Trọng âm Là Gì? Cách đánh Trọng âm Trong Tiếng Anh Và Bài Tập
Có thể bạn quan tâm
Bài viết sau đây cung cấp các quy tắc hữu ích và cách ghi nhớ trọng âm của từ vựng, giúp nâng cao kỹ năng phát âm và cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh.
Trọng âm là gì?
Trong tiếng Anh, những từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao. Âm tiết được nhấn trọng âm là âm tiết được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trong cùng một từ.
Việc biết cách đánh trọng âm đúng không chỉ giúp ta giao tiếp một cách tự nhiên mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả truyền đạt thông tin. Ví dụ, ‘record (n) là danh từ mang nghĩa là bản ghi âm, còn từ re’cord (v) là động từ mang nghĩa là hành động ghi âm.
Âm tiết là gì?
Âm tiết là một đơn vị của lời nói
Âm tiết chứa một âm thanh của nguyên âm đơn
Một từ có thể có một hoặc nhiều hơn một âm tiết
Ví dụ:
Các từ có một âm tiết: pen, live, nice,…
Các từ có hai âm tiết: nation,…
Các từ có ba âm tiết: beautiful, apartment,…
Các từ có bốn âm tiết: apologize, entertainment,…
Xem chi tiết: Quy tắc xác định số âm tiết của từ.
Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh
Quy tắc 1: Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất với những danh từ có 2 âm tiết.
Ví dụ:
doctor /ˈdɑːktər/
motor /ˈməʊtər/
forest /ˈfɒrɪst/
table /ˈteɪ.bəl/
Trường hợp ngoại lệ:
advice /ədˈvaɪs/
machine /məˈʃiːn/
mistake /mɪˈsteɪk/
balloon /bəˈluːn/
Lưu ý: Một số từ sẽ có cách đánh trọng âm khác nhau phụ thuộc vào từ loại.
Ví dụ: record (n) /ˈrekɔːd/ khác với record (v) /rɪˈkɔːd/ .
Quy tắc 2: Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ 2 với những động từ có 2 âm tiết.
Ví dụ:
receive /rɪˈsiːv/
affect /əˈfekt/
invite /ɪnˈvaɪt/
swimming /ˈswɪmɪŋ/
Trường hợp ngoại lệ:
answer /ˈɑːn.sər/
enter /ˈen.tər/
happen /ˈhæp.ən/
offer /ˈɒf.ər/
open /ˈəʊ.pən/
visit /ˈvɪz.ɪt/
Quy tắc 3: Trọng âm thường xuyên rơi vào âm tiết thứ nhất với những tính từ có 2 âm tiết.
Ví dụ:
healthy /ˈhelθi/
picky /ˈpɪki/
happy /ˈhæpi/
cheerful /ˈtʃɪəfəl/
mindful /ˈmaɪndfəl/
Trường hợp ngoại lệ:
alone /əˈləʊn/
amazed /əˈmeɪzd/
Quy tắc 4: Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất với những danh từ ghép.
Danh từ ghép là danh từ được tạo bởi nhiều từ có ý nghĩa riêng biệt.
Ví dụ:
software /ˈsɒftweə/
toothpaste /ˈtuːθpeɪst/
bedroom /ˈbedrʊm/
football /ˈfʊtbɔːl/
postman /ˈpəʊstmən/
Quy tắc 5: Trọng âm sẽ thường rơi vào từ thứ 2 với những động từ ghép.
