Trong Các Yếu Tố Sinh Học, Tâm Lý, Xã Hội Trong Nhân Thân Người ...
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, một số loại tội phạm, vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội ở một số lĩnh vực còn hạn chế. Do đó, tìm ra nguyên nhân chủ quan, trong đó bao gồm các đặc điểm về tâm lý, lối sống của con người sẽ giúp công tác phòng ngừa tội phạm. Tội phạm học nghiên cứu tổng thể về các vấn đề về nguyên nhân, nhân thân... của người phạm tội. Điểm xuất phát ban đầu của tội phạm là vấn đề nhân thân. Vậy, trong các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội trong nhân thân người phạm tội, yếu tố nào mang tính quyết định?
I. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về những vấn đề về tình hình tội phạm, nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, nghiên cứu những biện pháp để phòng ngừa tội phạm nhằm từng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống.
Trên khía cạnh tội phạm học, “nhân thân người phạm tội” là tổng hợp các đặc tính, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội, tính cá biệt, không lặp lại của con người trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định và dưới sự tác động của chính những điều kiện, hoàn cảnh đó động cơ phạm tội nảy sinh.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân thân người phạm tội
Nhân thân là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong quá trình phát triển của bản thân, con người luôn chịu sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, điều đó cũng có nghĩa là con người sẽ có hai xu hướng phát triển là phát triển theo hướng hoàn thiện và thực hiện những hành vi không gây hại cho xã hội, ngược lại con người có những xu hướng tiêu cực sẽ thực hiện hành vi tiêu cực gây hại cho xã hội và trở thành tội phạm.
Thông qua việc phân tích về một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân thân người phạm tội, em sẽ làm sáng tỏ ra yếu tố đặc điểm về tâm lý là yếu tố quyết định đối với nhân thân người phạm tội, việc phân tích các yếu tố sinh học, xã hội nhằm làm rõ hơn về yếu tố quyết đinh thuộc về tâm lý người phạm tội.
1. Yếu tố sinh học
Nhóm đặc điểm sinh học phụ thuộc vào các yếu tố thuộc về sinh học, bản tính có sẵn của con người khi được sinh ra, có nghĩa là yếu tố này mang tính di truyền hoặc bẩm sinh, các yếu tố như: sức khỏe, tâm lý, sinh lý, khí chất... của mỗi người sẽ không giống nhau do khác nhau về đặc điểm sinh học
Thông thường các yếu tố sinh học của tội phạm có thể kể đến là giới tính, độ tuổi, lượng hooc môn trong cơ thể... Những yếu tố này phần nào có ảnh hưởng phần nào đó việc một người trở thành tội phạm, tuy nhiên đó không phải là yếu tố quyết định.
Con người sẽ như thế nào trong tương lai, trung thực hay dôi trá, tốt hay độc ác, chăm hay lười, lạc quan hay bi quan đều không phải được xác định ngay khi mới được sinh ra. Tất cả những thuộc tính đó được hình thành dần dưới những tác động của môi trường bên ngoài trước tiên là gia đình sau là nhà trường và những môi trường xã hội. Nhân thân người phạm tội là tấm gương phản chiếu tất cà những yếu tố tiêu cực ở từng môi trường xã hội và quá trình người đó nhận thức trong tâm lý về những vấn đề mà người đó đã tỉếp thu, lĩnh hội và trở thành thuộc tính cơ bản trong nhân cách, các đặc điểm xã hội.
