Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Quốc Hội Có Vị Trí Như Thế Nào ...

Xin chào ban biên tập, Cho tôi hỏi rằng Quốc hội được hiểu như thế nào trong bộ máy hành chính quốc gia? Và chức năng của Quốc hội được lập ra để làm gì trong bộ máy hành chính? Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu trong bộ máy hành chính Nhà nước? Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội ra làm sao? Mong ban biên tập giải đáp giúp tôi ! Cảm ơn. Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Quốc hội có vị trí như nào trong bộ máy hành chính?
  • Chức năng của Quốc hội ra sao?
  • Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu?
  • Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội như thế nào?

Quốc hội có vị trí như nào trong bộ máy hành chính?

Căn cứ khoản 1, Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như sau:

“1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Như vậy, bạn hiểu rằng Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và đồng thời là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghĩa là Quốc hội sẽ là cơ quan quyền lực tối cao nhất quyết định mọi vấn đề về lập hiến và lập pháp, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân bởi vì, Quốc hội lập ra để thay mặt nhân dân giám sát và quản lý về các hoạt động của Nhà nước không để xảy ra sai phạm, bức xúc cho nhân dân cho nên bạn thấy rằng đây là cơ quan vô cùng quan trọng trong bộ máy hành chính Quốc gia.

Vị trí của Quốc hội trong bộ máy hành chính

Vị trí của Quốc hội trong bộ máy hành chính

Chức năng của Quốc hội ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.”

Như vậy, bạn biết thêm một chi tiết nữa là Quốc hội ngoài là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy hành chính nhà nước ra thì còn có thêm quyền lập hiến và lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nghĩa là, Quốc hội là cơ quan ban hành ra Hiến pháp của nước Việt Nam đồng thời cũng là cơ quan ban hành ra các văn bản pháp luật hiện hành. Ngoài ra Quốc hội còn có quyền quyết định các vấn đề quan trọng cũng như giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“1. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá sau.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.”

Nên, bạn thấy rằng quy định rất rõ ràng về nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là 05 năm, bắt đầu kể từ ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất khóa đó, cho đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất khóa sau. Sau 60 ngày trước khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, thì Quốc hội khóa mới phải được bầu xong. Trong một số trường hợp đặt biệt nhiệm kỳ này sẽ được kéo dài thêm hoặc rút ngắn lại tuy nhiên không được quá 12 tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.

Nguyên tắc và hiệu quả hoạt động của Quốc hội như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:

“1. Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
2. Hiệu quả hoạt động của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác.”

Như vậy, bạn hiểu rằng Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số và hiệu quả làm việc của Quốc hội được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và hiệu quả của sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác

>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hiện hành về Tổ chức Quốc hội Tải

Từ khóa » Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Thực Hiện Quyền Gì