Động từ ghép là động từ được tạo bởi nhiều từ có ý nghĩa riêng biệt. Lưu ý rằng từ thứ 2 chứ không phải âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
become /bɪˈkʌm/
understand /ˌʌn.dəˈstænd/ (âm “stand” là âm tiết thứ 3 nhưng là từ thứ 2 trong từ ghép trên nên trọng âm sẽ nhấn vào âm “stand”)
overflow /ˌəʊ.vəˈfləʊ/
Quy tắc 6: Các từ kết thúc bằng đuôi what, where, how,… thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
somewhere /ˈsʌm.weə/
anywhere /ˈen.i.weə/
somehow /ˈsʌm.haʊ/
somewhat /ˈsʌm.wɒt/
Quy tắc 7: Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết ở ngay trước các đuôi sau: -ety, -ity, -ion , -sion, -cial, -ically, -ious, -eous, -ian, -ior, -iar, -iasm, -ience, -iency, -ient, -ier, -ic, -ics, -ial, -ical, -ible, -uous, ium, -logy, -sophy, -graphy, -ular, -ulum.
Ví dụ:
society /səˈsaɪəti/
capacity /kəˈpæsəti/
cancellation /ˌkænsəˈleɪʃən/
tension /ˈtenʃən/
beneficial /ˌbenɪˈfɪʃəl/
ambitious /æmˈbɪʃəs/
spontaneous /spɒnˈteɪniəs/
musician /mjuːˈzɪʃən/
interior /ɪnˈtɪəriə/
enthusiasm /ɪnˈθjuːziæzəm/
science /ˈsaɪəns/
efficiency /ɪˈfɪʃənsi/
experience /ɪkˈspɪəriəns/
cashier /kæˈʃɪə/
bionic /baɪˈɒnɪk/
initial /ɪˈnɪʃəl/
musical /ˈmjuːzɪkəl/
invisible /ɪnˈvɪzəbəl/
millennium /mɪˈleniəm/
sociology /ˌsəʊsiˈɒlədʒi/
philosophy /fəˈlɒsəfi/
geography /dʒiˈɒɡrəfi/
Trường hợp ngoại lệ:
lunatic /ˈluː.nə.tɪk/
arabic /ˈær.ə.bɪk/
politics /ˈpɒl.ə.tɪks/
arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/
Quy tắc 8: Đối với các từ có đuôi kết thúc bằng -ate, -cy, -ty, -phy, -gy sẽ chia ra làm 2 trường hợp.
Trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ nhất nếu từ có 2 âm tiết và trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên.
Ví dụ:
negotiate /nɪˈɡəʊʃieɪt/
communicate /kəˈmjuːnɪkeɪt/
participate /pɑːˈtɪsəpeɪt/
passionate /ˈpæʃənət/
teammate /ˈtiːm-meɪt/
emergency /ɪˈmɜːdʒənsi/
fatality /fəˈtæləti/
certainty /ˈsɜːtnti/
atrophy /ˈætrəfi/
photography /fəˈtɒɡrəfi/
energy /ˈenədʒi/
astrology /əˈstrɒlədʒi/
literacy /ˈlɪtərəsi/
accuracy /ˈækjərəsi/
Quy tắc 9: Trọng âm sẽ nhấn ở các âm có đuôi kết thúc như sau: -ade, -ee, -ese, -eer, -ette, -oo, -oon , -ain, -esque, -isque, -aire , -mental, -ever, -self.
Ví dụ:
handmade /ˌhændˈmeɪd/
lemonade /ˌleməˈneɪd/
trainee /ˌtreɪˈniː/
Vietnamese /ˌvjetnəˈmiːz/
pioneer /ˌpaɪəˈnɪə/
volunteer /ˌvɒlənˈtɪə/
brunette /bruːˈnet/
briquette /brɪˈket/
baguette /bæˈɡet/
bamboo /bæmˈbuː/
typhoon /ˌtaɪˈfuːn/
remain /rɪˈmeɪn/
compain /kəmˈpleɪn/
instrumental /ˌɪnstrəˈmentl/
sentimental /ˌsentəˈmentl/
whatsoever /ˌwɒtsəʊˈevə/
myself /maɪˈself/
Trường hợp ngoại lệ:
coffee /ˈkɒf.i/
committee /kəˈmɪt.i/
igloo /ˈɪɡluː/
Quy tắc 10: Các từ chỉ số lượng có đuôi -teen thì nhấn trọng âm vào teen, đuôi -ty thì trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó.