yếu tố sinh học là yếu tố tự nhiên, vốn có của con người khi sinh ra, là tổng hợp các đặc tính di truyền, gen... được thừa hưởng. Có nghĩa là con người không được lựa chọn về những điều này khi sinh ra. Tuy nhiên, con người có thể lựa chọn cách sống và cách xử xự đối với các hiện tượng và mọi người trong xã hội
2. Yếu tố xã hội
Xã hội bao gồm tất cả các hoạt động của con người, xã hội là cái nôi để con người tồn tại và phát triển. Mỗi cá nhân tích cực thì xã hội tốt đẹp, ngược lại nếu cá nhân có yếu tố tiêu cực thì ảnh hưởng xấu đến xã hội. Con người hoạt động, sinh hoạt, học tập, lao động, vui chơi... trong xã hội và qua đó con người chịu sự tác động lẫn nhau.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhân thân con người là phạm trù xã hội - lịch sử. Nó là sản phẩm của thời đại nhất định được quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể của hiện thực xã hội. Mác viết: "Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng sẵn có của từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người thực tế là tổng hòa của tất cả các mối quan hệ xã hội")
Bản chất của con người bao gồm những nội dung về xã hội và sinh học. Con người từ khi sinh ra là thực thể sinh vật tổn tại đòi hỏi con người có quá trình hoạt động để phục vụ cho cuộc sống bản thân như ăn, uống, nghỉ ngơi... Đồng thời trong bất kỳ xã hội nào, con người không bao giờ sống tách rời, riêng biệt mà bao giờ cũng có quan hệ với nhau trong quá trình sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt khác. Như vậy đời sống sinh hoạt, kinh nghiệm sống của cá nhân được quy định bởi nội dung của các quan hệ xã hội cụ thể hình thành trong gia đình, môi trường bạn bè, xã hội
3. Yếu tố tâm lý
Theo quan điểm duy vật biện chứngbản chất hiện tượng tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt động của mỗi người. Tâm lý người mang bản chất xã hội và tính lịch sử
Những hiện tượng bên ngoài xã hội tác động vào não bộ con người và sinh ra tâm lý. Sau khi tiếp nhận những thông tin từ xã hội và thông qua xử lí của não bộ thì con người có những tác động lại với các phản ứng của mình. Có nghĩa là khi con người quyết định làm hoặc không làm một việc gì đó thì não bộ sẽ điều khiển mọi hành vi của con người. Não bộ là trung tâm điều khiển mọi hoạt động tâm lý của con người, biểu hiện ra bằng các hoạt động cụ thể chính vì lẽ đó con người có trở thành tội phạm hay không phần lớn sẽ là do tâm lý điều chỉnh tâm lý chính là yếu tố quyết định nhất trong nhân thân người phạm tội.
Trong các quá trình con người tương tác với xã hội, cá nhân nhận biết, đánh giá hành vi của mình và người khác như thế nào, cá nhân chịu sự chi phối và chi phối các cá nhân khác ra sao, các mối quan hệ như quan hệ liên nhân cách, sự hấp dẫn lẫn nhau và sự xung đột diễn ra như thế nào trong các nhóm... Các hiện tượng tâm lý đó diễn ra không phải một cách ngẫu nhiên mà theo các quy luật nhất định. Tâm lý học xã hội chịu trách nhiệm phát hiện các quy luật chi phối hành vi và hoạt động của con người khi con người tham gia vào nhóm xã hội cũng như các đặc trưng tâm lý của chính các nhóm xã hội đó.
III. Yếu tố tâm lý trong nhân thân người phạm tội mang tính chất quyết định
1. Mối quan hệ của yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý
Xung quanh vấn để về mối quan hệ giữa đặc điểm xã hội và sinh học trong nhân thân người phạm tội có nhiều quan điểm khác nhau. Các nhà tội phạm học tư sản cho rằng đặc điểm sinh học, quan hệ tâm lí quyết định mọi tính chất, nội dung của con người. Họ đã sử dụng hàng loạt kiến thức sinh vật học, nhân chủng học, di truyền hoc, tâm thần hoc và cả phân tích hệ thần kinh để quy các nguyên nhân phạm toi ve các đặc điểm sinh học trong nhân thân người phạm tội. chẳng hạn Lomrodo (người Ý) đã lập bằng kí kiệu "phạm tội bẩm sinh", dựa vào bảng này có thể xác định những đứa trẻ mới sinh nào lớn lên sẽ phạm tội. Hiện nay, quan điểm nói trên thể hiện trong trường phái tội phạm học lâm sàng.
