sử dụng rất nhiều, tần suất dày đặc trong giao tiếp hàng ngày. Ai cũng từng sử dụng qua nhưng chưa biết tên gọi và ý nghĩa của nó. Tương tự trợ từ, thán từ cũng được phân ra thành hai loại, gồm:

  • Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói, có các từ: ôi, ôi trời, trời ơi, than ôi, ô hay, chao ôi…

Ví dụ: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này

           Chao ôi! Trời hôm nay mới đẹp làm sao           

  • Thán từ dùng để gọi đáp, bao gồm: vâng, vâng ạ, này, hỡi, dạ, ơi, này,…            

Ví dụ: Vâng ạ! Lát con nấu cơm 

          Này, cậu không đi làm à?

2.3. Tình thái từ

So với hai loại từ trước thì tình thái từ được chia thành nhiều loại hơn. Cụ thể, nó được chia làm 4 loại loại tình thái từ, bao gồm:

  • Tình thái từ nghi vấn, câu có tình thái từ nghi vấn thường sẽ có các từ sau: hả, à, chăng,…
  • Tình thái từ cầu khiến, có từ ngữ trong câu như: nào, đi, hãy,…
  • Tình thái từ cảm thán, trong câu thường chứa các từ như ôi, trời ơi, chao ôi, than ôi, sao,…
  • Tình thái từ biểu thị các sắc thái biểu cảm như: cơ, mà,…

Trợ từ, thán từ, tình thái từ đều là những từ được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp và cả trong văn học. Vì thế, phân định và nhận diện đúng nhóm từ sẽ giúp việc sử dụng thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

Xem thêm: 

  • Edit là gì? Editor là gì? Xu hướng của Editor năm 2021 là gì
  • CLGT là gì? Ý nghĩa viết tắt của CLGT trên Facebook hiện nay

3. Vai trò của trợ từ, thán từ và tình thái từ trong câu

Trợ từ, thán từ hay tình thái từ đều là những loại từ đặc biệt, tuy khi đứng đơn lẻ chúng không mang ý nghĩa gì nhưng lại vô cùng quan trọng trong ngữ pháp. chúng có vai trò bổ nghĩa cho câu và làm cho các câu văn thêm cảm xúc, sinh động. Vậy vai trò cụ thể của trợ từ, thán từ, tình thái từ là gì?

Trợ từ, thán từ, tình thái từ có vai trò quan trọng trong giao tiếp
Trợ từ, thán từ, tình thái từ có vai trò quan trọng trong giao tiếp

Trợ từ là những từ ngữ vô cùng ngắn gọn có vai trò làm tăng tính biểu thị, biểu đạt, nhấn mạnh sự vật, sự việc nói đến trong câu nói, câu văn. Trong một câu văn, câu nói nếu thiếu đi trợ từ thì sẽ trở nên mờ nhạt hơn. 

Thán từ là các từ được dùng trong câu với vai trò bộc lộ cảm xúc của người nói. Nó cũng được dùng để gọi và đáp trong giao tiếp. Thán từ được sử dụng với mục đích bộc lộ cảm xúc một cách ngắn gọn, súc tích.

Tình thái từ có vai trò tạo nên câu theo mục đích nói. Người nói có thể thêm tình thái từ vào để điều chỉnh câu nói bộc lộ cảm xúc theo ý mình muốn. Các từ tình thái từ có thể kết hợp với tất cả mục đích nói. Mỗi từ tình thái từ sẽ tạo nên những sắc thái biểu cảm, cảm xúc khác nhau.

4. Cách sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ là gì?

Đối với các từ này, tùy vào hoàn cảnh, tình huống giao tiếp giao tiếp để lựa chọn từ phù hợp. Trợ từ, thán từ được sử dụng đúng mục đích mới mang lại hiệu quả. Nếu sử dụng sai câu văn sẽ rất kì cục.

Ví dụ: Khen, tán thưởng một chiếc váy đẹp người ta sử dụng câu: “chao ôi, chiếc váy này đẹp quá”. Thán từ “chao ôi” được sử dụng đúng giúp người nghe mường tượng được đó là một chiếc váy rất đẹp. Tuy nhiên, nếu cũng là câu này thay thán từ “ô hay” thành “ô hay, chiếc váy này đẹp quá”. Thì câu nói sẽ rất kì cục, không biểu lộ được cảm xúc. Chính vì vậy, việc chọn được từ phù hợp rất quan trọng.

Tuy nhiên, đối với tình từ phải xem xét thêm đối tượng giao tiếp làm ai. Tình thái từ là một từ thể hiện thái độ rất rõ ràng của người nói dành cho người nghe nên cần lưu ý:

  • Thể hiện sự lễ phép với bề trên, người lớn nên thêm chữ “ạ” cuối câu. Ví dụ: “Chào ông cháu mới về ạ” 
  • Thể hiện sự miễn cưỡng, không muốn thực hiện nhưng vẫn phải làm thì thêm chữ “vậy” cuối câu. Ví dụ: “Thời gian làm bài mất rồi, đành nộp bài vậy”
  • Thể hiện sự giải thích thường dùng từ “mà” ở cuối câu. Ví dụ: Tớ đã giải thích cho bạn nhiều lần rồi mà”

Trên đây, mayruaxemini.vn đã cung cấp cho bạn định nghĩa chuẩn xác trợ từ là gì? thán từ là gì? tình thái từ là gì? Đồng thời, đi sâu tìm hiểu kiến thức về 3 loại từ này.  Mong rằng những thông tin bổ ích này có thể giúp ích được cho bạn.

Từ khóa » Trợ Từ Thán Từ Tình Thái Từ Là Gì Cho Ví Dụ