Trọn Tình Với Sắc Quê | Văn Hóa Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Thắm đẹp một miền tâm tưởng
Mỗi người có một cách yêu quê hương, và hẳn nhiên, từng “vẽ” quê với một sự suy tưởng trong sâu thẳm tâm hồn. Với những nghệ sĩ sắc màu, sẽ dễ dàng thể hiện tình yêu ấy và lưu giữ vẻ đẹp của quê hương bằng tranh. Khi xem tranh của họa sĩ Lê Văn Minh, tôi hiểu hơn cảm giác được đắm chìm trong bảng phối sắc màu và thả lòng hòa quyện với muôn vàn cảnh đẹp.
Minh vẽ hàng trăm bức về làng quê, mỗi bức mộc góc khác nhau, nhưng đều hút hồn người khác. Đứng trước tranh của anh, người xem được về với quê mình bởi chỉ một góc ao, một cây rơm hay gốc đa, một góc bếp với nồi bánh chưng nấu đêm giao thừa lập lòe lửa ấm, mà sao gần gũi lạ.
Có lần, một nữ khách đến phòng tranh của Lê Văn Minh ở phố Thanh Bình (quận Hà Đông, Hà Nội) ngắm tranh. Xong một hồi, chị thấy như đang đứng trước làng mình, nhà mình. Nên lòng nhủ lòng muốn thường xuyên trở về quê, về với tuổi thơ êm đềm xa vắng.
Lê Văn Minh và bức tranh làng quê khổ lớn |
Đâu chỉ có vị nữ khách nọ xem tranh quê mà muốn gần quê hơn. Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã “vẽ” quê bằng thơ, với những góc nhìn nhỏ bé đến thân thương: “Quê hương là vàng hoa bí/ Là hồng tím giậu mồng tơi/ Là đỏ đôi bờ dâm bụt/ Màu hoa sen trắng tinh khôi…”. Nghe và cảm, ai chẳng xúc động trong trạng thái đồng điệu nao lòng.
Còn Lê Văn Minh từng nói rằng, mỗi câu thơ của Đỗ Trung Quân đều có thể “chẻ” ra, vẽ thành một bức tranh độc lập. Từ hàng chục bức tranh ấy, quê hương hiện lên đầy đủ, rõ nét, nhưng thắm đẹp một miền tâm tưởng. Cũng chính vì thế, ngoài rất nhiều thời gian Minh đi thực tế để vẽ, thì anh ngồi rút ruột mình ra, tãi lên phông những gam màu mà anh đã cảm, đã thấu từ thủơ ấu thơ đến giờ.
Cũng bởi, anh sinh ra ở một làng quê ngoại thành Hà Nội, từ nhỏ đã tắm đẫm trong bầu sữa làng quê, lại được tiếp xúc sớm với một họa sĩ cả đời chỉ vẽ và dạy các học trò đi tìm những gì đẹp và bình dị nhất. “Và tôi đã nuôi khát vọng, được hòa quyện với làng quê để trung thành với trường phái tranh tả thực. Nhờ tranh, tôi nói được tình yêu với quê hương”, Lê Văn Minh tâm sự.
Có một điều rất lạ giữa tranh của Minh, chàng họa sĩ ngoài 30 tuổi và họa sĩ Tạ Kỳ Vinh, đã ngoài tuổi 70. Đó là sự dung dị. Sự trau chuốt cho từng gam màu, không chỉ thể hiện sự lao động cần mẫn, mà còn cho thấy cả hai họa sĩ yêu quê hương đến cháy bỏng và lo sợ một ngày, những cảnh sắc kia sẽ không còn.
Gần trọn cuộc đời, Tạ Kỳ Vinh chỉ vẽ tranh làng quê, những bức tranh khổ rộng đầy công phu cho thấy ông thật sự có ước vọng, chính là tô đậm những cảnh đẹp vốn có của làng quê bắc bộ.
Ông có cách riêng, đó là tạo điểm nhấn từ những gì đời thường nhất, gần gũi nhất. Những giàn bầu, khóm tre, bụi cỏ xào xạc trong gió, những mái nhà tranh, những con thuyền, cây đa, bến nước, đầm sen đêm trăng, gốc cổ thụ, con bò gặm cỏ... được lưu giữ trong khuôn tranh qua các góc nhìn hết sức tinh tế, cho người xem cảm nhận những giây phút bình yên trong cuộc sống hôm nay.
“Nếu chỉ đơn thuần là tả thực thôi thì tranh không có chiều sâu. Người sáng tạo phải gửi trọn cả tình yêu vào đó, thì bức tranh mới có hồn”, họa sĩ Tạ Kỳ Vinh tâm sự. Hẳn vì thế mà tranh ông mang vẻ phảng phất sự pha trộn giai điệu của những khúc đồng dao và âm nhạc cổ điển lãng mạn, trong đó ẩn chứa cái khao khát về hạnh phúc, được nhiều người đồng cảm.
