Trọn Bộ Kinh Nghiệm Du Lịch Đền Bảo Hà - Lào Cai 2021 - Đại Phú An
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết Ẩn/Hiện
- Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Đền Bảo Hà – Lào Cai 2021
- Đền Bảo Hà nằm ở đâu?
- Giờ mở cửa
- Di chuyển tới Đền Bảo Hà như thế nào?
- Đền Bảo Hà Thờ ai?
- Một số sự tích dân gian khác
- Lưu ý khi thăm Đền bảo Hà
- Thời gian đi lễ Đền Bảo Hà trong năm
- Sắm lễ gì khi đến Đền Bảo Hà
- Văn khấn đầy đủ
- Một số lưu ý khác
- Trải nghiệm gì ở Đền Bảo Hà
- Lễ hội Đền Bảo Hà
- Ngắm nhìn khung cảnh “tựa sơn đạp thủy”
- Một số dịch vụ tâm linh ở gần Bảo Hà
- Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An
Là một trong những địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng của Tây Bắc, Đền Bảo Hà (Đền ông Hoàng Bảy) được nhiều du khách gần xa lựa chọn về đi lễ, dâng hương. Ngôi đền linh thiêng này cũng gắn với nhiều truyền thuyết, điển tích dân gian vô cùng đặc sắc.
Đền Bảo Hà nằm ở đâu?
“Đền Bảo Hà nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” (cùng Đền Cô Tân An). Ngôi đền tọa lạc tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai và cách TP.Lào Cai khoảng 60km về phía nam. Đền được dựng ở chân con đồi Cấm, bên cạnh thượng nguồn sông Hồng chảy vào Việt Nam.
Giờ mở cửa
Đền Bảo Hà không có giờ đóng cửa mà luôn sẵn sàng đón du khách thập phương mọi thời điểm trong ngày.
Di chuyển tới Đền Bảo Hà như thế nào?
Đến thăm đền Bảo Hà du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thủy hoặc đường sắt.
Ngôi đền chỉ cách ga xe lửa Bảo Hà khoảng 800m. Vì vậy, việc di chuyển đến đây bằng tàu hỏa cũng khá tiện và được nhiều du khách lựa chọn. Nếu đi từ Hà Nội, du khách sẽ lên tàu LC1 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 22:05p hoặc tàu LC3 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 06:10p.
Khoảng cách từ Hà Nội đến Đền Bảo Hà hơn 220km. Nếu di chuyển bằng ô tô cá nhân, bạn có thể đi theo cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Sau đó, bạn chạy thẳng đến nút giao 279 thì rẽ xuống và quan sát theo biển chỉ dẫn và đi tiếp hơn 1km là tới.
Ngoài ra, bạn có thể di chuyển bằng các tuyến xe khách, xe giường nằm tới Bảo Hà.
Đền Bảo Hà Thờ ai?
Theo ghi chép, Đền Bảo Hà thờ danh tướng Nguyễn Hoàng Bẩy. Ông có công lớn trong việc chiêu mộ và chỉ hy binh lính chống giặc ngoại xâm phương Bắc.
Vào cuối thời Lê, niên hiệu Cảnh hưng (1740-1786), giặc cướp vùng Vân Nam liên tục tràn xuống cướp bóc, quấy rối nhân dân. Khắp nơi, dân chúng rơi vào cảnh lầm than, đói khổ.
Trước tình hình đó, nhà Lê đã cử vị tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ vùng Quy Hóa. Với tài cầm quân và chỉ huy của mình, vị tướng này đã đánh đuổi giặc cỏ, giải phóng được Khảu Bàn (là xã Bảo Hà ngày nay). Ngoài ra, ông cũng xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn.
Ngoài việc cho tập hợp các thổ ty, tù trưởng và chiêu mộ binh lính, ông đã huấn luyện binh sĩ ngày đêm luyện tập. Sau khi quân đội vững chắc, ông đã chỉ huy binh lính và nhân dân tiến đánh Lào Cai. Đội quân thành công giải phóng Lào Cai cùng các châu thuộc vùng Quy Hóa.
Dẹp giặc xong, vị tướng này còn an dân binh, chiêu dụ các Thổ hào địa phương tổ chức đón người Dao, người Thổ và người Nùng áo xanh quay về. Tại đây, họ lập làng, khẩn điền, củng cố lại tuyến phòng thủ và xây dựng kiên cố thêm các thành trì.
Trong thời gian này, ông đã cùng nhân dân nhiều lần đẩy lui các cuộc xâm lược của giặc phương Bắc. Không chỉ có tài cầm quân, ông còn giúp nhân dân phát triển kinh tế có cuộc sống an cư lạc nghiệp.
Sau này quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Trong một trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng. Xác ông theo dòng chảy của sông trôi về đến Bảo Hà. Tại đây, nhân dân đã chôn cất và lập ngôi miếu nhỏ để tưởng nhớ công lao của vị tướng này.
Một số sự tích dân gian khác
Theo truyền thuyết và lời kể của một số cao niên ở vùng Bảo Hà còn lưu truyền, ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn ở cuối thời Lê.