Ví dụ:
eighteen /ˌeɪˈtiːn/
fourteen /ˌfɔːˈtiːn/
fifteen /ˌfɪfˈtiːn/
pointy /ˈpɔɪnti/
minty /ˈmɪnti/
Quy tắc 11: Đối với các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent thì trọng âm sẽ nhấn vào chính các âm tiết đó.
Ví dụ:
persist /pəˈsɪst/
occur /əˈkɜː/
convert /kənˈvɜːt/
introvert /ˈɪntrəvɜːt/
contest /ˈkɒntest/
attest /əˈtest/
entertain /ˌentəˈteɪn/
attract /əˈtrækt/
contract /ˈkɒntrækt/
interact /ˌɪntərˈækt/
invent /ɪnˈvent/
comment /ˈkɒment/
Quy tắc 12: Đối với các từ có 2 âm tiết bằng đầu bằng chữ A thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết ngay sau đó.
Ví dụ:
about /əˈbaʊt/
above /əˈbʌv/
again /əˈɡen/
alone /əˈləʊn/
alike /əˈlaɪk/
ago /əˈɡəʊ/
Quy tắc 13: Các tiền tố (prefix) và hậu tố (suffix) thường không mang trọng âm, nó không làm thay đổi trọng âm của từ gốc.
Ví dụ:
important /ɪmˈpɔː.tənt/ → unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/
perfect /ˈpɜː.felt/ → imperfect /ɪmˈpɜː.felt/
appear /əˈpɪər/ → disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/
crowded /ˈkraʊ.dɪd/ → overcrowded /ˌəʊ.vəˈkraʊ.dɪd/
beauty /ˈbjuː.ti/ → beautiful /ˈbjuː.tɪ.fəl/
teach /tiːtʃ/ → teacher /ˈtiː.tʃər/
Quy tắc 14: Trọng âm sẽ không rơi vào những âm được phát âm nhẹ như /ə/ hoặc /i/.
Ví dụ:
computer /kəmˈpjuːtə/
effort /ˈefət/
comfort /ˈkʌmfət/
Quy tắc 15: Từ có 3 âm tiết
1. Danh từ:
Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ hai có chứa âm được phát âm yếu là /ə/ hoặc /i/ và danh từ đó có 3 âm tiết.
Ví dụ:
resident /ˈrezɪdənt/
pharmacy /ˈfɑːməsi/
holiday /ˈhɒlədi/
2. Động từ:
Đối với trường hợp âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và từ kết thúc bằng 1 phụ âm thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
encounter /iŋ’kauntə/
determined /dɪˈtɜː.mɪnd/
Đối với trường hợp âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.
Ví dụ:
exercise /ˈek.sə.saɪz/
compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/
3. Tính từ:
Đối với trường hợp tính từ có âm tiết cuối là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ hai là nguyên âm dài thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
enormous /ɪˈnɔːməs/
annoying /əˈnɔɪɪŋ/
familiar /fəˈmɪl.i.ər/
considerate /kənˈsɪd.ər.ət/
Tại sao phải học cách đánh trọng âm?
Phát âm và giao tiếp tiếng Anh sẽ trở nên tự nhiên
Khi nói, người bản xứ thường nhấn trọng âm rất tự nhiên. Việc phát âm lên, xuống trong tiếng Anh giúp tạo thiện cảm hơn cho người nghe và giúp bạn được đánh giá cao hơn về khả năng sử dụng ngoại ngữ của bản thân, nhất là trong các kì thi lấy chứng chỉ như IELTS.
Vì thế, nói có trọng âm giúp bạn nói tiếng Anh chuẩn và không khác gì người bản xứ.
