Trọn Bộ Các Mẫu Giấy Tờ Trong Hồ Sơ Xin Việc

Bạn muốn nộp một hồ sơ xin việc đi làm? Bạn muốn bộ hồ sơ xin việc của mình với những thông tin cá nhân đầy đủ để tỏ thiện chí và tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhưng bạn đang băn khoăn không biết một bộ hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ gì? Vậy hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bộ Hồ sơ xin việc

Hồ sơ xin việc hay hồ sơ ứng tuyển là tài liệu tóm tắt về bản thân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, phần sơ yếu lý lịch thường được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động. Thông thường một bộ hồ sơ xin việc bên trong gồm 07 loại giấy tờ sau:

  • 01 sơ yếu lý lịch tự thuật (có dấu kèm chữ ký xác nhận của địa phương nơi đăng ký hộ khẩu)
  • 01 mẫu đơn xin việc (viết tay hoặc đánh máy)
  • 01 Bản CV xin việc - bản này ứng viên có thể gửi qua mail cho nhà tuyển dụng trước
  • Bản sao các giấy tờ cá nhân CMND/ thẻ CCCD, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu (có công chứng)
  • Các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan đến công việc ứng tuyển (bản sao có công chứng)
  • 01 Giấy khám sức khoẻ (còn thời hạn trong vòng 6 tháng)
  • 04 ảnh 4x6 (ảnh hồ sơ rõ mặt và không trang điểm)

Hồ sơ xin việc năm 2023

  • Hồ sơ xin việc gồm những gì?
    • 1. Bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau:
    • 2. Cách sắp xếp hồ sơ xin việc
  • Một số câu hỏi thường gặp trong hồ sơ xin việc
    • 1. Mua hồ sơ xin việc ở đâu?
    • 2. CV xin việc viết như thế nào?
    • 3. Nên mặc gì khi đi phỏng vấn?

Hồ sơ xin việc gồm những gì?

Trước tiên bạn hãy mua một bộ Hồ sơ xin việc, thường được bán trong các nhà sách hoặc cửa hàng văn phòng phẩm. Trong bộ hồ sơ này bao gồm 1 giấy sơ yếu lý lịch, 1 đơn xin việc, 1 bản sao giấy khai sinh, 1 giấy chứng nhận sức khỏe. Tất cả đều được in sẵn theo mẫu của nhà nước và bạn điền đầy đủ thông tin của mình vào đó. Tuy nhiên, lời khuyên của mình là bạn chỉ nên dùng tới bản sơ yếu lý lịch tự thuật, còn những giấy tờ kia có thể bỏ qua. Vì giấy khai sinh giờ không nhiều công ty yêu cầu, giấy chứng nhận sức khỏe bạn sẽ dùng mẫu của bệnh viện, còn đơn xin việc tốt nhất bạn nên sử dụng bản viết tay.

1. Bộ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau:

1.1 Đơn xin việc

Đơn xin việc là một thành phần không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Đơn xin việc thường được viết tay hoặc đánh máy, cũng có thể mua mẫu có sẵn trong bộ hồ sơ xin việc rồi điền thông tin đầy đủ.

Tuy nhiên, dù viết theo cách nào thì đơn xin việc cũng cần thể hiện được mong muốn, khát khao làm việc, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp, thể hiện rằng bạn là ứng viên tiềm năng của vị trí truyển dụng.

Để được người tuyển dụng đánh giá cao, ứng viên nên viết tay đơn xin việc để thể hiện sự cầu thị của mình. Đơn xin việc phải có ngày tháng viết, chữ ký của người nộp đơn và không cần dấu công chứng.

1.2 CV xin việc

Khác với đơn xin việc, CV xin việc là hồ sơ năng lực, thể hiện trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ứng viên. Thông thường, CV được làm bằng word đơn giản, hoặc chuyên nghiệp hơn thì được thiết kế bằng các phần mềm chuyên viết CV.

Bên cạnh đó, ứng viên cũng có thể tạo CV từ những mẫu có sẵn trên các website làm CV trực tuyến, vừa đơn giản lại tiện lợi. CV nếu được đầu tư nghiêm túc, được chú trọng vào nội dung lẫn cả hình thức, thì cơ hội được phỏng vấn sẽ cao hơn.

Đối với nghề phổ thông, CV xin việc là không cần thiết nhưng nếu bạn là người có dày dặn kinh nghiệm thì bản CV sẽ giúp bạn trúng tuyển dễ dàng hơn.