Khi ông bị giặc sát hại đã diễn ra những sự kiện vô cùng kỳ lạ. Trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa). Từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.
Sau này khi hiển linh, ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà. Đến lúc này, ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu. Khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận. Ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu.
Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt”. Các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng. Có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa… Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó.
Cũng vì sự tích lưu truyền này mà hiện nhiều người tìm đến Đền Bảo Hà để cầu trúng lô đề, cờ bạc… Tuy nhiên, điều này không chính xác và cũng có phần làm mất đi sự linh thiêng của ngôi đền.
Lưu ý khi thăm Đền bảo Hà
Thời gian đi lễ Đền Bảo Hà trong năm
Đền Bảo Hà có nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ Thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc Quan Tuần Tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (tết tất niên).
Ngoài những ngày lễ hội, vào ngày thường (đặc biệt là vào mùa xuân) khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp tại đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc.
Sắm lễ gì khi đến Đền Bảo Hà
Lễ thường sắm khi đến đền Bảo Hà gồm có: Lễ mặn (xôi, gà); rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc), trà, thuốc lá; vàng lá, hương, nến, nhang, đèn, tiền trần, cau trầu; vàng lá, ngựa tím…
Tùy vào điều kiện mỗi người mà có những mâm lễ cúng khác nhau. Có thể, các mâm cúng không cần phải đầy đủ hết các đồ lễ đã kể trên. Đặc biệt, cũng không cần chuẩn bị quá nhiều vàng mã tránh lãng phí. Điều quan trọng nhất là thể hiện sự thành tâm của người đi lễ.
Văn khấn đầy đủ
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Ông Bảy là vị nam thần quan trọng. Ông thường hay ngự đồng và được lệnh Mẫu vương đi chấm lính nhận đồng, răn dạy trần gian đức độ, phụng sự cần mẫn việc Thánh. Ông phù trì cho những ai tâm đức được hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống.
Nếu chưa biết đến lễ Đền Bảo Hà khấn như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài văn khấn rất đầy đủ dưới đây:
Gió nam thoảng đưa hương bay ngào ngạt
Bóng ác tà đã gác non tây
Trăng in mặt nước vơi đầy
Bảo Hà có tích xưa nay còn truyền
Quan Hoàng Bảy trần miền Bắc địa
Hợp binh hùng lục thuỷ Thao Giang
Quân cơ mưu lược luận bàn
Doang trung thường có hai hoàngvào ra
Quan Hoàng Bẩy Bảo Hà chính vị
Cùng tướng công đệ nhị Hoàng Hai
Can qua dâu bể biến dời
Anh hùng xưa đã ra người cung tiên
Nhớ công đức lập đền phụng sự
Thổ, Mán, Nùng tiên nữ dâng hoa
Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông
Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca
Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên
Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân
Sinh thời làm tướng trung thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn
Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh
Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài
Đất Lào Cai là nơi dụng võ
Quyết ra tay đội ngũ tiến công
Biên cương súng nổ đùng đùng
Sa trường sương núi máu sông chẳng nề
Đem quân về Thất Khê phòng thủ
Đền Bảo Hà lạc thú huê viên
Mãn tuần chiếu hạc hồi thiên
Tấm thân thoát lánh nghiệp duyên cõi trần
Bỗng một trận sầu vân ám kết
Hiện chân hình dạo Bắc hết Nam
Vui cùng nước biếc trăng ngàn
Tốt tươi quả lạ trăng vàng đìu hiu
Độ dân xã ngày Nghiêu tháng Thuấn
Cõi Việt Nam Bắc trấn oai danh
Từ bi cải dữ làm lành
Chọn ngươi nữ tú nam thanh chấm đồng
Kẻ xuôi ngược dưới sông trên bộ
Ai khẩn cầu tế độ thì qua
Hoàng về trắc giáng điện toà
Hộ trì đệ tử vinh hoa thọ trường.
Một số lưu ý khác
Khi đi lễ đền Bảo Hà các bạn nên lưu ý lựa chọn trang nhã nhặn, lịch sự, tốt nhất là quần dài áo có tay.
Đầu xuân năm mới hay các dịp lễ hội đền Bảo Hà rất đông du khách thập phương. Vì vậy, các bạn cần chú ý tự bảo quản hành lý tư trang để tránh bị mất mát.
Các dịch vụ ăn uống bình dân xung quanh khu vực đền Bảo Hà khá phát triển nên bạn sẽ không lo gặp khó khăn về khoản này. Tuy nhiên, bạn cũng nên hỏi giá trước.
Trải nghiệm gì ở Đền Bảo Hà
Lễ hội Đền Bảo Hà
Với những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa, đền Bảo Hà được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1997. Tỉnh Lào Cai cũng có nhiều sự đầu tư phát triển du lịch Đền Bảo Hà và một số địa điểm phụ cận. Vì vậy, du khách thập phương có thể lên lịch trình để thực hiện một tour du lịch tâm linh Tây Bắc khi tới với ngôi đền này.