Tìm hiểu thêm: Khác biệt về trọng âm giữa Anh-Anh và Anh-Mỹ
Giúp phân biệt được các từ “đánh lừa”
Tương tự như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có những từ trông giống nhau về mặt hình thức nhưng lại có nhiều hơn một ý nghĩa. Ngoài việc xác định nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh thì sự khác nhau ở trọng âm cũng là một cách phân biệt được nghĩa của từ.
Ví dụ, “Present”:
Present (noun) /ˈprez.ənt/ : món quàVí dụ: “She gave me a beautiful present for my birthday.” (Cô ấy tặng tôi một món quà xinh đẹp nhân dịp sinh nhật.)
Present (verb) /prɪˈzent/ : thuyết trìnhVí dụ: “He will present his research at the conference.” (Anh ấy sẽ thuyết trình về nghiên cứu của mình tại hội nghị.)
Vì thế, việc nắm chắc trọng âm của những từ “đánh lừa” như thế sẽ tránh được các sự hiểu lầm trong giao tiếp. Ngoài ra, điều này cũng rất quan trọng khi người đọc tham gia phần thi Listening để lấy chứng chỉ ngoại ngữ.
Bài tập
Trong kỳ thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh, dạng bài liên quan đến trọng âm sẽ yêu cầu thí sinh tìm từ có cách đánh trọng âm khác với những từ còn lại.
Question 1: | A. consist | B. carry | C. remove | D. protect |
---|---|---|---|---|
Question 2: | A. solution | B. principal | C. passenger | D. continent |
Question 3: | A. terrific | B. beautiful | C. general | D. chemical |
Question 4: | A. provide | B. listen | C. repeat | D. collect |
Question 5: | A. study | B. delete | C. reward | D. survive |
Question 6: | A. summary | B. holiday | C. selection | D. festival |
Question 7: | A. energy | B. exercise | C. addition | D. article |
Question 8: | A. connect | B. travel | C. deny | D. return |
Đáp án: 1-B / 2-A / 3-A / 4-B / 5-A / 6-C / 7-C / 8-B.
Luyện tập thêm: 100 câu bài tập trọng âm (có đáp án)
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết trên, người đọc đã hiểu rõ về khái niệm trọng âm và cách xác định trọng âm trong tiếng Anh. Việc áp dụng đúng các quy tắc trọng âm sẽ giúp người học phát âm tự nhiên, trôi chảy và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra tiếng Anh liên quan đến trọng âm. Nhờ đó, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của người học cũng được cải thiện đáng kể.
Bài viết cùng chủ đề:
Cách đánh trọng âm từ có 2 âm tiết
Cách đánh trọng âm từ có 3 âm tiết
Các quy tắc nhấn trọng âm trong câu tiếng Anh (Sentence Stress)
Từ khóa » Trọng âm Thanh Là Gì
-
Âm Thanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Khái Niệm Cơ Bản để đánh Giá Chất Lượng âm Thanh
-
Một Số Khái Niệm Về âm Thanh Chuyên Nghiệp Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Âm Thanh Hay Là Gì? Những Yếu Tố Cấu Thành Nên Dàn âm Thanh Hay
-
Echo Là Gì? Reverb Là Gì? Cách Phân Biệt Echo Và Reverb Trong âm ...
-
Treble Là Gì? Vai Trò Và Cách Chỉnh âm Treble Trong Hệ Thống âm Thanh
-
Khái Niệm Echo Trong âm Thanh Là Gì? Cách Chỉnh Echo Hay Nhất?
-
Gain Trong âm Thanh Là Gì? Chia Sẻ Cách Chỉnh Gain Thông Minh
-
Tổng Hợp Quy Tắc đánh Trọng âm “bất Bại” Trong Tiếng Anh
-
Các Khái Niệm Cơ Bản để đánh Giá Chất Lượng âm Thanh - Tinhte
-
Nhạy Cảm Với âm Thanh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Echo Là Gì? Công Dụng Của Echo Trong Hệ Thống âm Thanh
-
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA LOA TRONG HỆ ...
-
Những Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Âm Thanh - Thiên Vũ Audio