Trong Bài Thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ", Thanh Hải Nguyện Làm Một Con ...

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi hai từ loại: “mùa xuân” là danh từ và “nho nhỏ” là tính từ. Việc kết hợp các từ loại ấy có tác dụng miêu tả rõ đặc điểm của danh từ (mùa xuân).

2. Nốt nhạc trầm theo nghĩa hiện thực là nốt nhạc có cao độ thấp. Trong bài thơ nó là một hình ảnh ẩn dụ được nhà thơ sử dụng để nói lên cái khát vọng muốn được khiêm tốn cống hiến cho cuộc đời. Đó là một khát vọng cao thượng và chân thành.

4.Câu hỏi yêu cầu thí sinh phải viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). Thí sinh phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên: viết một đoạn văn nghị luận; khoảng 12 câu; theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp; nội dung làm rõ tâm niệm của nhà thơ Thanh Hải trong bốn câu thơ; câu văn phải có loại câu bị động và phép thế (chú ý phải gạch dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế). Mỗi thí sinh sẽ có nội dung cụ thể khác nhau, tuy nhiên đoạn văn phải đáp ứng những yêu cầu căn bản nói trên.

Đây chỉ là một đoạn văn mang tính chất gợi ý tham khảo:

(Sau khi đã chép bốn câu thơ trên)

Câu một: Khổ thơ thể hiện tâm nguyện của nhà thơ muốn được cống hiến cho cuộc đời.

Câu hai: Khát vọng đó được thể hiện qua hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.

Câu ba: Đó là một hình ảnh khái quát xuyên suốt bài thơ có ý nghĩa biểu hiện cái đẹp của thiên nhiên, đất nước và cuộc sống.

Câu bốn: Trong khổ thơ này, mùa xuân được xây dựng thành hình ảnh ẩn dụ nói lên khát vọng cống hiến của nhà thơ cho cuộc đời.

Câu năm: Ý thức rằng cá nhân chỉ là một phần tử nhỏ bé, nhà thơ mong ước mình là một mùa xuân nho nhỏ.

Câu sáu: Hơn nữa, lại lặng lẽ dâng cho đời.

Câu bảy: Khiêm tốn biết bao là ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải.

Câu tám: Bởi lẽ, con người ta rất dễ trở nên tự đắc, tự kiêu trước những đóng góp của mình.

Câu chín: Thông thường, người ta quan niệm còn trẻ còn làm việc, già thì nghỉ ngơi an hưởng.

Câu mười: Thậm chí có khi còn đòi hỏi người khác phải phục vụ, phải tưởng nhớ cho những cống hiến của mình.

Câu mười một : Nhưng nhà thơ Thanh Hải lại quan niệm hoàn toàn khác: Nhà thơ khao khát cống hiến không chỉ là lúc tuổi hai mươi mà cả khi tóc bạc.

Câu mười hai: Cả khổ thơ là tâm nguyện chân thành cao đẹp của nhà thơ, là một lời nhắc nhở sâu sắc với mọi người về lẽ sống đáng để ghi nhớ và h

Từ khóa » Nốt Nhạc Trầm Trong Bài Thơ Có Nét Riêng Gì