Mỗi dịp 17/7 Âm Lịch, lễ hội Đền Bảo Hà được tổ chức. Đây cũng chính là ngày giỗ của ông Hoàng Bảy. Lễ hội thường xuyên thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Trong lễ hội có tổ chức rước kiệu, tế thần, dâng hương tưởng niệm, cùng các hoạt động văn hoá – thể thao thú vị khác.
Ngắm nhìn khung cảnh “tựa sơn đạp thủy”
Không chỉ có ý nghĩa lịch sử, tâm linh, Đền Bảo Hà còn là địa điểm lý tưởng để du khách tới vãn cảnh. Nơi đây có kiến trúc uy nghi và phong cảnh non xanh nước biếc, sơn thủy hữu tình.
Cho đến nay, kiến trúc nguyên thủy của đền vẫn được giữ lại gần như toàn bộ. Kiến trúc thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm gồm: Cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, tòa đại bái, cung cấm, cung nhị, cung cộng đồng.
Đến thăm Đền Bảo Hà, du khách cũng sẽ có thêm nhiều hiểu biết thú vị về đạo Mẫu của Việt Nam.Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Tranh, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông, quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
Một số dịch vụ tâm linh ở gần Bảo Hà
Hiện tại, đền Bảo Hà sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp, kiến thiết các công trình tâm linh, dịch vụ, phụ trợ. Hướng đến trở thành một trung tâm du lịch tâm linh của vùng với quy mô từ 100 đến 300 ha. Có thể điểm tên các di tích, danh thắng nổi tiếng xung quanh ngôi Đền gồm: Đồn Phố Ràng, đền Phúc Khánh (thành cổ Nghị Lang – nơi có dấu tích chúa Bầu), đền Cô Tân An…
Khi đến với Đền Bảo Hà, du khách có thể đến để lễ bái, vãn cảnh tại các địa điểm này. Sau khi di chuyển cả quãng đường dài tới Đền Bảo Hà chắc hẳn nhiều du khách sẽ muốn được nghỉ ngơi, thư giãn và thưởng thức những món ăn truyền thống tốt cho sức khỏe. Resort Đại Phú An chính là một nơi nghỉ dưỡng có thể mang đến những yêu cầu này.
Khu Nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An
Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Đại Phú An (Thị trấn Mậu A, Văn Yên, Yên Bái) là điểm dừng chân hấp dẫn trong hành trình khám phá Tây Bắc. Nơi đây với các villa được thiết kế để du khách có thể thoải mái nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh, trong lành.
Khu nghỉ dưỡng cũng sở hữu công trình nhà sàn lớn nhất Tây Bắc. Tổng diện tích 2.000m2 với sức chứa 1.300 người/sự kiện. Bởi thế cũng rất thích hợp cho các đoàn du lịch có các hoạt động liên hoan, teambuilding.
Đến với Resort Đại Phú An du khách có thể thưởng thức những tinh hoa ẩm thực Tây Bắc. Ngoài ra, khu nghỉ dưỡng còn có thêm rất nhiều món ăn vị thuốc gia truyền họ Đỗ có hương vị thơm ngon và nhiều tác dụng tăng cường, bồi bổ cho sức khỏe.
Resort cũng có nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe như: Xông hơi dưỡng sinh, trị liệu sức khỏe (massage, ngâm thuốc trị liệu…), thiền, yoga…
Để đặt phòng và đặt bàn trước, du khách vui lòng liên hệ Hotline 0813.381.567 hoặc 0377.288.388.
Ngoài ra, du khách cũng có thể truy cập thêm các địa chỉ sau để có thêm thông tin chi tiết:
Fanpage của Resort Đại Phú An: https://www.facebook.com/DulichchuabenhDaiPhuAn
Website chính thức của Resort: https://daiphuanresort.com/
Từ khóa » Di Tích đền Bảo Hà
-
Bảo Hà - Ngôi đền Thiêng Thờ “Thần Vệ Quốc” Vùng Biên ải
-
Đền Bảo Hà - Dấu ấn Lịch Sử Và điểm đến Tâm Linh - VietnamPlus
-
Lào Cai: Công Nhận đền Bảo Hà Là điểm Du Lịch
-
Đền Bảo Hà - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Xây Dựng Đền Bảo Hà Thành điểm Nhấn Văn Hóa Tâm Linh Của Bảo ...
-
Đền Bảo Hà - Lào Cai
-
Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà Sự Tích, Bài Khấu Ông Bảy - SaoMaiFly
-
Di Tích Lịch Sử Đền Bảo Hà - Điểm đến Văn Hóa Tâm Linh Tại Lào Cai
-
Lào Cai: Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Đền Bảo Hà Là điểm Du Lịch
-
Du Khách Tấp Nập Về đền Thiêng Bảo Hà Sau Thời Gian Dài đóng Cửa
-
Đền Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) - Chốn Thiêng
-
Lễ Hội đền Bảo Hà Tưởng Nhớ Tướng Quân Hoàng Bảy
-
Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Đền Bảo Hà Chính Thức được Công Nhận Là ...