1.3 Sơ yếu lý lịch tự thuật 

Đây là một loại văn bản rất quan trọng, dù ứng tuyển vào bất cứ công việc nào. Sơ yếu lý lịch là một bản tóm tắt những thông tin cá nhân của người khai sơ yếu lý lịch: tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, thông tin gia đình, bằng cấp,… với mục đích giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt được các thông tin cơ bản về ứng viên.

Việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch cũng khá đơn giản, do có mẫu sẵn được bán kèm theo bộ hồ sơ xin việc. Ứng viên chỉ việc điền đầy đủ thông tin và mang đến Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi mình cư trú để xin xác nhận.

1.4 Giấy khám sức khỏe

Đây là giấy tờ nhằm xác minh sức khỏe hiện tại của ứng viên, cũng như đảm bảo rằng sức khỏe của người này sẽ đáp ứng được công việc, từ đó tạo sự tin tưởng cho nhà tuyển dụng.

Giấy khám sức khỏe xin việc có 2 loại: giấy A4 2 mặt và giấy A3 gấp đôi (4 mặt). Tùy từng vị trí làm việc và yêu cầu ở các lĩnh vực khác nhau, công ty sẽ có yêu cầu khác nhau về giấy khám. Giấy khám sức khỏe phải có dấu xác nhận của cơ sở y tế như bệnh viện, trạm xá. Tuy nhiên giấy chỉ có hiệu lực trong 06 tháng.

1.5 Bằng cấp, chứng chỉ liên quan

Các bằng cấp, chứng chỉ như: bằng đại học, cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ tiếng anh, chứng chỉ tin học,… cần phải được photo công chứng hoặc chứng thực. Đây không chỉ là điều kiện bắt buộc với một số vị trí ứng tuyển mà nhà tuyển dụng yêu cầu, nó còn là bằng chứng chứng minh những thông tin ứng viên đã kê khai trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc.

1.6 Ảnh chân dung (3x4 hoặc 4x6)

Ảnh chân dung cũng cần được dán ở bên ngoài bìa hồ sơ xin việc, và bên trong mẫu sơ yếu lý lịch. Thông qua ảnh chân dung, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn tổng quan và nhận biết đầu tiên hơn về bạn. Đồng thời giúp ứng viên có cơ hội lấy được cẩm tình của người tuyển dụng.

Tùy từng công việc mà nhà tuyển dụng có thẻ yêu cầu ứng viên nộp kèm 2 đến 3 ảnh 3×4 hoặc 4×6 để lưu hồ sơ hoặc để làm thẻ nhân viên, làm bảo hiểm sức khỏe,…

1.7 Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

Nếu như vị trí tuyển dụng có yêu cầu thì thì các giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, chứng minh thư (căn cước công dân) cũng cần photo, công chứng và chuẩn bị, đây cũng là để chứng minh rõ ràng hơn cho lý lịch của ứng viên.

Ngoài ra bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Chỉ cần chuẩn bị từ 2-3 bộ hồ sơ gốc (hồ sơ có công chứng).
  • Chuẩn bị thêm 5-10 bộ hồ sơ photo (photo lại bộ gốc).

Lý do là vì khi nhà tuyển dụng gọi bạn tới phỏng vấn, bạn chỉ cần mang hồ sơ photo. Chỉ khi nào bạn được nhận vào làm việc chính thức mới cần nộp hồ sơ gốc vì nó liên quan đến việc làm bảo hiểm xã hội và các thủ tục khác. Việc hoàn thiện một bộ hồ sơ gốc cũng mất kha khá thời gian và tiền bạc, vậy nên không có lý do gì phải phung phí chúng phải không?

2. Cách sắp xếp hồ sơ xin việc

Thu thập thông tin

Dựa vào bảng mô tả công việc của doanh nghiệp, bạn tiến hành thu thập và sàng lọc toàn bộ thông tin cá nhân để trình bày trong hồ sơ xin việc. Bạn cần nắm rõ yêu cầu về thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn phù hợp cho vị trí ứng tuyển và đặc biệt là người tham chiếu trong hồ sơ xin việc

Tạo điểm nhấn

Rất ít nhà tuyển dụng có đủ thời gian để xem xét toàn bộ hồ sơ của bạn, vì vậy bạn cần “vẽ” điểm nhấn để tạo ấn tượng. Bạn nên tập trung vào đặc điểm nổi bật của bản thân và sáng tạo hồ sơ theo cách của riêng mình, đảm bảo đầy đủ thông tin mà vẫn không bị “lố”. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên sử dụng số liệu, thành quả cụ thể, điều này làm hồ sơ xin việc của bạn có độ tin cậy cao và cũng đừng quên đính kèm ảnh hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng hình dung ứng viên rõ hơn nhé.