Lưu giữ giá trị của muôn người
Ai chẳng từng ao ước đắm mình trong miền lúa thơm lúc bình minh đồng quê đượm hương sen. Ai không từng khát khao hòa vào một chiều hoàng hôn chim hót đến nao lòng mà quả ngọt đầu mùa dâng hương. Hội họa là môn nghệ thuật có thế mạnh lưu giữ đủ đầy những hình ảnh làng quê mà các nghệ thuật khác rất khó diễn đạt.
Hàng chục họa sĩ trung thành với một đề tài nông thôn hay làng quê, cả những bậc tiền bối hay thế hệ hiện tại, trong khi số khác tìm xu hướng mới để cách tân. Mỗi người một vẻ, một cách cảm và thể hiện, đã làm thành cả một rừng tranh đa sắc lưu truyền vẻ đẹp làng quê qua dòng chảy thời gian nhiều biến động.
Nhưng dù nói thế nào thì vẫn rất cần có sự hy sinh, như cách mà họa sĩ Trần Thành đã làm: từ chối những hợp đồng rất “hời” để trung thành với dòng cảm xúc mộc mạc của mình. Trần Thành sinh ra tại làng quê Hà Nam, được mệnh là người chuyên lưu giữ những nét đẹp còn lại của các vùng quê.
Hiện nay, các làng quê bị đô thị hóa, nhiều cảnh đẹp thuần chất, mộc mạc bị tàn phá. Bằng một lòng đam mê sâu sắc với hội họa và đôi bàn tay tài hoa, Trần Thành đã cố gắng vẽ lại những hình ảnh đang có nguy cơ biến mất kia để lưu giữ, sợ một ngày nào đó sẽ không còn.
“Có những người rủ tôi làm các hợp đồng, đi theo trường phái khác, dễ kiếm tiền hơn. Nhưng cái tạng của tôi là phải đi tìm những cảnh làng, cảnh quê. Tôi phải tuân theo lòng đam mê của mình chứ. Tôi và mọi người đều biết, làng quê đã đổi thay quá nhiều. Tôi vẽ là thể hiện một lát cắt tình cảm, khắc họa một quá khứ đẹp về nông thôn”, Trần Thành tâm sự.
Phải chăng vì thế, Trần Thành cũng là một trong những họa sĩ đi lại nhiều nhất? Anh vẫn tổ chức những chuyến đi dài về các làng quê để quan sát, sống và “ngấm”. Tạo những nguồn cảm hứng dồi dào. Thế nhưng, anh vẫn phản ánh vẻ đẹp vốn có của làng quê, chứ không tô hồng, làm nó trở nên quá thơ mộng.
Một họa sĩ thành công ở đề tài nông thôn với tranh khắc gỗ, và dồi dấn thân với một đề tài là vẽ trâu bằng chất liệu sơn dầu, đó là Nguyễn Văn Cường. Suốt 20 năm theo đuổi, anh được xếp top đầu về những người đi đến tận cùng đề tài trâu và đồng quê.
Song, để không lặp lại mình, họa sĩ Nguyễn Văn Cường luôn phải làm mới mình bằng đổi mới bố cục, chất liệu. Xem tranh của anh, người ta thấy những nét chuyển dịch của hình ảnh, độ nhòe huyền ảo trong tranh của anh như những khuôn hình phim quay chậm, dí dỏm và lạ mắt. Cả hai họa sĩ Nguyễn Văn Cường và Trần Thành, sau đó là họa sĩ Lê Tiến Vượng, với sự dấn thân cho đam mê và đề tài làng quê, đều có chung thông điệp: Hội họa luôn đứng về phía những giá trị của làng quê.
Nhiều họa sĩ nhìn cảnh đâu đâu cũng phá cổng cổ, hàng rào cây và bê tông hóa đường làng ngõ xóm. Các họa sĩ muốn mượn hội họa để nói lên nỗi lòng mong mỏi lưu giữ một phần hồn cốt của làng quê. Mong cả xã hội chung tay gìn giữ những gì làng quê còn sót lại.
Từ khóa » Tranh Tạ Kỳ Vinh
-
Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh - Tranh Sơn Dầu - Facebook
-
Tranh Sơn Dầu - Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh - Facebook
-
Đôi Nét Về Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh - Sàn Nghệ Thuật
-
Tạ Kỳ Vinh Với 'Tiếng Vọng đồng Quê' - VnExpress Giải Trí
-
Nơi Tư Vấn Và Cung Cấp Tranh Của Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh
-
TẠ KỲ VINH (B. 1938)
-
Tìm Hiểu Về Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh | Diễn đàn Designer Việt Nam
-
Tìm Về :: Suy Ngẫm & Tự Vấn :: Chú
-
Tranh Sáng Tác độc Bản Của Họa Sĩ Tạ Kỳ Vinh - Hà Nội - Rongbay
-
Triển Lãm Tranh “Thu Hà Nội” - Có Một Hà Nội Thơ Mộng Và đáng Yêu
-
Khai Mạc Triển Lãm Mỹ Thuật “Cha Và Con” - Báo Hải Phòng
-
Mỹ Thuật Hải Phòng
-
Tranh Đông Hồ Vinh Quy Bái Tổ - Quan Trạng Về Làng