Trọn Bộ Vũ Khí Làm Nên Sức Mạnh Của Chiến Binh La Mã Cổ đại - SOHA

Giai đoạn sơ khai, các binh đoàn (legion) La Mã "thừa hưởng" cách tổ chức và trang bị như những phalanx Hy Lạp. Sự thiếu hiệu quả đã đưa đến sự thay đổi lớn về vũ khí cho quân sĩ.

Kiếm La Mã – Gladius

Có lẽ thứ mang tính biểu tượng nhất trong kho vũ khí của binh đoàn La Mã là thanh kiếm ngắn gladius. Nó còn được gọi là kiếm hispanic (Tây Ban Nha) do được cải tiến từ loại kiếm của các bộ lạc sống ở bán đảo Iberia. Gladius bắt đầu được trang bị cho bộ binh hạng nặng trong Chiến tranh Punic lần hai chống quân Carthage.

Trọn bộ vũ khí làm nên sức mạnh của chiến binh La Mã cổ đại - Ảnh 1.

Kiếm ngắn biểu tượng của quân La Mã – Nguồn: Adobe Stock

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy kiếm gladius thay đổi theo thời gian, trong đó loại phổ biến nhất là "Pompeii gladius". Loại này có lưỡi kiếm dài khoảng 50 cm, ngắn hơn đáng kể so với các kiểu dáng kiếm phổ biến thời cổ đại.

Nó có hai lưỡi, mũi kiếm hình tam giác sắc nhọn, hiệu quả khi chém. Tuy nhiên, lính La Mã chủ yếu dùng để đâm, cực hữu hiệu khi cận chiến, trong không gian hẹp.

Khiên Scutum

Chiến thuật đánh giáp lá cà thực tế nhất nguy hiểm. Kiếm gladius luôn sánh đôi với khiên scutum – bảo vệ binh đoàn khi tiếp cận quân địch. Đây là một tấm khiên lớn, cong và dài, được biến chuyển từ loại khiên tròn thưở ban đầu. Scutum được tạo ra bằng cách dán các lớp gỗ lại với nhau, sau đó phủ bằng da.

Trọn bộ vũ khí làm nên sức mạnh của chiến binh La Mã cổ đại - Ảnh 2.

Khiên dài scutum – Nguồn: Public Domain

Cách làm trên giúp khiên đủ nhẹ để mỗi người lính cầm trên tay. Vành ngoài của khiên bằng kim loại để gia cố độ vững chắc. Ở trung tâm scutum là một miếng sắt lớn, có tác dụng gia tăng sức mạnh cho cú đấm của bộ binh. Theo chiến thuật, lính La Mã dùng scutum đấm gục đối thủ, rồi kết liễu bằng gladius.

Giáo dài Pilum

Trọn bộ vũ khí làm nên sức mạnh của chiến binh La Mã cổ đại - Ảnh 3.

Lính La Mã sử dụng giáo – Nguồn: Triarii/ Deviant Art

Đây là loại giáo cán gỗ, mũi nhọn bằng sắt với phần chóp cứng và rộng hơn so với truc. Thiết kế thông minh này cho phép pilum khi vướng vào khiên của kẻ thù hoặc mặt đất sẽ uốn cong, khiến nó không thể bị phóng trở lại quân La Mã.

Mỗi lính trong binh đoàn La Mã cổ đại sẽ được trang bị hai cây giáo dùng để phi về phía địch trước khi cận chiến. Pilum đủ nguy hiểm để gây chết người, nhưng gần như vô dụng nếu mắc kẹt vào thứ gì đó.

Cỗ máy chiến tranh kiểu La Mã

Trọn bộ vũ khí làm nên sức mạnh của chiến binh La Mã cổ đại - Ảnh 4.

Mô phỏng ballista của La Mã – Nguồn: fuguestock/ Deviant Art

Người La Mã cũng sử dụng một số vũ khí hạng nặng trên chiến trường. Nổi bật là ballista – một chiếc nỏ khổng lồ có thể bắn ra các quả cầu đá hay mũi tên kim loại. Mặc dù ballista là một phát minh của Hy Lạp, người La Mã đã cải tiến thiết kế và công nghệ của nó.

Tài liệu ghi chép lại cho thấy, loại vũ khí này được sử dụng rộng rãi bởi Juliust Caesar trong các chiến dịch ở Gaul và Anh.

Trọn bộ vũ khí làm nên sức mạnh của chiến binh La Mã cổ đại - Ảnh 5.

Thiết kế onager của La Mã – Nguồn: Public Domain

  • Rộng 14 triệu km2, vùng đất này được ví như “quả bom hẹn giờ” của Trái Đất

  • "Quái thú" bất ngờ "sống dậy từ cõi chết" sau ngàn năm: Giới khoa học ngạc nhiên tột độ

Một cỗ máy chiến tranh khác của La Mã là onager, gồm một bộ khung lớn trên mặt đất, một khung thẳng ở phía trước và một đòn bẩy ở giữa. Không giống ballista, onager chủ yếu dùng khi bao vậy, công thành, phá hủy các công sự của quân địch.

Nó có thể bắn ra những viên đá cực lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Vũ khí này nổi tiếng khi người La Mã dùng nó phá hủy các thành phố của Hy Lap và trong cuộc bao vây Carthage.

Tàu vũ trụ Liên Xô 1,1 tấn sắp "xuyên thủng" khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất

Từ khóa » Các Chiến Binh La Mã