Viết đơn giản, súc tích

Trước khi gửi hồ sơ xin việc cho nhà tuyển dụng, bạn cũng cần kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp để chắc chắn rằng mọi thứ đều hoàn chỉnh. Không nên dùng từ ngữ mang tính trừu tượng, ký hiệu đặc biệt; nên viết ngắn gọn, rõ ràng, súc tích…

Một số câu hỏi thường gặp trong hồ sơ xin việc

1. Mua hồ sơ xin việc ở đâu?

Bộ hồ sơ mẫu xin việc không khó để tìm mua. Ai cũng có thể dễ dàng mua một bộ hồ sơ xin việc viết tay đầy đủ tại các cửa hàng sách - văn phòng phẩm, cửa hàng chuyên photocopy tài liệu, thậm chí một số cửa hàng tạp hóa cũng có bày bán hồ sơ xin việc để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

Giá của mỗi bộ hồ sơ này cũng khá rẻ, dao động từ 4.000 - 10.000 đồng tùy loại.Thậm chí, người chuẩn bị hồ sơ có thể tìm các mẫu hồ sơ xin việc online trên mạng để tự chỉnh sửa, thiết kế và in ấn cho riêng mình.

2. CV xin việc viết như thế nào?

Trước tiên, CV xin việc phải trình bày đẹp, không có lỗi chính tả, chú ý cả dấm chấm câu... Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm viết CV xin việc từng phần cho đúng chuẩn.

- Thông tin cá nhân

Phần thông tin cá nhân điền đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc. Những thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu cầu.

- Mục tiêu nghề nghiệp

Ghi mục tiêu, định hướng trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch, mục tiêu sự nghiệp rõ ràng. Vì vậy mục này khá quan trọng để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Mẹo:

  • Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển.
  • Chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
  • Mục tiêu hướng đến lợi ích công ty như tăng doanh số, mở rộng khách hàng….

- Trình độ, bằng cấp

Tóm tắt ngắn gọn quá trình học tập, tốt nghiệp trường nào, tên trường, chuyên ngành, kết quả học tập. Sắp xếp theo mốc thời gian để nhà tuyển dụng tiện theo dõi.

- Kinh nghiệm chuyên môn

Với những người đã có kinh nghiệm đi làm, kể cả đúng chuyên môn hay chỉ là công việc làm thêm như bán hàng, thu ngân cũng liệt kê vào đây. Mô tả ngắn ngọn về công việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra thành tựu, kỹ năng, kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây chính là phần thể hiện rõ khả năng của bạn, để nhà tuyển dụng xem có phù hợp vị trí ứng tuyển hay không?

- Kỹ năng công việc

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét những kỹ năng của ứng viên, xem có phù hợp vị trí tuyển dụng hay không. Thông qua đó để đánh giá trình độ, khả năng của ứng viên. Vì vậy, mục này cũng rất quan trọng.

- Hoạt động ngoại khoá

Nếu vừa mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mục ngoại khóa càng quan trọng để chứng tỏ sự năng động, nhạy bén của bạn. Bởi các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.

- Thông tin bổ sung

Giới thiệu về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích cá nhân. Thể hiện rõ những điểm mạnh phù hợp vị trí ứng tuyển. Mong muốn làm việc trong môi trường như thế nào?

- Xác nhận thông tin

Dành cho những người đã đi làm, ở mục kinh nghiệm ghi thông tin công ty, số điện thoại, email người quản lý trực tiếp để nhà tuyển dụng tiện liên lạc kiểm tra thông tin có đúng sự thật hay không?

3. Nên mặc gì khi đi phỏng vấn?

Hãy lựa chọn những bộ đồ lịch sự, sơ mi, quần đen, và một đôi giày lịch sự sẽ là một lựa chọn an toàn. Đôi giày lịch sự có thể là giày thể thao hoặc giày tây, nhưng không quá màu mè gây phản cảm.

Từ khóa » File Mềm Hồ Sơ Xin Việc