Như vậy, theo quan điểm của một số nhà tội phạm học tư sản đã tuyệt đối hóa các đặc diểm sinh học trong nhân thân con người, phủ nhận vai trò của các điều kiện, hoàn cảnh xã hội trong quá trình hình thành nhân cách con người. Quan điểm đó nhằm mục đích che dấu sự bất bình đẳng của con người trong xã hội tư bản, phủ nhận bản chất, giai cấp của tội phạm; khẳng định bản chất con người không thể thay đổi, giáo dục, cải tạo được; như vậy cũng đồng nghĩa với việc giai cấp và nhà nước sẽ bất lực trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm
Thực tế thì nguyên nhân và điều kiện sinh ra tội phạm đều được biểu hiện trong từng con người phạm tội cụ thể. Trong mỗi con người quá trình xã hội hoá do tính tích cực và khả năng cảm nhận môi trường mà người đó trở thành thuộc tính cá nhân sản sinh ra tâm lý, tình cảm và nhận thức của cá nhân về các vấn đề liên quan. Còn tính sinh vật chỉ là điều kiện vật chất để phát triển bản chất xã hội của nhân thân người đó. Không thể giải thích nguyên nhân và điểu kiện của tội phạm thuần túy dựa vào tính sinh học hoặc tính di truyền của con người. Có những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là tội phạm
Ví dụ những hành vi do những người mắc bệnh tâm thần gây ra (do bẩm sinh hay phát sinh về sau này). Những bệnh nhân dó không được luật hình quy định là chủ thể của tội phạm (điều 13 BLHS 2015).
Chính vì vây, nguyên nhân có tính sinh học của con người làm nảy sinh hành vi nguy hiểm cho xã hội không nằm trong phạm vi nghiên cứu của tội phạm học. Các đặc diểm sinh học, các quan hệ tâm sinh lí có ảnh hướng tới quá trình hình thành tính cách, tâm lý con người. Chúng ta tuy không công nhận tính sinh học trong nhân thân người phạm tội nhưng chúng ta không được bỏ qua mà phải nghiên cứu nó để xác định quá trình hình thành con người phạm tội, điều kiện thức đẩy người đó thực hiện tội phạm. Các yếu tố sinh học tuy con người không có sự lựa chọn khi có những đặc điểm đó trong cơ thể, tuy nhiên trong quá trình sinh sống, tiếp xúc với môi trường xã hội thì họ hoàn toàn có thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình để kìm hãn những yếu tố xấu của sinh học. Như vậy, tâm lí có vai trò quan trọng trong việc nhận thức và thực hiện hành vi của con người.
2. Các yếu tố xã hội sẽ là điều kiện để tâm lý nhận thức và điều chỉnh thành hành vi
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng tâm lí chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Muốn có tâm lí con người cần có hai yếu tố tác động đồng thời đó là hiện thực khách quan và hoạt động bình thường của não bộ con người. Thiếu một trong hai nhân tố không thể có đtược tâm lí.Tâm lí con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải não tiết ra như gan mật tiết ra mật mà tâm lí con người là sự phản ánh hiện thực khách quan
Não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lí. Não được hình thành và phát triển là kết quả của một quá trình vận động, biến hóa lâu dài của vật chất. Tâm lí chính là kết quả sự tiến hóa, phát triển lâu dài của bản thân thế giới vật chất. Tâm lí con người khác về chất so với tâm lí động vật vì con người có ý thức, có ngôn ngữ và có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa....Tâm lí là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất. Không có não hoạt động thì không có tâm lý. Nhưng có não không thôi thì chưa đủ mà phải có hiện thực khách quan tác động vào não.Hiện thực khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí.
Con người không chỉ có quan hệ với những người đương thời mà còn có quan hệ với các thế hệ trước biểu hiện là thế hệ sau đã kế thừa một lực lượng sản xuất và di sản văn hóa mà các thế hệ trước tích lũy dược. Hay nói cách khác lịch sử phát triển của từng cá nhân không thể tách rời lịch sử của những người đương thời và lịch sử của bậc tiền bối. Vì thế trong quá trình sống của mình con người có đươc những kinh nghiệm sống ngày càng tiến bộ hơn, điều đó được lưu giữ trong tâm lý của con người, được não lưu giữ và điều chỉnh hành vi của mình.
Khi con người tham gia vào các quan hệ xã hội, con người sẽ có những kinh nghiệm được tích lũy, thông qua quá trình xử lý thông tin của não bộ, con người có những hành vi tương ứng để đáp trả lại với các hiện tượng của xã hội. Con người sống trong môi trường xấu (thường xuyên chứng kiến cảnh phạm tội, là nạn nhân, giao du cùng những người xấu...) sẽ có thể có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp thứ nhất, khi nhìn thấy những người xung quanh cũng có những hành vi tương tụ, người thực hiện hành vi phạm tội sẽ không nghĩ đó là phạm tội nhưng so với chuẩn mực hành vi của cả xã hội thì đó là tội phạm. Chính sự thiếu hiểu biết và môi trường xung quanh tác động đã làm thay đổi, tác động đến tâm lý của người phạm tội.
VD: một người không có việc làm, thường xuyên giao du kết bạn với những người hay nhậu nhẹt, dân giang hồ hay có những hành vi hung hăng, gây gổ...sẽ dễ trở thành tội phạm
Trường hợp thứ hai: không có nghĩa là mọi người sống trong hoàn cảnh xấu sẽ hoàn toàn trở thành tội phạm, bởi vì tâm lý điều chỉnh hành vi thế nên sẽ cótrường hợp khác xảy ra, khi nhìn thấy được mọi người xung quanh phạm tội, con người tự nhận thức được hành vi của mình là sai lệch, lòng trắc ẩn của con người sẽ trỗi lên và lương tâm thức tỉnh kéo họ trở về con đường làm người tốt.
VD: Vì sống trong môi trường bị bạo lực gia đình, nên người con trai biết được nỗi khổ và quyết tâm trở thành người tốt để không giống bố.
Có thể thấy, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong nhân thân người phạm tội, điều chỉnh các hành vi có liên quan và nhận thức được hành vi đó là phù hợp hay không phù hợp với xã hội, các đặc điểm sinh học hay môi trường sống chúng ta có thể bị tác động ít nhiều vào tâm lý, nhưng chính tâm lý mới là yếu tố quyết định một người sẽ thực hiện hay không thực hiện một hành vi.
LS Hoàng Hồng Mơ
Từ khóa » đặc điểm ý Thức Pháp Luật Của Người Phạm Tội Có Nguồn Gốc Bẩm Sinh
-
Đặc điểm Của Nhân Thân Người Phạm Tội Là Gì ? Cách Phân Loại ...
-
Ý Thức Pháp Luật Là Gì ? Đặc điểm, Cấu Trúc Của ý Thức Pháp Luật
-
Đặc điểm Và Một Số Nguyên Nhân Dẫn đến Vi Phạm Pháp Luật Của ...
-
Một Số Vấn đề Về Cơ Chế Tâm Lý - Xã Hội Của Hành Vi Phạm Tội Cụ Thể ...
-
Vai Trò Của Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền đến Sự Hình Thành Và Phát Triển ...
-
Nhân Cách Là Gì? Các Yếu Tố Hình Thành, Phát Triển ... - Luật Dương Gia
-
[PDF] BÀI 6: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ Ý THỨC PHÁP LUẬT - Topica
-
Giáo Trình Về Quyền Con Người - NHANQUYEN.VN & DANQUYEN.VN
-
Hỏi đáp Về Quyền Con Người - NHANQUYEN.VN & DANQUYEN.VN
-
Nhận Diện Cơ Bản Về Thông Tin Cá Nhân Và Hành Vi Xâm Phạm Thông ...
-
Phòng Ngừa Tội Phạm Từ Khía Cạnh Nhân Thân Người Phạm Tội
-
Quyền Con Người Từ Góc độ Pháp Lý
-
Phân Biệt Chủng Tộc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kế Hoạch 107/KH-UBND 2022 Kế Hoạch Thực Hiện Kết Luận 13-KL ...